Cấu trúc kinh tế, chính trị của EU “đồng
thuận với Washington” đã xưa cũ, Nga không cần thiết phải quan hệ…
Mấy ngày qua, trong
khi Việt Nam vui vẻ đón Tết cổ truyền dân tộc…thì tại chính trường Nga-EU đang
có một chấn động mạnh bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov…
Q: Chúng ta có
thể biết Lavrov tuyên bố gì không?
A: Nga sẵn
sàng cắt đứt quan hệ với Liên minh châu Âu nếu Brussels áp đặt các biện pháp trừng
phạt đối với các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong
một cuộc phỏng vấn với nhà báo Vladimir
Solovyov.
“Chúng tôi bắt
đầu từ thực tế rằng chúng tôi đã sẵn sàng (cắt đứt quan hệ với EU) nếu chúng
tôi thấy một lần nữa, như chúng tôi đã nhiều lần cảm thấy rằng các lệnh trừng
phạt đang được áp dụng trong một số lĩnh vực tạo ra rủi ro cho nền kinh tế của
chúng tôi, bao gồm những khu vực nhạy cảm nhất”.
Đồng thời,
Lavrov nhấn mạnh, rằng, “Nga không muốn tự cô lập mình với phần còn lại của thế
giới, nhưng cần phải sẵn sàng cho điều này”. Ông giải thích: “Nếu bạn muốn
hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”.
Tuyên bố của
Lavrov nghiêm trọng đến mức phát ngôn của Điện Kremlin ông Dmitry Peskov phải
đính chính, hạ bớt mức độ: “… Chính xác là chúng tôi không muốn điều này -
chúng tôi muốn phát triển quan hệ với EU nhưng nếu EU đi theo con đường này thì
có - chúng tôi sẽ sẵn sàng. Bởi vì bạn phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất…”.
Q: Đúng là
tuyên bố rất nghiêm trọng, tuy nhiên, Lavrov không phải là nguyên thủ, không phải
là ông chủ Điện Kremlin thì có gì đáng ngại, chẳng qua cũng giống như tuyên bố
bốc đồng của một học giả, chuyên gia nào đó thường thấy ở châu Âu hay Ukraine
mà thôi, đúng không?
A: Không đúng!
Nên nhớ rằng vào tháng 10/2020 tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai, trong
bài phát biểu của mình, Lavrov đã cảnh báo với Brusessls rằng, “Brussels không
hiểu sự cần thiết của một cuộc đối thoại tôn trọng lẫn nhau với Moscow. Do đó,
người Nga, rất có thể, sẽ buộc phải ngừng giao tiếp như vậy”. Vì vậy, lần này
Lavrov không cảnh báo mà là tuyên bố hành động.
Thứ hai, đúng
là Lavrov không phải là Putin nhưng hãy nghe bài phát biểu của Putin tại Davos...Nếu
như tại Munich năm 2007, Putin đọc bài phát biểu được coi là quan trọng nhất của
Thế kỷ 21 về địa chính trị, theo đó có 3 nhận định của Putin đã thành sự thật…
1, Putin cho rằng
thế giới hiện đại, một mô hình đơn cực không chỉ không thể chấp nhận được mà
còn nói chung là không thể, vì không có và không thể là cơ sở luân lý và đạo đức
của nền văn minh hiện đại trong cơ sở của nó.
2, Nước Nga có
một nền văn minh ngàn năm và là một quốc gia có chủ quyền, không ai có quyền
can thiệp vào công việc nội bộ Nga…
3, Cuộc chạy
đua vũ trang khó kiểm soát…
Bài phát biểu
của Putin ở Davos với ngôn từ nhẹ nhàng hơn nhưng, những tinh hoa chính trị
phương Tây nghe lạnh buốt sống lưng, đến mức một lần nữa Peskov phải phủ nhận
là “ bài nói của Putin không có sự đe dọa”.
Putin ngầm cho
rằng, mô hình, cấu trúc kinh tế chính trị của châu Âu đã quá xưa cũ không còn
phù hợp với tình hình mới, cần phải thay đổi. Và đã đến lúc Điện Kremlin suy
nghĩ nghiêm túc về câu hỏi cơ bản: Nga có thực sự cần EU đó không? Nếu việc
củng cố cấu trúc EU phát triển thành sự chống Nga hung hãn, thì tại sao Nga lại
phải duy trì quan hệ với cấu trúc như vậy?
Áp lực quyền lực,
các tối hậu thư, các biện pháp trừng phạt và trừng phạt thông qua các hạn chế
ngoại giao đối với những người muốn phát triển quan hệ bình thường là những
phương pháp và công cụ từ quá khứ thuộc địa. Thật không may, EU ngày càng sử dụng
các công cụ này, vốn là một phát minh của Mỹ.
Q: À, vậy thì
rõ ràng, Lavrov tuyên bố cũng giống như Điện Kremlin tuyên bố. Vậy tuyên bố đó
có ý nghĩa gì mà khiến UE náo loạn?
A: Thực tế là
Nga đã hết kiên nhẫn với EU. Việc Nga tống giam Navalny là thông điệp cho EU rằng,
các quý ông đã bước qua làn ranh đỏ. Nhưng, EU vẫn ngạo mạn, nghênh ngang như
trước đây, không cảm nhận được, nên người đứng đầu đối ngoại EU, ngài Josep Borrell vẫn sang Nga để đưa ra
yêu cầu…
Tuy nhiên, “Thảm khốc. Sự sỉ nhục. Sự vỡ mộng”... Những
từ như vậy được các nhà bình luận phương Tây sử dụng để nói về kết quả chuyến
thăm của người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu, Josep Borrell, tới Nga.
Borrell không phải là đối thủ của Lavrov, đứng
cạnh Lavrov, ông ta chỉ “nhận đòn”, khi Lavrov “quảng cáo vắc xin Spunhik V; đuổi
cổ 3 nhà ngoại giao EU; coi EU là một đối tác không tin cậy…”. Dư luận phương
Tây coi Borrell trước Lavrov như “một học trò ngốc ngếch” bị sỹ nhục, nhưng người
Nga cho rằng không phải Borrel mà là EU.
Trở về đại bản doanh Brussels, Borrell tuyên
bố sẽ họp EU để ra tuyên bố trừng phạt Nga vào ngày 22/2 tới. Nhưng trước đó,
ngày 12/2 Lavrov đã tuyên bố “sẵn sàng cho tình huống cắt đứt quan hệ với EU…”
đã khiến cho EU náo loạn trước một lựa chọn ngặt nghèo…
Q: Như vậy EU sẽ họp và quyết định các biện
pháp trừng phạt Nga trong vụ Navalny, đàn áp biểu tình…trong tháng tới. Trở lại
với tuyên bố của Lavrov, biện pháp trừng phạt khiến nền kinh tế Nga gặp rủi ro
và những vấn đề “nhạy cảm” trong đó là gì?
A: Trước hết là đe dọa hoặc ngừng các dự án
kinh tế lớn mà Nga đã đang triển khai tại EU, cấm cho vay các ngân hàng Nga tại
châu Âu… “nhạy cảm” như bắt giữ các tài khoản bà bất động sản của giới thượng
lưu Nga, cấm nhập cảnh vào EU đối với nguyên thủ quốc gia…
Q: Liệu ngày 22/2 tới, EU có dám tuyên bố các
biện pháp trừng phạt như vậy với Nga hay không?
A: Theo tôi, trước hết có 2 điều mà Nga dám cắt
đứt quan hệ với EU nếu EU ban bố các biện pháp trừng phạt như Lavrov đã nêu.
Thứ nhất, cả Nga và EU đều cần nhau về quan hệ
kinh tế, EU với Nga khác Mỹ với Nga. Do đó khi 2 bên đã cắt đứt thì cả hai đề rắc
rối như nhau. Tuy nhiên, cấu trúc nền kinh tế và chính trị Nga bền vững, mới và
ổn định, dễ vượt qua hơn EU nhiều.
Thứ hai, giả sử Nord Stream-2 bị đình chỉ thì
EU cần nó hơn là Nga.
Thứ ba, EU đang “hôn mặt sau của Nga” để có
được Vắc-xin Sputnik V trước đại dịch đang hoành hoành.
Vì vậy Nga sẽ sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi
nhưng EU thì sẽ không. Do vậy, biện pháp trừng phạt của EU sắp tới sẽ có nhưng
không thuộc trong gói mà Lavrov đã vạch ra…