Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

THỦY LÔI-"CỌC BẠCH ĐẰNG" VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI.


Người ta đang say sưa chăm chú, tập trung quan tâm đến tên lửa, ngư lôi, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm hiện đại…với những phương án tác chiến trên trời, dưới biển…là chuyện của họ, là nghệ thuật quân sự của họ, mặc họ. Nhưng với Việt Nam, trải qua kinh nghiệm của những cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc thì chưa và không bao giờ quên một loại vũ khí thầm lặng, cực kỳ lợi hại, đã tạo ra rất nhiều cảm xúc cho quân đội ta.

Mìn-vũ khí hộ mệnh cho phòng thủ
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (không cho kẻ thù chiếm lãnh thổ) thì nói đến “cọc Bạch Đằng”, nói đến phòng tuyến Như Nguyệt… dân Việt không ai là không hiểu. Đó chính là những “hàng rào, vật cản” tạo ra thế trận hết sức lợi hại cho hệ thống phòng thủ mà ông cha ta đã biết lợi dụng phát huy.
Nhưng trong chiến tranh giải phóng (giành lại lãnh thổ bị kẻ thù chiếm đóng), đặc biệt là 2 cuộc chiến tranh đối đầu với Pháp và Mỹ thì chính cái “hàng rào vật cản” này lại gây ra vô vàn, vô vàn khó khăn, tổn thất cho quân đội ta.
Một cứ điểm của địch, vây quanh nó là những hàng rào kẽm gai và vô số những quả mìn với nhiều kiểu loại. Thực tế, đây là một hệ thống phòng thủ vòng ngoài nhưng mang tính sống còn của cứ điểm. Không có nó hay bị đối phương khắc phục vô hiệu hóa thì cứ điểm thất thủ.
Nếu như ai đã từng là lính thời chống Pháp, Mỹ và bọn diệt chủng Khmer đỏ, nếu ai từng là lính trinh sát đặc công thì mới nhận thức trọn vẹn về sự lợi hại của MÌN trên bộ (Mìn bộ binh). Vậy còn MÌN dưới nước (Mìn hải quân hay gọi là thủy lôi) thì sao?

Biển Đông, nơi có 29 con đường hàng hải quan trọng của Trung Quốc và eo biển Malacca. Nếu bị khống chế, phong tỏa, lập tức nền kinh tế Trung Quốc sẽ “lên cơn co giật”

Rõ ràng là trong chiến tranh chống Mỹ, Hải quân Việt Nam ta chưa có “tàu to, súng dài” mà rất thô sơ lạc hậu nên chưa nếm trải, cảm xúc cảnh chẳng may khi một tàu khu trục…bị chìm nghỉm vì thủy lôi, nhưng khi Mỹ phong tỏa vùng biển bằng thủy lôi thì hầu như các tàu vận tải lớn, nhỏ của nước ngoài không dám mon men vào cảng Việt Nam thì... lúc đó, chỉ có những nhà lãnh đạo tầm chiến lược (thời đó) và những người lính Hải quân cảm tử đi rà phá thủy lôi mới hiểu hết thủy lôi nó lợi hại như thế nào, sự uy hiếp của nó ra sao.
Mìn hải quân, về tính chất là loại vũ khí phòng ngự, không có tính cơ động hay cơ động hạn chế (thủy lôi thông minh). Mìn hải quân khác với tên lửa, ngư lôi là nó uy hiếp đối phương từ khi triển khai tác chiến cho đến khi nổ với một thời gian dài, ngắn, tùy, nhưng liên tục, trong khi tên lửa, ngư lôi uy hiếp không liên tục…
Về chiến thuật nó có thể trở thành vũ khí tấn công hay phòng thủ tùy theo ý đồ tác chiến.
Như vậy, có thể nói mìn hải quân đối với các nước như Việt Nam, Philipines, Singapo, Malaisia…là các quốc gia trấn giữ những con đường hàng hải quan trọng, những eo biển độc đạo như Malacca chẳng hạn thì nó trở nên quan trọng, rất lợi hại, có sức răn đe và sự uy hiếp rất lớn.
Nếu như trong chiến tranh hiện đại, phía tấn công phủ đầu muốn tranh thủ thời gian từng phút, từng giờ để kết thúc chiến dịch thì mìn hải quân của đối phương là thư vũ khí không cho phép điều đó. Một con tàu khu trục hiện đại không thể án ngữ được con đường hàng hải, nhưng vài chục quả min hải quân là có thể làm cho bất cứ loại tàu nào phải run sợ mà khắc phục vô hiệu hóa được nó thời gian không phải tính bằng ngày. Và thậm chí ngay chính mình cũng không phải là vô hiệu hóa được khi cần thiết, như Hải quân Mỹ là một ví dụ. Sau chiến tranh, Hải quân Mỹ kéo một hạm đội rà quét mìn hùng hậu sang Việt Nam để rà quét hàng trăm quả thủy lôi đã phong tỏa trong chiến tranh còn sót lại, Chiến dịch mang tên “Nhát quét cuối cùng” nhưng kết quả là không làm nổ được một quả nào đành phải “tâm phục khẩu phục” để Hải quân Việt Nam xử lý. (Ngay cả Trung Quốc lúc đó vẫn không tin Việt Nam đã xử lý thành công mà cho rằng Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ thiết bị tối tân, còn Liên Xô thì ngược lại cho rằng Việt Nam có thiết bị tối tân của Trung Quốc nên mới xử lý được)
Tác chiến dưới mặt biển của mìn hải quân.
Khi chưa có tàu ngầm thì mìn hải quân (thủy lôi) được coi như là một lực lượng và phương tiện tấn công và phòng thủ trong lòng biển hiệu quả nhất.
Khi lực lượng tàu ngầm xuất hiện thì vai trò của thủy lôi không những không bị giảm đi mà còn nguy hiểm hơn và nó vẫn không thể thiếu trong tác chiến hiện đại dưới mặt biển. Có thể nói đây sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất của Hải quân Việt Nam nói riêng và của bất kỳ một quốc gia nào có bờ biển dài, có hải đải tiền tiêu khi thực lực Hải quân chưa đủ mạnh.
Mìn hải quân (HQ) hiện nay nó đã khác xa mìn bộ binh về khái niệm.
Mìn BB chỉ nổ khi tiếp xúc hay tác động trực tiếp nhưng mìn HQ thì không những thế, kích nổ phi tiếp xúc bởi trường vật lý (sóng âm, sóng điện từ).
Mìn BB không cơ động nhưng mìn HQ thì ngoài ra vẫn cơ động, lao vào mục tiêu như quả ngư lôi (thủy lôi phản lực RM-2) hay tự cơ động đến vị trí đã định (thủy lôi cơ động đáy MDS).
Vì vậy, mìn HQ có những nhiệm vụ to lớn, quan trọng trong phòng thủ, đó là: Tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, tàu đổ bộ của đối phương; tiêu diệt tàu vận tải hoặc phong tỏa các con đường hàng hải quan trọng, huyết mạch kinh tế của đối phương; phong tỏa bến cảng của đối phương.
Trong đó nhiệm vụ phong tỏa thì tên lửa, ngư lôi hay bom thông minh dù hiện đại đến đâu cũng không thể.
Nhưng để phát huy hiệu quả lực lượng mìn HQ thì triển khai, bố trí như thế nào, lúc nào, ở đâu, mang tính quyết định.
Bố trí một bãi mìn HQ để phòng thủ đảo không khó nhưng bố trí mìn HQ trên một vùng biển dài, rộng, nơi tàu ngầm, tàu chiến mặt nước địch có thể xuất hiện đi qua thì cần trí tuệ cao, kinh nghiệm chiến trận dày dạn. Đặc biệt, nếu khi chưa có tàu ngầm thì việc sử dụng mìn HQ để phong tỏa các con đường hàng hải của đối phương, cầu tàu bến cảng đối phương sẽ gặp vô vàn khó khăn hoặc sẽ không còn yếu tố bí mật như khi phải dùng máy bay để rải thủy lôi thì hiệu quả sẽ thấp và không an toàn.
Chính vì vậy, mìn HQ đi liền với tàu ngầm, mìn HQ sẽ cực kỳ nguy hiểm khi tàu ngầm mang đi bố trí, triển khai (đương nhiên tàu ngầm không phải chỉ có nhiệm vụ đi rải mìn HQ mà có nhiều nhiệm vụ quan trọng gấp bội).
Đến đây chúng ta phần nào hiểu hơn, rằng, lực lượng tàu ngầm Việt Nam nó quan trọng chừng nào trong hệ thống phòng thủ biển. Tuy nhiên, trong thời điểm khi lữ đoàn tàu ngầm (chỉ 6 chiếc) của Việt Nam hoạt động tác chiến thì sức răn đe, uy hiếp với kẻ xâm lược có hơn mìn HQ của Việt Nam gây ra không thì…chưa thể xác định (hình như, với 6 chiếc KILO chưa là gì so với 71 chiếc của Trung Quốc, Trung Quốc dễ đối phó hơn, do đó, Mìn HQ vẫn là có sức răn đe, uy hiếp lớn hơn chăng?).
Vấn đề quan trọng là Việt Nam âm thầm, “không kèn, không trống” phát triển thứ vũ khí này như thế nào, đến đâu.
Quân dân Việt thời Trần Quốc Tuấn đã đặt những chiếc “cọc Bạch Đằng” đúng vị trí (đoạn sông Bạch Đằng), đúng hướng (mũi nhọn của cọc chếch một góc 45 độ), đúng thời điểm (khi thủy triều rút mạnh thì lộ bãi cọc) đã làm chìm nghỉm hơn 300 thuyền chiến quân Nguyên thì ngày nay, Mìn HQ, thứ vũ khí đó nếu đặt đúng vị trí, đúng hướng, đúng thời điểm thì cũng như “cọc Bạch Đằng” thời Việt Nam hiện đại, tạo ra một uy lực lớn, uy hiếp liên tục, là “cái chết bất ngờ” mà được cảnh báo trước cho quân xâm lược.
(Ai có góc nhìn khác không? Xin mời!)
ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

BIỂN ĐÔNG SAU 45 PHÁT SÚNG CỦA PHILIPINES!



Ai sai, ai đúng, ai phải xin lỗi, xin lỗi trong phạm vi chừng mực nào, chúng ta chưa bàn đến, ở đây chúng ta chỉ ghi nhận một nguyên nhân-kết quả sau: Tàu cá Đài Loan vào đánh bắt trong khu vực chủ quyền của Philipines và một ngư dân Đài Loan bị bắn chết.

Sử dụng ngư dân làm công cụ bành trướng là độc ác, vô nhân đạo.
Từ trước đến nay, dù vì mục đích chính trị hay bành trường thì căn cứ tình hình, hễ khi có lợi, có thời cơ, có khả năng là Trung Quốc sẵn sàng gây chiến. Chiến tranh với Liên Xô (Liên bang Nga), với Ấn Độ và 3 lần tấn công Việt Nam đã chứng minh điều đó.
Trên Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, một vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự, một con đường huyết mạch, sống còn của nền kinh tế xuất nhập khẩu của Trung Quốc thì chiếm đoạt Biển Đông, biến thành “ao nhà” là mục tiêu chiến lược trọng yếu, cấp bách, đương nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ e ngại dùng vũ lực, đặc biệt, với sự trỗi dậy của mình, có một lực lượng quân sự đáng kể thì việc gây chiến, dùng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc không ai có thể nghi ngờ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa động thủ trên Biển Đông không phải vì Trung Quốc có thiện chí, yêu chuộng hòa bình mà nói rõ ra là Trung Quốc chưa đủ khả năng để làm việc đó.
Nên biết rằng, Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Điều gì xảy ra khi Biển Đông thành biển lửa (chiến tranh)?
Đánh chiếm được đảo nào đó khó khăn bao nhiêu thì việc giữ được nó còn khó khăn gấp bội, nhưng với Trung Quốc, khi gây nên “Biển Đông thành biển lửa” thì việc giữ đảo chiếm được không quan trọng bằng phải bảo vệ an toàn 29 tuyến đường hàng hải mà nếu bị cắt đứt thì nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ngay tức khắc.
Trung Quốc liệu có làm chủ tình hình Biển Đông trước khi “cơn co giật” của nền kinh tế xảy ra? Câu trả lời cực kỳ quan trọng, sống còn này, rất đáng tiếc, không thuộc về Trung Quốc.
Rốt cuộc hạm đội Nam Hải lấy đâu ra lực lượng để bảo vệ và dù cả PLAN cũng chưa chắc đảm bảo an toàn trong khi chưa nói đến bị các đối thủ kình địch khác như Nhật Bản, Đài Loan đang chờ thời cơ để lợi dụng?
Đây là tình huống dễ dàng nhất dành cho Trung Quốc nhưng đã khó vượt qua, vậy, nếu như khi “Biển Đông thành biển lửa”, các nước lớn như Mỹ, Nga. Ấn, Nhật Bản có lợi ích quốc gia trên Biển Đông can thiệp bằng nhiều cách, các nước nhỏ trong khu vực đoàn kết lại…thì Trung Quốc có thành công không? Không, và đó là lý do khiến Trung Quốc không dám động thủ trên Biển Đông lúc này.
Nhưng, trong chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” đầy tham vọng, Trung Quốc tiến hành thực hiện nhiều sách lược.
“Gác tranh chấp cùng khai thác” là sách lược đầu tiên bị thất bại bởi hành động của Trung Quốc như ngang ngược biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp…đã “lòi đuôi bành trướng” khiến chẳng ai “cùng khai thác” với Trung Quốc.
Sách lược tiếp theo đó là: Dùng lực lượng quân sự đằng sau phô trương sức mạnh, đe dọa, tạo điều kiện cho tàu Ngư chính có lượng giãn nước lớn xua đuổi tàu cá đối phương, hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá tràn vào chủ quyền của quốc gia khác đánh bắt (ăn cướp) hải sản nhằm hợp thức hóa chủ quyền (phi pháp).
Sách lược mới này đã thu được hiệu quả bước đầu trong vụ Scarborough khiến Bắc Kinh hết sức phấn khích và coi lực lượng tàu Ngư chính, tàu cá chính là lực lượng “hải quân thứ hai”, là công cụ bành trướng lợi hại nhất trong chiến thuật “không đánh mà thắng”.
Có thể nói, hải quân tập trận phô trương sức mạnh đằng sau, tàu Ngư chính hỗ trợ, bảo vệ cho tàu cá đánh bắt phía trước, ba lực lượng này là nguyên nhân chính đã khuấy động, gây căng thẳng trên Biển Đông.
Đã là bành trướng, xâm lấn thì bất chấp, ngang ngược, hung hăng, coi thường tất cả. Vì thế, tất yếu, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ đó hành động cũng ngang ngược, hung hăng, càn quấy là điều không tránh khỏi.
Cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, bắn cháy tàu cá, ban đêm đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy, cậy đông, tổ chức hàng chục, hàng trăm tàu cá lấy thịt đè người tràn vào EEZ của nước khác…đã khiến cho lực lượng tàu cá, Ngư chính Trung Quốc bị căm ghét nhất trên Biển Đông.
Vụ việc Philipines bắn hơn 45 phát súng vào tàu cá Đài Loan vì tưởng nhầm là Tàu cá Trung Quốc, làm một ngư gân 65 tuổi thiệt mạng khiến tình hình Biển Đông càng nóng lên.
Philipines phải chấp nhận một cái giá phải trả nào đó, tuy nhiên dư luận không ai là không cảm nhận được, hiểu được, đó chính là biểu hiện sự uất ức tột độ của Philipines không thể kiềm chế nổi khi sự hung hăng, ngang ngược càn quấy của tàu cá Trung Quốc đã chèn ép chiếm quyền kiểm soát Scarborough của Philipines vừa qua, khi sự ngang ngược, trắng trợn bởi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương phi lý của Trung Quốc.
45 phát súng của Philipines có thể khiến Đài Loan và Philipines tạo ra một vùng đánh cá chung nhưng với Trung Quốc thì không.
Đó là lời cảnh báo cho chiến thuật đưa tàu cá lên tuyến đầu của Trung Quốc đã đến lúc phải suy nghĩ lại. Một quốc gia khi “tàu to, súng dài” còn không làm họ sợ, vẫn dám đánh để bảo vệ chủ quyền thì không lẽ lại lùi bước trước những con tàu cá, Ngư chính nghênh ngang?
Ngư dân Đài Loan đã 65 tuổi vẫn còn đi biển và có lẽ ngư dân Trung Quốc cũng vậy thôi, rất vất vả khó nhọc để mưu sinh. Lợi dụng họ, coi thường tính mạng của họ, biến họ thành công cụ để thực hiện mưu đồ sai trái là vô trách nhiệm, vô nhân đạo, độc ác với chính dân tộc mình.
Lối thoát nào cho căng thẳng Biển Đông?
Căng thẳng trên Biển Đông, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Căng thẳng sẽ hết, Biển Đông sẽ “lặng sóng”, khi các quốc gia trong khu vực chọn cách giải quyết tranh chấp bằng hòa bình trên cơ sở Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà tất cả đều, đã là thành viên.
Điều mơ ước này xảy ra khi chỉ khi Trung Quốc từ bỏ tham vọng đó hoặc bị buộc phải từ bỏ tham vọng đó. Đây chính là lối thoát duy nhất cho tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Trung Quốc sẽ tự nguyện từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông? Không bao giờ! Trung Quốc đang còn say sưa với “giấc mơ đẹp”, “chưa bao giờ gần với hiện thực như vậy”…mà ai đó hy vọng điều này là hoang tưởng nặng.
Mỹ sẽ trực tiếp ra tay bảo vệ hòa bình trên Biển Đông với tư cách là một cường quốc bá chủ thế giới ư? Hãy nghe và hiểu phát biểu của giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina: “Mỹ sẽ không gửi hạm đội 7 đến để giải quyết các vấn đề về thuỷ sản hay san hô ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức chúng ta bằng cách đó, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia, mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Xem thế để thấy các quốc gia có “rắc rối” với Trung Quốc, trước chiến lược “xoay trục” sang châu Á-TBD của Mỹ mà vui mừng, hy vọng dựa hoàn toàn vào Mỹ để ngăn cản Trung Quốc về mặt quân sự thì đúng là ấu trĩ, mù quáng.
Về tư cách pháp lý, Mỹ càng không thể, bởi lẽ, nguyên tắc để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là phải căn cứ vào UNCLOS, trong khi Mỹ không phải là thành viên (thực chất Mỹ không chịu ký UNCLOS) thì Mỹ không có lợi thế nào, hoàn toàn là con số 0.
Trung Quốc không dám coi thường Mỹ, nhưng trên Biển Đông, Trung Quốc quá hiểu Mỹ, quá hiểu kiểu thực dụng của Mỹ, Mỹ chưa phải là vấn đề lớn cản trở trực tiếp ý đồ của Trung Quốc. Mỹ là đối tượng mà Trung Quốc còn có thể thương lượng và dễ thương lượng nhất.
Như vậy, khi Trung Quốc không bao giờ tự nguyện từ bỏ tham vọng đó thì muốn Biển Đông “lặng sóng” chỉ còn cách duy nhất là BUỘC Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành “ao nhà”.
Chúng ta phải tỉnh táo để nhận biết rằng, trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng hiện nay, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” mà Trung Quốc chưa dám vượt qua hay không? Nếu chúng ta nhận biết được những “vạch đỏ” đó, biết khai thác triệt để, tăng cường củng cố, xây dựng làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” đó…thì tin chắc rằng Biển Đông chưa và sẽ không bao giờ biến thành biển lửa.
Và, đây là những “vạch đỏ” mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy và chưa dám vượt qua:
Thứ nhất, Biển Đông bị quốc tế hóa.
Trên biển Đông, Nga âm thầm có sẵn từ lâu, Mỹ thì đã, đang rầm rộ kéo sang và Nhật Bản thì đang tích cực triển khai lực lượng, ngay Ấn Độ thì thẳng thừng bác bỏ quan điểm của Trung Quốc coi chuyện tranh chấp trên khu vực châu Á-TBD là chuyện nội bộ…thì chứng tỏ Biển Đông…không phải là hẹp mà đủ rộng cho các nước lớn quan tâm và Trung Quốc cũng chỉ là một phần trong đó. Muốn “lộng quyền” ư? Không thể và không dễ “áp đặt lối chơi”.
Thứ hai, khả năng hình thành một liên minh chống Trung Quốc nếu Trung Quốc gây chiến.
Liên minh đáng ngại nhất là của các nước bị Trung Quốc bắt nạt, chèn ép với sự ủng hộ, hậu thuẫn của Mỹ, Nga, Ấn và Nhật Bản. Liên minh này tạo ra một địa quân sự vô cùng nguy hiểm cho Trung Quốc và chắc chắn gây nên thảm bại cho Trung Quốc nếu động thủ. Nếu dù không thảm bại thì cũng bị sa lầy trong khi các đối thủ kia nhởn nhơ…cũng khiến Trung Quốc không dại.
Cuối cùng, “vạch đỏ” nguy hiểm nhất là khả năng đương đầu của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam trước tình huống chủ quyền lãnh hải của mình nguy cơ bị xâm hại.
Bản lĩnh, tự tin, chủ động, chuẩn bị đủ để giáng trả của bất kỳ một quốc gia nào trước kẻ thù cũng đều là yếu tố để kẻ gây chiến phải suy nghĩ nhiều lần.
Ba “vạch đỏ” này liên kết với nhau sẽ tạo ra một chướng ngại “bùng nhùng” không thể vượt qua. Đó cũng chính là sự răn đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông và cũng là nguyên nhân chính buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng chiếm Biển Đông thành ‘ao nhà” của mình.
Đối với chúng ta, không còn cách nào khác là phải làm sâu sắc thêm những “vạch đỏ” này. Thực chất đây cũng là những vấn đề cụ thể trong chiến lược, sách lược lớn của Đảng, nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhưng, tổ chức thực hiện những vấn đề này vào lúc nào, như thế nào và ở đâu…để đạt hiệu quả cao nhất là nghệ thuật, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Ít nhất cho đến lúc này, dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo một dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bản lĩnh và trí tuệ với sự dầy dạn kinh nghiệm của Đảng, quân đội Việt Nam thì không ai nghi ngờ.
Thế giới đã từng chứng kiến mới đây, sự đụng độ giữa Đài Loan và Nhật Bản và được giải quyết ổn thỏa bằng một hiệp định đánh cá chung. Có thể 45 phát súng của Philipines sẽ như một mũi kim đâm vào khối u nưng mủ để tạo ra một kết quả không vui cho Trung Quốc nhưng lành cho mối quan hệ Phi-Đài là sẽ có một hiệp định đánh cá chung với Đài Loan.
Đằng sau những phát súng của Philipines, Trung Quốc phải suy nghĩ, lo lắng. Phải chăng Trung Quốc đã quá đà, dồn Philipines đến chân tường, quên mất câu “con giun xéo lắm cũng quằn”? Phải chăng tình thế hiện tại đã được Nhật Bản, Mỹ hà hơi tiếp sức khiến Philipines sắn sàng một mất một còn với Trung Quốc? Phải chăng có một “Bắc Triều Tiên” theo kiểu cách của Trung Quốc đang xuất hiện ở ĐNA?
Philipines khác Việt Nam, không có “núi liền núi, sông liền sông” với Trung Quốc nên họ bất chấp cuộc chiến trên biển có mở rộng đến đâu dù có yếu kém về lực lượng Hải quân khiến Trung Quốc rất dễ sa lầy.
Chưa biết chừng, một “giấc mơ Trung hoa” trong một giấc ngủ say nồng cũng có khi tan vỡ chỉ bắt đầu bằng “một con kiến đen”.
ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

GÓC NHÌN CỦA LÍNH VỀ UAV

Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu?

Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV?
UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa.
Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công.
Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa.
Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được.
Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields …
Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông như nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng thường thấy thôi.
Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp nền kinh tế.
5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công (và những mẫu UAV được bí mật khác do những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tưởng, vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam.
Tương lai nào cho “UAV made in Vietnam”?.
UAV nó khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần.
Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao họ không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt. UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác, một lối đánh khác Việt Nam là thế.
Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h…
Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể.
Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bàm vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom.
UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào.
Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như, có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để năng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trong hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?...
Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”.
Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến , sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”?.
Chỉ có như vậy, chỉ có lối đi này, chúng ta mới tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù.
Thời gian không chờ đợi chúng ta.
Trong khi tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng dần đến nấc thang cuối cùng của xung đột quân sự bởi sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc, nếu chúng ta không chịu thắt lưng buộc bụng, chúng ta tiếc tiền cho nghiên cứu chế tạo vũ khí thì con cháu chúng ta phải đổ nhiều máu để bảo vệ Tổ quốc. Thời nay, vũ khí cũng là trụ cột của hòa bình.
Điều cuối cùng là, lịch sử, hiện tại của khu vực và thế giới đã cho chúng ta một lời răn: Nếu chúng ta không chịu nuôi quân đội của mình cho đến nơi, đến chốn thì sẽ phải chịu nuôi quân đội nước ngoài.
ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

LỢI DỤNG THỜI CƠ ĐỂ XÂM LẤN, BÀNH TRƯỚNG – NƯỚC CỜ ĐỘC VÀ HÈN HẠ CỦA TRUNG QUỐC



Đương nhiên về mặt quân sự thì đó là nghệ thuật, tuy nhiên, bản thân của xâm lấn, bành trướng với láng giềng là hành động phi nghĩa, vô đạo thì lợi dụng thời cơ để làm việc đó thì hành động này được coi là hèn hạ.

Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
Từ xưa tới nay, đối với Việt Nam, Trung Quốc chỉ cất quân đi xâm lược khi ở Việt Nam xuất hiện tình hình sau đây: Việt Nam mất mùa đói kém, kinh tế gặp nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài, nội bộ mất đoàn kết, dân chúng oán hận bọn vua quan, vua quan thì nhu nhược, bán nước nguyện làm tay sai.
Tất cả những điều đó được Trung Quốc cho là thời cơ để tấn công Việt Nam và hầu như đều được “anh bạn lớn phương Bắc” tận dụng triệt để mà không bỏ sót một thời cơ nào, trừ khi Trung Quốc cũng bị như vậy (chứng tỏ Trung Quốc rất muốn thôn tính Việt Nam).
Gần đây nhất, năm 1974, khi Việt Nam tập trung mọi nguồn lực, vật lực thông nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Năm 1979, khi Việt Nam tập trung lực lượng tiêu diệt bọn diệt chủng khmer đỏ thì Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Năm 1988, khi Việt Nam bị phương Tây cấm vận mọi mặt, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá đòi xóa bỏ chế độ, kinh tế gặp vô vàn khó khăn, lại phải giúp bạn Campuchia, Trung Quốc đánh chiếm những đảo đá Trường Sa.
Như vậy những lúc nào láng giềng gặp khó khăn là Trung Quốc sẵn sàng ra tay để thôn tính, nô dịch. Đó chính là bản chất không bao giờ thay đổi của giới cầm quyền Trung Nam Hải từ bao đời nay.
Lợi dụng thời cơ Philipin và Đài Loan căng thẳng.
Vụ tàu CSB Philipines bắn vào tàu cá của Đài Loan làm thiệt mạng một ngư dân 65 tuổi đã được Trung Quốc lợi dụng triệt để.
Trước hết là Đài Loan. Trung Quốc kích động chủ nghĩa dân tộc để lấy lòng dân Đài Loan, phê phán nhà cầm quyền Đài Loan nhu nhược và đặc biệt là qua đó khẳng định chỉ có thống nhất với Trung Quốc, Đài Loan mới được tôn trọng, ngư dân Đài Loan đánh cá trên biển phải “treo cờ Trung Quốc thì mới yên tâm” (vì con Trời mà).
Nhân dân Đài Loan thừa biết, giới cầm quyền Bắc Kinh từ thời Mao Chủ tịch đến giờ chẳng coi cái mạng sống của họ ra gì đâu.
Hơn 2 lần đòi đánh chiếm và giờ đây hơn 1600 quả tên lửa sẵn sàng giáng vào Đài Loan nếu tuyên bố độc lập thì mạng một ngư dân 65 tuổi với Bắc Kinh có ý nghĩa gì? “Nổ súng vào một tàu cá Đài Loan không chỉ là hành động khiêu khích với Đài Loan mà còn với cả toàn thể nhân dân Trung Hoa” (La Viện). Vậy ngư dân của Trung Hoa đại lục bị Nga bắn chết sao không hùng hổ đòi giáng vào Liên bang Nga đòn sấm sét như ý tưởng của La Viện? Hay ngư dân đó không phải là dân tộc Hoa hay họ chỉ là người Tân Cương không quý bằng ngư dân Đài Loan?
Trung Quốc qua vụ này còn xúi dục Đài Loan “bắn vào tàu Việt Nam để Việt Nam trả đũa thì Trung Quốc ra tay”… Vậy ra Trung Quốc cũng biết “nể” Việt Nam, không dám trực tiếp ra tay mà phải xúi dục Đài Loan cơ đấy.
Trung Quốc mà chả dám thì Đài Loan cũng chả dại đánh Việt Nam đến người Đài Loan cuối cùng.
Chỉ cần nghe, thấy Trung Quốc hành xử như vậy thôi, Đài Loan đã quà hiểu bụng dạ của Đại lục rồi.
Việc Đài Loan và Philipines căng thẳng bao nhiêu càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu trong 2 chiến lược thu hồi Đài Loan và biến Biển Đông thành “ao nhà”. Chính vì thế Philipines và Đài Loan phải tỉnh táo biết điểm dừng để tránh bị lợi dụng, đặc biệt là Philipines.
Philipines mặc dù được Mỹ “chống lưng” nhưng độ tin cậy của liên minh này đã được Trung Quốc kiểm chứng qua vụ Scarborough. Trong khi đó sức mạnh tổng hợp của Philipines không tạo thành sự răn đe nào với Trung Quốc nên Trung Quốc sẵn sàng gây cớ để trả đũa mà không sợ bị giáng trả đích đáng. Vụ bắn chết ngư dân Đài Loan vừa qua đã khiến Trung Quốc rất phấn khích. Philipines tự làm khó cho mình, tạo cớ cho Trung Quốc hung hăng hơn.
Ông La Viện tướng “diều hâu” nghỉ hưu tuyên bố, “việc Philippines bắn tàu Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội vàng để chiếm 8 đảo do Manila quản lý tại biển Đông”.
Lần này tôi công nhận trong vụ này, ông La Viện, “diều hâu” là đương nhiên rồi, đã tỏ ra “tỉnh táo”. Nhưng tiếc thay, ông đã vô tình làm lộ rõ ý định tác chiến của nhà cầm quyền, của giới quân sự mà ông không tham gia.
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 16/5 đưa tin, ngày 13/5 trong khi cụm tàu hộ vệ Giang Môn thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tập trận tại khu vực quần đảo Trường Sa thì một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải phụ trách Hoàng Hải và Hoa Đông đã lặng lẽ kéo qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan xuống Biển Đông tập trận.
Tập trận diễu võ dương oai đằng sau để cho tàu cá phía trước đánh bắt cướp hải sản khỏi bị trừng trị là âm mưu thâm độc nhưng vô nhân đạo khi dùng ngư dân làm vật tế thần chiến tranh của Trung Quốc.
Tập trận hay trinh sát thăm dò, nếu khi thấy có điều kiện là tấn công chỉ là một cách hiểu.
Philipines phải cảnh giác, bởi lẽ, chẳng ai lạ gì cách lợi dụng thời cơ mà Trung Quốc đã từng hành động. 8 hòn đảo mà Philipin đang quản lý đang trong tầm ngắm của Trung Quốc.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Yêu là chết trong lòng một ít?



Bài hát cứ như cứa vào tim tôi, một "quá khứ khủng khiếp" hiện về...
"Trời ơi! Răng Huế lạnh ri mà anh mắc áo cộc tay phong phanh rứa, rét chết!
" Nha Trang nắng vẫn vàng, anh cứ tưởng Huế vẫn vậy nên...". Em đẩy tôi vào phòng, ôm chặt. "Em muốn ngửi mùi nắng, mùi biển nơi anh........Tôi không biết đó là lần cuối, là "chút tình trao anh".
Người ta đi lấy chồng vì đất nước có thêm 2 châu Ô châu Lý, còn em thì bỏ đất bỏ nước mà đi.
Người ta đi rồi về được mà sao em chẳng thấy về.
Không biết bây giờ em ở nơi đâu, 2 chiếc phù hiệu mỏ neo bạc trên ve áo anh em lấy đi một, nói rằng, tàu anh phải neo một cái trên bờ mới chắc, giờ em còn giữ nó không em?

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

ĐE DỌA TRẢ ĐŨA-LÁ BÀI CUỐI CÙNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG.


Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền Bắc Kinh với các láng giềng.

Khiêu khích, tạo cớ để tấn công ‘trả đũa”.
Khi nhân loại chưa văn minh, các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với nhau về chính trị, kinh tế, chỉ ai biết đấy và Luật pháp quốc tế là luật rừng “cá lớn nuốt cá bé” thì “bành trướng” (xâm lược lãnh thổ của quốc gia láng giềng) quá đơn giản. Một quốc gia nào mà bất chấp đạo lý thì chỉ cần có “quân hùng, tướng mạnh” là tiến hành “bành trướng”. Các quốc gia nhỏ bé có gan chống lại được thì tồn tại còn không thì thường bị thôn tính, nô dịch là chuyện dễ xảy ra.
Bởi vậy, tư tưởng bành trướng nếu còn tồn tại trong giới lãnh đạo của quốc gia nào đến thời đại ngày nay thì cậy mạnh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực luôn là phương tiện của mọi hành động, hành xử, trong quan hệ láng giềng, là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã hạn chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó, bành trướng không còn dễ dàng triển khai, nếu bất chấp sẽ bị lên án, dẫn đến bị cô lập và có thể sẽ phải chống lại cả thế giới. Cho nên, khiêu khích, tạo cớ để đánh lừa dư luận thế giới, che đậy hành động phi nghĩa, vô nhân đạo cho mục đích sử dụng vũ lực (gây chiến tranh) với cái gọi là “hành động trả đũa” chỉ là một hành động mới phát sinh trong tình hình mới.
Trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaisia…là không chính xác. Hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, chiếm bãi Scarborough với Philipines và đặc biệt gần đây là hành động để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, chính xác gọi là hành động bành trướng, xâm lược chứ không phải là hành động tranh chấp.
Bành trướng, xâm lấn chủ quyền các quốc gia láng giềng luôn gắn liền với cậy mạnh, đe dọa dùng vũ lực và khi cần thiết dùng vũ lực để đánh chiếm là nước cờ “bất khả kháng”, là chiến lược không thể thay đổi của Trung Quốc.
Đương nhiên, ngày nay, bành trướng không dễ dàng, êm ả mà gặp rất nhiều trở ngại, bởi quốc gia nào dù là nhỏ, yếu cũng chống lại.
Điều mà Trung Quốc lo sợ nhất là khi các quốc gia nhỏ bé này liên kết lại với nhau, khi các quốc gia này biết tranh thủ hợp tác quốc tế để tạo ra một địa chính trị thuận lợi cho mình, cho khu vực. Lúc đó, chiến lược bành trướng của Trung Quốc hoàn toàn phá sản.
Chính vì vậy, chúng ta chẳng có gì là ngạc nhiên khi trên Biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách để thứ nhất là chia rẽ khối ASEAN, thứ hai là ngăn cản sự hợp tác của các nước trong ASEAN với Nhật Bản, Mỹ và Nga và cuối cùng là khiêu khích trắng trợn nhằm tạo cớ “để tấn công trả đũa” mà thực chất là dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của láng giềng nào mà Trung Quốc đã làm cho “trơ trọi”.
Phô trương sức mạnh, khiêu khích trắng trợn buộc đối phương hoặc run sợ, chịu mất chủ quyền hoặc động thủ trước tạo cớ cho Trung Quốc dùng sức mạnh áp đảo đánh chiếm là lá bài cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông.
Giới quan sát không khó để nhận biết đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo.
Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc nhưng cũng không phải của Việt Nam toàn bộ, nó đủ rộng cho các quốc gia trên khu vực.
Việc giàn khoan “khủng” của Trung Quốc neo cách Hồng Công 350 km hướng đông nam thì ảnh hưởng đến gì chúng ta?.
Trước sự việc Trung Quốc cho 32 tàu đánh cá vào khu vực Trường Sa, Bộ NG Việt Nam đã tuyên bố “theo dõi sát sao đoàn tàu đánh cá này”…nghĩa là nó sẽ hoạt động ở đâu, có vi phạm Luật biển Việt Nam hay không, tại vì Luật biển Việt Nam nói rõ nếu có điều nào chưa phù hợp thì lấy Công ước LHQ về Luật biển 1982 làm căn cứ… Đó mới chính là sự bình tĩnh cần thiết.
Dân tộc Việt Nam, quân đội Việt Nam bất luận thời nào đều có một quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình.
Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lich sử đã chứng minh.
Chính vì sẵn sàng chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra là chiến tranh cho nên Việt Nam vạch ra được một “giới hạn đỏ” để chủ động đối phó. Cương quyết và khôn khéo đấu tranh để đối phương không được bước qua giới hạn đỏ đó bằng mọi biện pháp có thể.
Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cho tàu cà ngang ngược, bất chấp vào EEZ của Việt Nam thì chúng ta buộc họ phải rời khỏi bằng giải pháp nào nhẹ nhàng nhất nhưng có hiệu quả nhất hơn là dùng những giải pháp “ghê gớm” mà khiến ta “bị thua thiệt”.
Hành động của CSB Philipines bắn vào tàu cá Đài Loan là manh động, dại dột, tuy rất “ghê gớm” nhưng hậu quả là sẽ bị nhiều “thua thiệt”.
Tại sao khi Trung Quốc gây căng thẳng, Nhật Bản quyết định “làm mới” mối quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ? Tại sao Philipines lại muốn cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic? Tại sao Triều Tiên kiên quyết sở hữu bằng được VKHN?...
Còn Việt Nam? Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều thứ để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông mà có khi không nhất thiết phải ngay trên Biển Đông. Đó chính là sự khôn khéo trong đối ngoại chính trị, quốc phòng mà Việt Nam hoạt động như chàng Sơn Tinh “(khi) càng dâng nước thì (mới) càng cao ngọn núi”. Chúng ta không muốn gây nên căng thẳng, đối đầu, khi chưa đáng có, chúng ta muốn nói rằng có đủ khả năng đương đầu với mọi thách thức về an ninh.
Điều hỗ trợ quyết định thành công cho mọi giải pháp là Việt Nam biết đánh và dám đánh bất cứ ai nếu xâm hại chủ quyền. Không có điều cơ bản này mọi giải pháp đều không có giá trị, giống như nhà không móng.
Chẳng phải đơn giản hay kích động, khi tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đúng thế, “có gan” bởi Việt Nam bắt đầu bằng quan điểm nhất quán như đã nêu trên. Việt Nam buộc phải như thế trong khi rất muốn là một láng giềng hữu nghị, thân thiện, được hưởng lợi nhờ láng giềng với một cường quốc Trung Hoa vĩ đại như Mexico, Canada bên cạnh Hoa Kỳ.
Nếu như có ai đó tin rằng Việt Nam gây chiến, chiếm biển đảo với Trung Quốc, “bắt nạt” Trung Quốc thì đó là kẻ thiểu năng trí tuệ, còn ai cố tình tuyên truyền như vậy để kích động dân chúng nước họ…thì làm sao có thể thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại bằng lực lượng ngu muội kia?
ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

VÌ SAO TRUNG QUỐC HUNG HĂNG GÂY HẤN LUNG TUNG?


Bất ngờ ra đòn, bất chấp đạo lý và pháp lý “tạo ra sự đã rồi” là hành xử “truyền thống” của Trung Hoa đối với láng giềng.
Một lần nữa người ta lại thấy Trung Quốc lại gây hấn, tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ sau khi việc tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản, Việt Nam, Philipines… đang ngày càng căng thẳng chưa có hồi kết mà thế giới đã chứng kiến.
Đằng sau động thái này là gì?
Vì “nhiệt độ” trong nước đang nóng lên?
Bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng muốn tạo cho quốc gia một tình thế thuận lợi để bảo vệ và phát triển, đó là địa chính trị và địa quân sự.
Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các quốc gia láng giềng nếu có và thỏa thuận giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế…thì không hẳn sẽ gây nên bất lợi về địa chính trị. Nhưng với Trung Quốc, không phải là “tranh chấp” với láng giềng mà là sự cưỡng bức, chiếm đoạt dựa trên sức mạnh, cậy lớn hiếp bé thì đương nhiên sẽ không bao giờ có được một địa chính trị thuận lợi.
Trung Quốc hiểu điều này, nhưng với tư tưởng nước lớn, bành trướng Trung Quốc cho rằng đã là mạnh, lớn, đông, thì, “theo ta thì sống, chống ta thì chết”, nên bất chấp và buộc phải chấp nhận một địa chính trị bất lợi. Các láng giềng xung quanh hoặc là bị thuần phục hoặc là chống đối. Vì thế, địa chính trị với Trung Quốc luôn xung đột với mục tiêu bành trướng.
Đã là “bành trướng” thì không bao giờ có địa chính trị thuận lợi, nhưng nếu bỏ qua địa quân sự, coi thường bất chấp vấn đề này là điên rồ, bởi lẽ, hành động quân sự là yếu tố quyết định thành bại nên người ta làm mọi cách để tránh đối đầu với nhiều thế lực hay tránh bị nhiều hướng tấn công. Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức mạnh như thế, lại có Nhật, Ý liên minh mà trước khi tấn công Ba Lan cũng phải ký với Liên Xô hiệp ước không tấn công nhau, chỉ trở mặt sau khi đã nuốt trọn hết châu Âu.
Còn hiện nay, Trung Quốc thì sao? Trung Quốc gây hấn trên 3 hướng (biên giới Trung-Ấn, Biển Đông, biển Hoa Đông) với 5 quốc gia láng giềng khi sức mạnh không vượt trội (đã có 2/5 quốc gia ngang sức ngang tài là Nhật Bản và Ấn Độ). Phải chăng Trung Quốc có bản lĩnh, hùng mạnh tới mức coi thường tất cả?
Xét về ý nghĩa quân sự, nếu xung đột xảy ra trên cả 3 hướng này với cả 5 đối thủ cùng một lúc (chưa nói đến sự tham dự của Mỹ) thì Trung Quốc thất bại là chắc chắn và rõ ràng những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đầu óc là có vấn đề.
Nhưng, không phải vậy, những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không bao giờ để tình thế cả 3 hướng xảy ra cùng lúc. Vậy thì tại sao?
Trên biển Hoa Đông.
Dù tranh chấp với Nhật Bản, Trung Quốc có đẩy cao đến mấy cũng không vượt quá nấc thang cuối cùng. Bởi một cuộc chiến với Nhật Bản sẽ làm tan nát “giấc mơ phục hưng Trung Hoa” mà chưa bao giờ “Trung Quốc gần kề như thế”. Do đó, biển Hoa Đông là nơi để ông Tập lấy điểm, vuốt ve với chủ nghĩa dân tộc, là nơi để cho Trung Quốc thể hiện cho các tiểu quốc biết rằng, Nhật Bản hùng mạnh như thế có Mỹ đằng sau mà Trung Quốc vẫn không ngán ngại, chứng tỏ thế nào là Trung Quốc!.
Trên biên giới Trung-Ấn.
Chắc chắn vài mét đất trên biên giới, không thể án ngữ đường ra biển Ấn độ dương, không thể cản trở, phá tan giấc mơ Trung Quốc trở thành cường quốc biển ngay trong lúc này được. Vậy tại sao Trung Quốc lại gây hấn?
Còn nhớ sự kiện bạo loan đẫm máu ở Tân Cương làm chết 20 người trong đó có 15 cảnh sát, thì ngay sau đó, Trung Quốc gây hấn với Ấn Độ trên biên giới. Liệu có mối liên quan gì hai sự kiện này? Nhưng dù có liên quan hay không thì cũng không bao giờ xảy ra cuộc chiến giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới có VKHN.
Trên Biển Đông.
Biển Đông với Trung Quốc có một vị trí chiến lược quân sự và kinh tế vô cùng quan trọng. Cho nên, khi 2 hướng trên không thể xảy ra thì hướng cuối cùng xảy ra là đương nhiên hợp logic.
Như vậy, tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông và biên giới Trung-Ấn thực chất chỉ là mục đích vì đối nội. Biển Đông mới là trọng điểm cho hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Trường Sa của Việt Nam hay 8 hòn đảo mà Philipines đang quản lý hay bãi James của Malaisia…trong bối cảnh “khu vực đại loạn” sẽ là mục tiêu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm để biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Cảnh giác cao với Trung Quốc trên Biển Đông.
Có thể nói việc biến Biển Đông thành “ao nhà” Trung Quốc đã chuẩn bị xong các thủ tục mà đều là những hành động ngang ngược, phi lý, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và dư luận thế giới.
Phía Đông, Tây, Nam đều đã đánh dấu trên bản đồ “đường lưỡi bò”. Các cơ quan hành chính quản lý cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã ra mắt…
Sự chuẩn bị lực lượng quân sự cũng hoàn tất. Hàng chục các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông rầm rộ, diễu võ dương oai, không cần che dấu đã xảy ra.
Những lời tuyên bố hiếu chiến, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự của các nhà lãnh đạo cấp cao đã tung ra hàng ngày…
Tất cả chỉ cần thời điểm mà Trung Quốc thấy thuận lợi là “khai đao”.
Bổng dưng mấy hôm nay Trung Quốc xuống giọng. Họ muốn cùng ASEAN bàn về COC…(nhưng thời gian chưa định trước).
Có thể nào tư tưởng, bản chất và âm mưu lâu dài của Trung Quốc lại có thể thay đổi trước khối ASEAN mới đang có dấu hiệu siết chặt đội ngũ? Hay đó chỉ là dấu hiệu vuốt ve, ru ngủ các nước có tranh chấp trong khu vực báo hiệu một hành động nguy hiểm sắp xảy ra?
Khối ASEAN có thể tin Trung Quốc nhưng Việt Nam thì không. Việt Nam đã có kinh nghiệm xương máu với Trung Quốc đã bao đời nay. Sau những lời hữu hảo là lập tức Trung Quốc ra đòn đòn độc hiểm không kịp trở tay.
Bất ngờ ra đòn, bất chấp đạo lý và pháp lý “tạo ra sự đã rồi” là hành xử “truyền thống” của Trung Hoa đối với láng giềng.
Việt Nam rất mong muốn Trung Quốc thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới cùng thống nhất COC làm cơ sở cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng, trong khu vực. Nhưng DOC với Trung Quốc đã như “mớ giấy lộn” từ lâu, còn COC chỉ là chiêu bài để Trung Quốc có được thế bất ngờ?
Hơn ai hết, trong lúc này Việt Nam hết sức cảnh giác, chăm chú theo dõi những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với âm mưu thủ đoạn nguy hiểm, liều lĩnh gây chiến, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

NHẬT BẢN LẠI KHIẾN TRUNG QUỐC “RỤNG RỜI TAY CHÂN”, KHU VỰC CHÂU Á-TBD LO NGẠI.



Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung là “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này.
Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết.
Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó. Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ.
Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên, chỉ đều là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém.
Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do.
Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm mà không có thể che dấu. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP?
Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN).
Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”…
Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”.
Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?...
Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”.
Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”.

Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không?
Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn.
Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium.
Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đan hạt nhân.
Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN
Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới. Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran.
Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là: “Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”.
Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.
Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản…tuy hết sức lo ngại.
Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh.
Vấn đề chỉ là thời gian khi nào?
Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để".
Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt?
Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “dấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không?
Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”. Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng.
Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân.
Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”.
ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

NẮM CHẮC THỜI CƠ ĐỂ TẠO THẾ, LỰC VỮNG CHẮC CHO TỔ QUỐC.



Đã qua rồi là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược khu vực, đã qua rồi thời bị người ta “mặc cả trên lưng”, ngày nay, Việt Nam phải là một trong những người chơi cờ và cũng phải là người có quyền “ra giá”.
Ba mươi tám năm, kể từ ngày 30/4/1975 lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại để non sông Việt Nam thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, trên đất nước không còn bóng tên xâm lược.
Dân tộc Việt Nam từ chỗ bị đọa đày trong xiềng xích nô lệ, phụ thuộc vào ngoại bang đã trở thành một dân tộc độc lập, tư do, làm chủ vận mệnh của chính mình như bao dân tộc khác trên toàn thế giới.
Ba mươi tám năm, thời gian đó, với 2 cuộc chiến tranh phải tiến hành để bảo vệ thành quả của ngày 30/4/1975, với sự cấm vận ngặt nghèo vô nhân đạo của Mỹ và phương Tây, với sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước…đối với một đời người phải gánh chịu là vô cùng gian nan, cực khổ, đối với vận nước là một thách thức hiểm nguy vô cùng to lớn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Điều đó chứng tỏ rõ ràng là thế lực thù địch chống Việt Nam không ưa một Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng mạnh để dễ bề khống chế, điều khiển, không phải chỉ mới bắt đầu bây giờ. Và, dân tộc Việt Nam với một quyết tâm sắt đá dù có “đốt cháy dãy Trường Sơn” cũng phải giành lại giang sơn, thống nhất đất nước, độc lập dân tộc, đã đổ không biết bao xương máu của ba thế hệ, không phải là để làm tay sai cho ai, nô lệ cho ai.
Việt Nam đã đứng vững và phát triển trên đôi chân của chính mình.
Đã qua rồi là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược khu vực, đã qua rồi thời bị người ta “mặc cả trên lưng”, ngày nay, Việt Nam phải là một trong những người chơi cờ và cũng phải là người có quyền “ra giá”.
Tình thế mới của khu vực.
Có thể nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức lớn đến tình hình an ninh khu vực châu Á-TBD.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đang muốn chiếm Sekaku của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho lối ra phía Đông, chặt đứt mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ nhất mà Mỹ và đồng minh triển khai bao vây họ.
Trên Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc là muốn chiếm trọn, biến Biển Đông thành “ao nhà” đã được Trung Quốc triển khai chuẩn bị với một động thái ngang ngược, hung hăng, bất chấp tất cả.
Cho đến lúc này, đó là những dấu hiệu cuối cùng của công tác chuẩn bị, tất cả tiềm lực của Hải quân Trung Quốc đã dành cho mục tiêu này. Trung Quốc đã sẵn sàng dùng vũ lực nếu bị quốc gia nào cản trở lối ra phía Nam.
Làm chủ Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc sẽ có một địa kinh tế, địa quân sự vô cùng thuận lợi và cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển thành cường quốc biển, thách thức sự bá chủ thế giới của Mỹ.
Như vậy, với ý đồ chiến lược này Trung Quốc sẽ bắt buộc phải gặp một loạt đối tượng tác chiến trực tiếp gồm Nhật Bản, Philipines, Việt Nam, Malaisia, Brunei và có thể là Indonesia, Singapo…tức là những nước bị đường lưỡi bò “liếm”.
Theo các tướng “diều hâu” Trung Quốc thì các nước này là “con gà” mà thôi, chỉ “con khỉ Mỹ” mới đáng sợ vì Mỹ đã “xoay trục” sang châu Á-TBD không chỉ bằng lời nói mà bằng một lực lượng tinh nhuệ hiện đại nhất của một cường quốc quân sự số 1 thế giới.
Mỹ chính là đối tượng tác chiến gián tiếp trong tình hình hiện tại và là trực tiếp trong tương lai của Trung Quốc.
Tại biển Hoa Đông, có Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc không thể chiếm được Senkaku. Vậy chỉ còn lại Biển Đông, trong khi đối tượng tác chiến của Trung Quốc chỉ là những nước nhỏ, yếu, không đáng gì so với tiềm lực quân sự Trung Quốc thì liệu Trung Quốc có biến thành “ao nhà” được không?.
Có 3 vấn đề lớn mà Trung Quốc không thể không tính đến:
Thứ nhất, như chúng ta biết, Biển Đông có một địa kinh tế, địa quân sự rất quan trọng liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam…và Nga, Ấn Độ. Biển Đông ai làm chủ sẽ làm chủ toàn bộ khu vực và eo biển Malaca, nó còn quan trọng gấp hàng ngàn lần cái Sekaku. Do đó, Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Việc Trung Quốc hò hét đừng ai can thiệp vào…là vô ích và Mỹ, Nhật Bản “hiện diện” (sẽ có những ông lớn khác nữa) không có gì là ngạc nhiên.
Thứ hai là hành động của Trung Quốc đã dồn ASEAN vào thế hoặc là mất hết vai trò hoặc sẽ đoàn kết lại. Một liên minh ra đời dưới sự bảo trợ của Mỹ để chống lại tham vọng đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể xảy ra khi Trung Quốc quá đà. Lúc này địa chính trị, địa quân sự khu vực sẽ thay đổi nhanh chóng rất bất lợi cho Trung Quốc.

Chẳng lẽ những vũ khí hiện đại này của Nga, Mỹ chỉ dùng để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam thôi sao? Nga, Mỹ không có lợi ích quốc gia trên Biển Đông?
Thứ ba là với Việt Nam. Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông xâm hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam là nhiều nhất bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam.
Trên Biển Đông, Việt Nam hợp tác chiến lược toàn diện Nga đang “rất sâu”. Với Nhật Bản, Việt Nam chuẩn bị có cuộc hội đàm cấp cao song phương đầu tiên về vấn đề an ninh hàng hải, cung cấp tàu tuần tra biển cho phía Việt Nam và sẽ đối tác chiến lược toàn diện của nhau.
Thông tin việc Mỹ bán cho Việt Nam 6 chiếc máy bay tuần tra, trinh sát, tác chiến chống ngầm hiện đại P-3C Orion cùng với việc Hải quân Mỹ mong muốn hợp tác “sâu hơn” với Hải quân Việt Nam…không phải là những thông tin vô ý.
Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản… của Việt Nam cùng chia xẻ lợi ích chung sẽ sâu sắc như thế nào tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc ra sao.
Ba vấn đề này đã, đang, sẽ xảy ra và nếu như Trung Quốc có nhu cầu sử dụng vũ lực cho mục tiêu bành trướng của mình thì hoàn toàn bị thất thế.
Theo lý luận quân sự chung, lực sinh ra thế và thế lấy lực làm cơ sở, thì, với lực của Trung Quốc mạnh như họ phô trương, nếu bị đối phương “cân bằng lực”, chắc chắn Trung Quốc không bao giờ dám động thủ. Cho nên xu hướng chung của các quốc gia châu Á-TBD muốn Mỹ cân bằng lực, đối trọng với Trung Quốc là vì vậy.
Và hành động của Việt Nam
Trước diễn biến hiện nay, để tăng cường thế và lực cho quốc gia, hoạt động ngoại giao chính trị và đối ngoại quốc phòng mang tính quyết định, nó phải được ưu tiên và tập trung mọi tinh lực như hoạt động quân sự trong thời chiến. Hoạt động tốt, hiệu quả, có thể răn đe ngăn ngừa chiến tranh, nhưng chủ yếu là tạo cho quốc gia mình một địa chính trị, địa quân sự có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Đó là nắm chắc thời cơ để vận dụng linh hoạt, quyết đoán, đường lối đối ngoại đa phương hóa, muốn là bạn với tất cả các quốc gia của Đảng CSVN đã đề ra.
Nếu như lợi ích quốc gia là trên hết thì quốc gia nào hỗ trợ, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam đều là bạn của Việt Nam. Vậy, Mỹ là bạn của Việt Nam nếu xảy ra bây giờ thì không phải điều gì đó quá trọng đại, ghê gớm.
Việt Nam có thuận lợi nào hơn khi một cường quốc quân sự số1 thế giới là bạn, tôn trọng, hỗ trợ cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền Việt Nam? Phải chăng mối quan hệ Mỹ-Việt đã đến lúc “sâu hơn”?
Việt Nam có thuận lợi nào hơn khi Nhật Bản trở thành một đối tác chiến lược toàn diện, có cùng “quan tâm chung” về an ninh trên Biển Đông?...
Trên thế giới không phải dân tộc nào cũng tự quyết định được số phận của mình bởi không phải dân tộc nào cũng có được độc lập tự chủ. Chẳng phải Việt Nam trước năm 1975 và bán đảo Triều Tiên hiện nay là như vậy sao!
Cảm ơn thế hệ ông cha đã làm nên sự kiện ngày 30/4/1975 vĩ đại. Chỉ có một Việt Nam thống nhất, một dân tộc độc lập mới “tự định vị” mình trên khu vực và thế giới với một vai trò tích cực, chủ động, tự tin và bản lĩnh.
ngocthong19.5@gmail.com