Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Địa chỉ công khai cho đòn tấn công hạt nhân trong Học thuyết răn đe, sử dụng VKHN mới của Nga!



 Ngày 2 tháng 6 năm 2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về chính sách nhà nước của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe, sử dụng vũ khí hạt nhân (Phê chuẩn học thuyết răn đe, sử dụng vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga).
Nội dung của tài liệu (học thuyết) này khá ngắn, chỉ gồm 6 trang (không kể trang tiêu đề có con dấu và chữ ký của Putin) với 25 điểm trong 4 phần. Một sự ngắn đến rùng rợn, lạnh lùng và đặc biệt đáng sợ…bởi các vấn đề tài liệu nêu ra là cực kỳ nghiêm trọng, rất dễ xảy ra nguy cơ…thế giới bị hủy diệt.
Cơ sở đặt ra các định đề nổi bật là về việc răn đe đối thủ tiềm tàng xâm lược Liên bang Nga và các đồng minh; về bản chất chính trị của phòng thủ, coi vũ khí hạt nhân chỉ là một biện pháp răn đe, sử dụng nó là một biện pháp cực kỳ cần thiết để giảm mối đe dọa hạt nhân...
Đây là lần đầu tiên, tài liệu (học thuyết) răn đe, sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga được công khai, thay vì các tài liệu trước đó được đóng dấu MẬT. Điều này Nga muốn công khai “khái niệm răn đe hạt nhân” không chỉ cho Washington làm quen mà thủ đô của các quốc gia khác, nơi Mỹ muốn sử dụng làm “lá chắn sống” nhận thức…
Nên biết rằng, tài liệu tương tự mà Tổng thống Nga lúc đó là Medvedev ký ngày 2/2/2010 là dấu MẬT, người ta chỉ biết sơ qua trong mục 22 của Học thuyết quân sự Nga ký cùng lúc được công khai. Và không chỉ thế, ngay trong Học thuyết quân sự được Putin ký trong năm 2014, phần hạt nhân cũng không được công khai.
Do đó, qua sự công khai này, Nga muốn cho thế giới loại bỏ những suy đoán, những cáo buộc về sự hung hăng, xâm lược của Nga mà giới truyền thông Mỹ - phương Tây tuyên truyền trong thời gian qua. Đồng thời, cảnh báo, thông báo cho chính phủ, người dân của các quốc gia coi Nga là kẻ thù, nhận thức đúng về hậu quả…
Tại sao Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới?
Tài liệu về răn đe sử dụng VKHN của Nga phê chuẩn năm 2010 chỉ được biết trong phần hạt nhân của Học thuyết quân sự được ký cùng lúc. Theo đó được biết Nga chỉ sử dụng VKHN trong 2 trường hợp:
(1) nếu bị tấn công bằng VKHN hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
(2) trong trường hợp tấn công Nga bằng vũ khí thông thường, nhưng đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Nga.
Đến thời Putin trong Học thuyết quân sự được phê chuẩn năm 2014, Putin chỉ nhấn mạnh trong năm 2018 rằng, Nga sẽ đáp trả nay tức khắc nếu chắc chắn ai đó đang tấn công Nga và “Nga sẽ hy sinh anh hùng còn kẻ thù sẽ về địa ngục mà không kịp ăn năn”…
Tuy nhiên, tình hình thế giới và nước Nga không còn trong bối cảnh của thời kỳ 2010 đến 2014 nữa. Nga đã trỗi dậy mãnh liệt như “con Gấu đã qua thời kỳ ngủ Đông” và tất nhiên, những thách thức đến an ninh, chủ quyền Nga cũng lớn hơn…
Mỹ đã gỡ bỏ hầu như hoàn toàn các hệ thống an ninh quốc tế từ Hiệp ước INF đến Hiệp ước “bầu trời mở” (DON), miễn cưỡng gia hạn hiệp ước START-3, mở rộng NATO về phía Đông, tích tụ các lực lượng sát biên giới Nga.
“Sự gia tăng đáng kể số lượng các cuộc tập trận của Mỹ-NATO nằm gần biên giới Nga gồm trên không, trên biển, nhằm mục tiêu là các đối tượng nằm trên lãnh thổ Nga đang đe dọa đến an ninh của Nga” như Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga đã báo cáo…
Mỹ triển khai và đánh tráo khái niệm chiến tranh hạt nhân khi sử dụng VKHN năng lượng thấp, triển khai vũ khí trong không gian, tiếp tục thử nghiệm VKHN…
Nói chung đây là những “mánh lới” của Mỹ nhằm để “chiếm ưu thế quân sự” đẩy Nga và những tình huống quân sự khó khăn mà không cần sử dụng VKNH vẫn dành chiến thắng với một siêu cường hạt nhân như Nga, khiến Nga không thể thụ động ngồi chờ bị dồn vào góc.
Đó là những lý do cho Học thuyết hạt nhân mới của Nga ra đời.
Nội dung tinh hoa của học thuyết hạt nhân 2020 của Nga là gì?
Xác định đối tượng răn đe hạt nhân, tài liệu liệt kê 6 mối nguy hiểm chính đe dọa an ninh Nga như sau:
1, Sự tích tụ quân đội của kẻ thù (NATO) trên các vùng lãnh thổ gần Nga, bao gồm các phương tiện để cung cấp vũ khí hạt nhân.
2, Các quốc gia coi Nga là kẻ thù, là đối thủ tiềm tàng, triển khai tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh.
3, Tạo và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa chống đạn đạo và hệ thống tấn công trong không gian.
4, Có sẵn vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác có thể được sử dụng để chống lại Nga và các đồng minh.
5, Các quốc gia không kiểm soát được sự phổ biến của vũ khí hạt nhân, phương tiện mang và thiết bị cho sản xuất của họ.
6, Triển khai vũ khí hạt nhân (nhằm vào Nga) trên lãnh thổ của các quốc gia phi hạt nhân.
Sau khi xác định rõ, công khai các mục tiêu cho đòn răn đe, sử dụng VKHN, Nga xác định có 4 điều kiện (hay 4 tình huống) để Nga sử dụng VKHN:
1, Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.
2, Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.
3, Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc nhà nước quan trọng mà ảnh hưởng đến sự gián đoạn phản ứng của lực lượng hạt nhân Liên bang Nga
4, Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.
Những điểm gây “toát mồ hôi lạnh cho những cái đầu nóng”…
Đầu tiên, điểm mới trong tình huống để Nga sử dụng VKHN là điểm 1 và 3 (điểm 2 và 4 thì giống như cũ).
Điểm 1, khi Nga xác định chính xác có tên lửa đạn đạo bay vào lãnh thổ Nga và đồng minh thì Nga lập tức phóng tên lửa hạt nhân về hướng đó (tức nơi phát sinh ra chúng) mà không cần biết tên lửa đó có gắn đầu đạn hạt nhân hay thông thường (bởi thực tế là hệ thống phòng không của Nga cũng không thể nhận biết điều này).
Như vậy, chẳng hạn, Mỹ đã đưa ra lý thuyết về một cuộc tấn công toàn cầu nhanh chóng, cho phép sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) như vũ khí thông thường, nhưng với Nga, bây giờ, đây là điều Nga coi như là một tình huống để Nga sử dụng VKHN đáp trả.
Hoặc như, sau khi Mỹ chế tạo và triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân năng lượng thấp xuống tàu ngầm, tàu mặt nước để sử dụng chúng chiếm ưu thế quân sự thì Mỹ yêu cầu coi đó không phải là sử dụng VKHN. Tất nhiên, Nga không chấp nhận và đó cũng là tình huống để Nga sử dụng VKHN trả đũa…
Điểm 3, điểm này rất nguy hiểm bởi nó mập mờ vì cơ sở quân sự như thế nào, ra sao…được xác định là nếu bị đánh phá, bị phá hỏng…thì làm gián đoạn đến phản ứng hạt nhân của Nga?. Rõ ràng điều này cho phép mở rộng khái niệm, tình huống, cho giới cầm quyền Nga thực thi sử dụng VKHN.
Rõ ràng tại điểm 1 và 3, Nga đã mở rộng tình huống sử dụng VKHN để dẹp bỏ tất cả những “mánh lới” của Mỹ trong thời gian qua hòng chiếm ưu thế quân sự như đã nói trên với Nga, dồn Nga vào thế bí.
Tiếp theo là 6 mục tiêu xác định khi tình huống sử dụng VKHN xảy ra.
Thứ nhất, Nga chỉ mặt, đặt tên công khai, định vị sẵn tọa độ cho VKHN khi có tình huống sử dụng nó xảy ra…rất rõ ràng mà ai cũng hiểu để qua đó “suy nghĩ 2 lần” trước khi hành động…
Ở đây chúng ta chỉ nếu 2 trường hợp ở 5 và 6. Đối với 5, quốc gia đó không ai khác là Israel – một quốc dường như chính thức không có VKHN nhưng trong thực tế đã sở hữu từ lâu và các phương tiện mang hiệu quả. Những tên lửa của Israel có thể tấn công trực tiếp vào cơ sở quân sự của Nga tại Trung Đông…
Đối với mục tiêu 6. Việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các quốc gia phi hạt nhân là gì? Điều này, người dân Ba Lan, chính phủ Ba Lan đừng dại dột biến mình thành mục tiêu hạt nhân của Nga làm bia đở đạn cho Mỹ.
Rõ ràng, mục tiêu 6 là lời cảnh tỉnh cho chính phủ, người dân Bulgari, Ba Lan và các chính phủ khác đừng dại dột biến mình thành mục tiêu hạt nhân của Nga.
Như vậy, có thể nói, phê chuẩn “học thuyết răn đe, sử dụng hạt nhân” của Nga, Tổng thống Nga Putin muốn nói rằng, Nga không xâm lược ai, nhưng ai đó đừng mơ tưởng giành chiến thắng quân sự với Nga. Đừng dại thử khả năng phòng thủ chống xâm lược của Nga.