Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Điều gì đang xảy ra tại Syria?


Bất kỳ tình thế nào, tại Syria, Nga, Mỹ luôn là người chơi chính còn Iran, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là “nhà thầu phụ” mà thôi.
Vào rạng sáng ngày 25/8, xe tăng và lính bộ binh được máy bay F-16 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và A10 (của không quân Mỹ) hỗ trợ, đã xâm nhập vào lãnh thổ Syria. Tình hình Syria đã có sự thay đổi.
Những họng súng ngược chiều!
Sự thay đổi “thế”, “trận”, của các lực lượng đối địch tham gia trên chiến trường Syria thì là đương nhiên rồi, điều ly kỳ là không những thế, đối tượng tác chiến của các bên cũng bổng dưng…thiếu rõ ràng, minh bạch.
Trước hết nói về mục tiêu tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ.
1, Lật đổ Assad để tạo ra một vùng đệm an toàn trên tuyến biên giới dài hơn 900 km do lược lượng Turkmen kiểm soát.
2, Dập tắt mộng ly khai, tự trị của người Kurd Syria cũng như đè bẹp sự phản kháng của người Kurd Turkey trong lãnh thổ phía Nam.
Để đạt được 2 mục tiêu này, Ankara không từ một thủ đoạn, hành động nào, từ bắt tay ngay cả với IS và lực lượng LIH (bị Nga cấm hoạt động), hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng này xéo nát Syria.
Khi Nga xuất hiện thì mục tiêu đầu tiên của Ankara bị Nga đập tan không còn một hy vọng nào, lại còn bị mang thêm vạ vào thân nên Ankara đã quyết định điều chỉnh mục tiêu chiến lược. Hiện giờ, tấn công tiêu diệt người Kurd Syria (YPG) và ngăn chặn PKK là hàng đầu và tiêu diệt lực lượng LIH.
Đến đây chúng ta ghi nhớ điều thứ nhất là: Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cùng chung đối tượng tác chiến trực tiếp là IS và LIH (về danh nghĩa), đồng thời, Assad không “must go” ngay mà được tham gia trong quá trình chuyển tiếp…điều này đồng quan điểm với Nga.
Thứ hai là nói về mục tiêu tác chiến của Mỹ.
Bất cứ lý do gì, bất cứ khi nào, nơi đâu, thì lật đổ chế độ Assad là mục tiêu hàng đầu, duy nhất của Mỹ.
Với việc lợi dụng IS, nuôi dưỡng huấn luyện phe đối lập…nhưng trong một thời gian dài không hiệu quả, không phát huy tác dụng, khiến Mỹ xem lực lượng người Kurd Syria là con bài đáng giá nhất.
Chính lực lượng này, dưới các sử dụng của Mỹ sẽ là đối tượng tác chiến trực tiếp với quân Assad, đẩy Assad về phía Tây đất nước thực hiện chia cắt Syria, đồng thời là cái gậy chỉ huy răn đe Thổ Nhĩ Kỳ của Mỹ.
Nếu cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ thành công, Erdogan bị hạ bệ thì bản đồ Trung Đông được vẽ lại mà trong đó người Kurd có tên chính danh trên bản đồ đó. Tiếc thay…cuộc đảo chính thất bại kéo theo mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ sa sút thảm hại nhất từ trước tới nay.
Kết cục là Mỹ mất cả chì lẫn chài trong sự kiện này buộc phải lựa chọn nghiệt ngã: Thổ Nhĩ Kỳ hay YPG.
Đương nhiên, Mỹ chọn Thổ Nhĩ Kỳ và hy sinh YPG bằng việc buộc họ phải rời khỏi những vùng đất ở phía Tây sông Euphrates mà YPG đã phải dùng máu của mình mới chiếm được từ tay IS.
Và đây là điều ghi nhớ thứ hai: Thổ Nhĩ Kỳ là nguyên nhân cơ bản, quyết định thất bại của người Kurd Syria, là kẻ thù nguy hiểm nhất phá tan ý đồ ly khai, độc lập của dân tộc Kurd. Cả hai là đối tượng tác chiến trực tiếp nguy hiểm của nhau.
Thứ ba là nói về mục tiêu tác chiến của Nga, SyriaIran.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, LIH và toàn bộ cái gọi là lực lượng đối lập là đối tượng tác chiến của họ luôn không thay đổi. Vì lý do đó nên người Nga không tăng kẻ thù mà chỉ có tăng đồng minh. Tuy nhiên, có một vấn đề người Kurd trong chiến lược dài hạn của mình khiến Nga gặp rắc rối với IranSyria.
YPG được coi là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ, IranSyria chỉ bởi vì tư tưởng ly khai đòi thành lập nhà nước mới. Trên phương diện ngoại giao Nga ủng hộ một Syria thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng vẫn coi YPG là đồng minh chống IS có hiệu quả nhất và đã đang hậu thuẫn cung cấp một số trang bị vật chất kỹ thuật cho YPG.
Giai đoạn đầu cuộc chiến, do yếu thế, Iran và Assad buộc phải quên chuyện YPG tấn công IS mở rộng lãnh thổ. Nhưng giờ đây khi có sự hậu thuẫn công khai của Mỹ, khi Mỹ chơi con bài YPG thì với Iran, Assad và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ thì “cốc nước đã đầy”. Và, “giọt nước cuối cùng” chính là cuộc xung đột tại Hasaka.
Các phương tiện truyền thông đều cho rằng tại chính quyền Syria có 2 phe thân Nga và thân Iran. Thân Iran có cơ quan tình báo trung ương và không quân Syria.
Trong sự kiện Hasaka bị YPG tấn công, phe thân Iran đề nghị không kích mạnh mẽ để cho tất cả thấy “họ là người có quyền lực ở đây” và phù hợp thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Nga chắc không đồng ý, và, rất khó nói lý do thật tại sao TU-22M3, SU-34 của Nga tại sân bay Hamedan Iran ngừng hoạt động, nhưng chắc chắn trong đó không thể không có diễn biến từ Hasaka.
Điều rút ra là, hiện nay trên chiến trường Syria, IS và lực lượng nổi dậy...không thành vấn đề tác chiến, vì chúng có thể đổi màu áo khi có sự tham gia trực tiếp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề mới nhất là lực lượng quân sự của người Kurd Syria khi Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Assad và Iran coi họ là đối tượng tác chiến trực tiếp, chính, trong giải pháp Syria.
Tại sao Nga, Mỹ không dứt tình với người Kurd?

Thổ Nhĩ Kỳ Vào Syria: Operation «Euphrates Lá chắn»
Đội xe tăng hùng hổ của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị người Kurd Syria phá hủy 3 chiếc hôm qua.
Đừng có đùa, lực lượng quân sự người Kurd không phải là IS. IS là một đội quân không có lý tưởng, không quốc gia và không dân tộc. IS bị bại trận là hết nhưng người Kurd thì không. Lực lượng quân sự của người Kurd nói chung đang bám rễ trong một nguồn sống không bao giờ cạn là dân tộc Kurd với hơn 30 triệu người tại các vùng giáp ranh Iran-Iraq-Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Một thực tế là tại Trung Đông, Nga, Mỹ mới là người chơi chính, ngoài ra Iran, hay Thổ Nhĩ Kỳ…chỉ là “nhà thầu phụ”. Do đó, đương nhiên, nếu Nga, Mỹ muốn có một nhà nước của dân tộc Kurd ra đời tại Trung Đông thì điều đó không khó.
Rõ ràng vai trò địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng trong chiến lược Mỹ-NATO nhưng nếu như vượt quan “red line” do Mỹ vạch ra là Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá. Nước Mỹ không phải cho bất kỳ kẻ nào bắt nạt. Đáng tiếc là Nga cũng đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ và Syria như vậy. Đó chính là sử dụng lực lượng người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập Syria để đánh YPG là rõ ràng nhưng không ai tin là họ sẽ đánh IS, LIH như tuyên bố, bởi lẽ lực lượng IS, LIH (rất dễ dàng rời bỏ vị trí, “tháo chạy” tại Jarrablus khi gặp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ) chỉ việc “thay đổi cờ” trở thành “ôn hòa” là proxy Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi.
Nga biết, Mỹ biết là tất nhiên, nhưng cả Syria cũng biết và tố cáo, nhưng do Syria coi mối nguy YPG lớn hơn.
Chắc chắn sắp tới quân Assad sẽ không động đến YPG, họ tập trung vào khu vực Hom, Damascus, còn Mỹ, Nga sẽ bí mật hậu thuẫn người Kurd để kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào vũng lầy Syria, dạy cho Erdogan một bài học.

Liệu YPG có rút khỏi những vị trí mà phải bằng máu mới có được theo lệnh Mỹ một các dễ dàng? “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” câu răn này dành cho ai, Thổ Nhĩ Kỳ hay PYG?

Thỏa thuận ngầm Ankara-Damascus và Tehran?


Nạn nhân trong đòn tấn công phủ đầu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không ai khác ngoài người Kurd Syria đau khổ.
Bốn giờ sáng ngày 24/8, xe tăng và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tràn sang lãnh thổ Syria. Sau 4 giờ tác chiến toàn bộ thị trấn Jarablus của Syria bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng.
Đòn tấn công phủ đầu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rạng ngày 24/8/2016
Về tình huống: Đây là đòn tấn công phủ đầu của một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ có không quân Mỹ hỗ trợ, được coi như là mở đầu hành động xâm lược một quốc gia có chủ quyền, Cộng hòa Ả rập Syria.
Máy bay chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015, đã có thể bay trên chiến trường ở Syria hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất của Thổ Nhĩ Kỳ mà không tỏ ra bất kỳ mối quan tâm nào về các hệ thống phòng không và đánh chặn siêu đẳng của Nga.
Về mục tiêu: Đòn tấn công mang tên “Lá chắn sông Euphrates” (Tức là đẩy lùi lực lượng người Kurd Syria sang phía Đông sông Euphrates, giới hạn đỏ mà Thổ Nhĩ Kỳ vạch ra lâu nay) nhằm mục tiêu là tấn công vào Lực lượng Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) mà họ coi là quân khủng bố.
Về bối cảnh: Đòn tấn công xảy ra sau chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, sau chuyến thăm của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đến Tehran, sau khi quân chính phủ Syria đụng độ với YPG tại Hasakeh lớn nhất từ trước đến nay khiến không quân Assad không kích mãnh liệt mà Nga không thể hòa giải sau hai lần gặp đôi bên. Và đặc biệt lưu ý là đòn đánh xảy ra sau các cuộc gặp gỡ bí mật hàng tháng trời tại thủ đô Algeri của DamascusAnkara.
Một vấn đề lớn mà giới quan sát rất lưu tâm là trước đó rất lâu, đã có cảnh báo bởi cả Syria và chính phủ Nga rằng: “Sự xâm nhập của quân đội nước ngoài vào Syria mà không có sự cho phép sẽ bị tấn công”.
Vậy phản ứng của Nga và đồng minh ra sao trước “sự xâm nhập” của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria?
Chính phủ Syria, tất nhiên, lên án rầm rộ, coi đó là hành động xâm lược và yêu cầu phải rút ngay khỏi lãnh thổ Syria. Nhưng, sự phẫn nộ cũng chưa đến mức Assad ra lệnh cho quân đội đáp trả “quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ”.
Chính phủ Iran dường như đang giữ im lặng dù đang theo dõi sát sao tình hình chiến sự.
Trong khi đó về phía Nga chính phủ tỏ ra đang rất thận trọng không chỉ trong hành động mà cả trong phát ngôn.
Theo Thông tấn ItarTASS từ một nguồn tin chính phủ thì “Bây giờ, hành động chống khủng bố là quan trọng hơn bao giờ hết trong khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ”, rằng, “Hợp tác với Damascus là một yếu tố quan trọng để có hiệu quả cao nhất của họ, Damascus-Ankara”. 
Bộ Ngoại giao Nga sau đó tuyên bố rằng, “lo ngại sâu sắc về các sự kiện đang diễn ra ở khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ” và cảnh báo “những mâu thuẫn giữa các sắc tộc tăng cao giữa người Kurd và người Ả Rập”, nhưng đã không đòi hỏi sự rút lui của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều lạ lùng là cho đến 11h30, sau 7 tiếng rưỡi đồng hồ, khi thị trấn Jarablus bị đánh chiếm, Moscow, Tehran, thậm chí cả Damascus cũng không ban hành bất cứ tuyên bố nào phản kháng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ nếu như giả thiết đó là hành động “xâm lược”.
Rốt cuộc, thương thay cho mơ ước ngàn đời của dân tộc Kurd lại bị các thế lực khác vùi dập. Tưởng rằng được sự hậu thuẫn của Mỹ thì sẽ có chút hy vọng, nhưng Mỹ cũng lo thân Mỹ khi phải buộc họ lùi về phần phía Đông sông Euphrates trong “làn ranh đỏ” mà Thổ Nhĩ Kỳ để ra.
Mỹ đã bị Thổ Nhĩ Kỳ lừa (khi cho A10 đi phối hợp) và chiếu bí, nhưng không còn cách nào khác đành phải hy sinh lợi ích của người Kurd Syria để bình thường hóa quan hệ với Erdogan. Có lẽ, thành phố Hasakeh là món quà cuối cùng mà Mỹ ban tặng cho người Kurd Syria.
Đến đây một câu hỏi lớn đặt ra là, Nga, IranSyria được gì hay có âm mưu gì trong vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập lãnh thổ?
Hãy nghe đánh giá của tờ Le Monde của Pháp: “Chưa bao giờ Nga có vị thế là một ông chủ với đầy đủ sức mạnh khủng khiếp tại chiến trường Syria như bây giờ. Không có sự đồng ý ngầm của Kremlin thì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám xâm nhập Syria”.
Vậy kiểu chơi mà Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất là gì mà khiến Nga, IranSyria chấp nhận cùng chơi?
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Yildirim đã tuyên bố rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “cùng chơi tích cực hơn trong 6 tháng tới để ngăn chặn việc Syria bị chia cắt” và “nó sẽ được trải nghiệm trong ngày tháng tới”.
Phải chăng, sự phát triển của YPG được Mỹ hậu thuẫn đã khiến Damascus, Iran lo ngại nên cả hai bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn YPG đúng với tinh thần “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Syria”?
Phải chăng, ngày 24/8 là ngày mở màn cho cuộc chơi tay 3 Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran tại chiến trường Syria?

Sự thật đã quá rõ ràng. Moscow, TehranDamascus đã ngầm đồng ý để Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào Syria tấn công YPG. Quy tắc mới của cuộc chơi bắt đầu.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Mỹ đang rút khỏi Trung Đông?


Điều ngạc nhiên là khi Nga đang đưa máy bay, tên lửa đến Trung Đông thì Mỹ đang khẩn trương chuyển số VKHN rời khỏi.
Có vẻ như Trung Đông không còn mối quan tâm của Mỹ. Mỹ đã xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương để tránh một nơi đang hỗn loạn không thể điều khiển được hay đang tháo chạy tránh xa vũng lầy?
Người Nga đang đến!
Khi Mỹ-phương Tây đang nâng ly mừng chiến thắng trong vụ Ukraine chưa kịp ngửa cổ cho dòng rượu thơm ngon hảo hạng chảy vào thì người Nga đã đến từ lúc nào, lấy mất cái thứ họ cần nhất, chủ yếu nhất, của “vụ làm ăn” là Crimea.
Mỹ-PT mất Crimea, nghĩa là Crimea đã thuộc về Nga, Biển Đen thuộc về Nga và chưa dừng ở đó, vùng Donbass phía Đông Ukraine giáp Nga đã xuất hiện 2 nước Cộng hòa tự xưng thân Nga ra đời có đầy đủ sức mạnh để chia Ukraine theo ý muốn khi cần.
Vội vàng dùng Minsk-1, rồi Minsk-2 để kéo Nga dừng lại gấp và tiếp theo, dùng ngay “đòn dưới thắt lưng” là cấm vận, trừng phạt kinh tế để buộc Nga trả lại Crimea, nhưng chẳng làm gì được Nga. Bất kỳ một người dân Nga bình thường nào cũng trả lời “Không!” huống chi là Putin “Đại đế”.
Té ra, tại Ukraine, Mỹ-PT làm việc không công cho Nga, nói cách khác là “Cốc mò, Cò xơi”.
Tại Syria. Từ năm 2011, câu khẩu hiệu “Assad must go!” đã chói tai người Nga nhưng Nga đang tìm cách để “đóng băng” được cuộc khủng hoảng Ukraine và chờ cơ hội. Và, khi cái thời điểm “Assad must go” được đếm ngược, Mỹ-PT chuẩn bị nâng ly thì người Nga lại đến…
Cách người Nga đến, cách người Nga thể hiện tại chiến trường Syria đã làm Mỹ-PT bàng hoàng, Trung Đông rúng động. “Chỉ với một lực lượng tối thiểu, Nga đã đạt được mục tiêu tối đa” là sự công nhận của chính giới tinh hoa Mỹ-PT.
Bàn cờ Trung Đông thay đổi nhanh chóng có lợi cho Nga, Mỹ-PT buộc phải chấp nhận “cho phép Putin chiến thắng tại Syria” (BloobergView 4/8/2016).
Người Nga lần đầu tiên đã đưa máy bay, tên lửa S-400, S-300 đến Iran và với Iran, đây cũng là lần đầu tiên cho Nga sử dụng căn cứ quân sự là sân bay Nojei thuộc thị trấn Hamedan-Iran để tấn công trực tiếp quân IS và lực lượng khủng bố quốc tế khác. Theo đó: 1, Không quân Nga tự do bay trong khu vực không phân Iran; 2, UAV hoạt động tầm xa của Nga được phép hoạt động tại căn cứ không quân Nojei; 3, Tên lửa hành trình của Nga được phép bay qua không phận Iran.
Ngoài ra tên lửa hành trình Nga cũng dược phép bay qua Iraq và có tin đồn là Thổ Nhĩ Kỳ cũng chấp nhạn cho Nga sử dụng căn cứ Incirlik nếu cần…
Rõ ràng, một tam giác chiến lược mới hình thành trên cơ sở một hiệp ước quân sự Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran  sẽ giải quyết sự hỗn loạn tại Syria do Mỹ-PT để lại.
Mỹ đang rời khỏi…?
Có thể nói, tình hình Trung Đông đang vô cùng phức tạp. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn lợi ích các quốc gia…khiến Trung Đông như một bãi lầy mà không một quốc gia bên ngoài nào, hùng mạnh như Mỹ, cũng không dám đi sâu.
Iraq, Lybia và giờ tới Syria khiến giới tinh hoa chính trị thực dụng Mỹ đắn đo lựa chọn. Mỹ-PT chỉ tham gia qua tay người khác, nhưng khi con bài Thổ Nhĩ Kỳ, con bài quan trọng có tính quyết định nhất, bị vô hiệu hóa, khi Thổ Nhĩ Kỳ “không coi Mỹ-PT là bạn” thì Mỹ không có một cơ sở nào để bám víu tại Trung Đông. Chiến lược Trung Đông của Mỹ phải thay đổi.
Mỹ đã từng rút khỏi Việt Nam để tránh sa lầy thì người Mỹ để lại “nhà nước IS” và đám khủng bố quốc tế cho Nga giải quyết mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ, để rời đi chẳng có gì là to tát, ghê gớm. Đó là chiến lược khôn ngoan đầy thực dụng của Mỹ.
Liệu Nga có tận diệt được IS và LIH hay không hay là theo vết xe đổ của Mỹ đã từng? Nên nhớ ngòi nổ rất nguy hiểm là các lực lượng người Kurd mà Mỹ đã hậu thuẫn, nuôi dưỡng để chấp nhận phải trả giá với Thổ Nhĩ Kỳ, không phải chuyện đùa của hậu chiến. Về nguồn góc sức mạnh, lý tưởng, dân tộc, người Kurd mạnh hơn hàng trăm lần IS.
Sự rời khỏi đầu tiên là rút toàn bộ VKHN tại căn cứ quan trong nhất là Incirlik-Thổ Nhĩ Kỳ đến căn cứ khác của Mỹ ở Rumania.
Mỹ không thể để VKHN ở đó khi đã từng bị hơn 7000 cảnh sát phong tỏa không phận, điện nước, vì Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ đó là trung tâm chỉ huy cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Phải chăng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt một chân ra ngoài NATO?

Người Nga cứ tự nhiên tại Trung Đông và tại Ukraine miễn sao đừng để bị sa lầy, đừng để bị chảy máu. Hãy cẩn thận nhé Nga! Mỹ đang quay sang Châu Á-Thái Bình Dương là nơi quyết định tương lai của Thế giới.
ngocthong19.5@gmail.com

Thổ Nhĩ Kỳ: Trả giá


Thất bại bao giờ cũng kèm theo hậu quả là cái giá phải trả. Nhưng quan trọng là vươn lên hay thảm bại từ cái giá đó.
Hoạt động đối ngoại trong thời bình quan trọng như hoạt động quân sự trong thời chiến. Điều đó có nghĩa rằng sự sai lầm của hoạt động đối ngoại trong thời bình hay sai lầm của hoạt động quân sự trong thời chiến đều gây ra cho quốc gia có những hậu quả tai hại như nhau.
Quốc gia bị thảm họa trong thời chiến thì chúng ta dễ nhận thấy khi hoạt động quân sự bị thất bại từ trận này đến trận khác…Vậy, chính sách đối ngoại, do đó, hoạt động đối ngoại như thế nào thì được coi là sai lầm để khiến quốc gia thảm họa?
Biểu hiện sai lầm của đối ngoại trong thời bình chủ yếu có 4 vấn đề: 1, đất nước bị cô lập; 2, biến bạn, đồng minh thành kẻ thù (gây thù chuốc oán); 3, mất lòng tin với quốc gia khác; 4, đẩy đất nước vào miệng hố chiến tranh.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, điều đáng buồn là trong 4 sai lầm trên, chính quyền của tổng thống Erdogan đã gần như mắc phải trừ điều thứ 4 là chưa xuất hiện.
Trả giá của Thổ Nhĩ Kỳ khi Syria bất ổn
Đang là bạn, bổng dưng Erdogan quay ngoắt đòi lật đổ chính quyền Assad và muốn chuyển giao một phần lãnh thổ của Syria dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ (vùng an toàn trên tuyến biến giới phía Bắc của Syria).
Bắt đầu từ năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ hùa với Mỹ-PT sử dụng cái gọi là lực lượng đối lập và các loại khủng bố như IS, al-Nusre (al-Qaeda) gây ra một cuộc chiến tranh xâm lược Syria bởi “đa quốc gia” qua tay kẻ khác, thực hiện chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” tại Syria.
 “Đốt nhà hàng xóm láng giềng” là hành động sai lầm bởi gió có thể thay đổi hướng, điều đó có nghĩa là lửa có thể lây cháy nhà mình như thường.
Và tại Syria “gió đã đổi hướng” ngoài ý muốn của Ankara: Hàng chục cuộc đánh bom khủng bố liều chết đẫm máu gây ra tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ khiến hàng trăm người dân vô tội thiệt mạng. Hàng triệu người tị nạn tràn sang khiến Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình trạng lộn xộn, nguy hiểm mà ngay châu Âu cũng kinh hoảng.  Đặc biệt, vào ngày 30/9/2015 khi Nga xuất hiện.
Mục tiêu của Nga can thiệp quân sự vào Syria là để bảo vệ Assad và tiêu diệt lực lượng khủng bố quốc tế mà trong đó có hơn 5000 tên gốc Nga đang đe dọa an ninh phía Nam quốc gia Nga. Nga cho rằng tác chiến với lực lượng này tại chiến trường Syria có lợi hơn.
Thực tế diến biến, kết quả cuộc chiến tại Syria chúng ta đã rõ, chính quyền Assad đã tồn tại vững chắc. Mọi toan tính gì đó của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria bị Nga phá sạch khiến Ankara cuống loạn phạm sai lầm nghiêm trọng: Đối đầu toàn diện với Nga.
Trong khi đó, vì lợi ích quốc gia, Mỹ cũng đang “chà đạp” lợi ích của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ khi công khai hỗ trợ, hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd Syria vượt qua “làn ranh đỏ” mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra (rất ngạo mạn) là lực lượng dân quân người Kurd Syria không được vượt qua phần phía Tây sông Euphrates (trong lãnh thổ của Syria).
Như vậy, mục tiêu tối thượng của đối ngoại là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ankara, cụ thể là không cho phép người Kurd Turkey ở Đông Nam ly khai đã không thành công, đã bị Mỹ gián tiếp đe dọa khiến tổng thống cũng như thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ công khai: “Mỹ không phải là bạn”.
 Đối đầu và thách thức lợi ích với Nga và Mỹ-PT để thực hiện giấc mơ địa chính trị tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đã “nếm đủ” đòn về kinh tế, an ninh, ổn định chính trị…buộc Ankara phải thay đổi nhận thức về hoạt động đối ngoại của mình trong thời gian qua.
Sự thay đổi này là “giọt nước cuối cùng” đã dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 15/7 vừa qua. Đảo chính thất bại, hơn 60 ngàn người đang bị thanh trừng, đang trong vòng lao lý.
Rất may mắn cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như đảo chính thành công, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành một Syria thứ hai hay như Iraq, Lybia mà chúng ta đã thấy, biết, về chiến lược “vẽ lại bản đồ Trung Đông”.
Trả giá vì mất lòng tin với Mỹ-NATO và Nga.
Với Mỹ-NATO-EU thì hơn ai hết Thổ Nhĩ Kỳ và họ đã thừa biết lòng tin đôi bên đã cạn, đã sứt mẻ. Là một thành viên NATO, không dễ gì Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức rời bỏ khối. Nhưng sau một loạt sự kiện xảy ra tại căn cứ không quân Incirlik, đặc biệt có thông tin cho rằng Mỹ đang tìm vị trí tại Bulgari, Cosovo để di chuyển VKHN tại đây, đã cho thấy lòng tin chiến lược của Mỹ-NATO với Thổ Nhĩ Kỳ không còn.
Ông cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ilnur Cevik phát biểu: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ đóng cửa căn cứ không quân Incirlik và sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ. Ấm lên trong quan hệ của chúng tôi với Nga sẽ không phải là một thay thế cho các mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ- phương Tây.
Tuy nhiên, Mỹ-phương Tây phải tôn trọng thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ có chính sách riêng của mình. Nếu chính sách đó trùng với lợi ích của Mỹ-phương Tây thì không sao, nhưng nếu không phù hợp, thì Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ phải bảo vệ lợi ích của mình”.
Rõ ràng đây không phải là khẩu khí của một quốc gia chư hầu, không phải là điều Mỹ muốn nghe từ một thành viên NATO, nhưng lại là điều mà Mỹ-PT sẽ không để yên.
Với Nga, Nga sẽ tin ông Erdogan ngay khi mà mới đây ông ta đã “đâm sau lưng Nga một nhát dao”? Không bao giờ. Chính vì thế, trong đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ không có gì để mặc cả với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ phải hy sinh một số quyền lợi để chứng minh, để “mua” lòng tin của Nga.
Chúng ta không ngạc nhiên khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ nối lại quan hệ bạn bè với Syria, sẽ không ngạc nhiên nếu như số lượng hàng hóa, vũ khí trang bị từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tràn về Syria vào tay quân nổi dậy, khủng bố thánh chiến ngày càng giảm dần…Lòng tin Nga được khẳng định qua những điều này và cũng chính là sự hy sinh hay thay đổi mục tiêu địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ có lợi cho Nga-Syria.
Trả giá vì sự độc tài và ngạo mạn
Có thể Erdogan tuyên bố “Cuộc đảo chính là món quà của Chúa” là không sai bởi vì cuộc đảo chính đã dạy cho Erdogan một bài học nhớ đời, buộc ông ta phải dẹp bỏ tính độc tài và thói ngạo mạn…để không muốn bị như Gadafi hay Saddam.
Những hành động của Erdogan sau đây đã chứng minh cho điều đó:
Đầu tiên là tìm cách hợp tác với các đảng đối lập trong đó có đảng đối lập chính là đảng Cộng hòa nhân dân (CHP) chấp nhận cho CHP được tổ chức một cuộc biểu tình dân chủ sau 3 năm bị cấm.
Ông Erdogan buộc phải gìm lại ý muốn thực hiện chế độ Tổng thống lãnh đạo toàn đất nước, nguyên nhân khiến xã hội, các đảng đối lập phản đối quyết liệt, khi tuyên bố “Chúng tôi vẫn ở bên trong hệ thống nghị viện dân chủ”.
Vào ngày 25, Erdogan mời lãnh đạo CHP Kemal Kilicdaroglu và Chủ tịch Đảng Hành động Quốc gia (MHP), Devlet Bahceli, vào dinh Tổng thống để lắng nghe quan điểm của họ về âm mưu đảo chính và hậu quả của nó. 
Dù Erdogan có phớt lờ, lạnh nhạt với Đảng Dân chủ Nhân dân Kurd (HDP), nhưng Thủ tướng Binali Yildirim cho biết sau đó trong ngày, HDP được chào đón trong một cuộc họp chung, đã đồng ý với các CHP và MHP, trong việc sửa đổi hiến pháp.
Tiếp theo, Erdogan bỏ truy cứu những người đã phạm tội “phỉ báng Tổng thống” và đặc biệt đã treo một bức ảnh cỡ lớn của ông Mustafa Kemal Ataturk, một trong những người thành lập chế độ cộng hòa thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, trước cửa chính của đảng cầm quyền AKP, đảng mà vừa mới đây đòi loại bỏ nguyên lý chủ nghĩa thế tục.
Rõ ràng ông Erdogan đã bắt bài hay đã quá hiểu điều kiện cần và đủ cho một cuộc “cách mạng màu” diễn ra là gì nên một loạt thay đổi chính trị nhằm đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội…nhằm chống “diễn biến hòa bình” mà thế lực thù địch đang nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

“Hãy cho tôi biết bạn anh là ai tôi sẽ nói cho biết anh là người thế nào” là câu ngạn ngữ đúng và hay như chân lý của châu Âu mà Ankara nên soi rọi để hành động. Tất nhiên, khi đã bạn với IS, với quân khủng bố thánh chiến cực đoan…thì giá phải trả cũng là khủng bố, đánh bom liều chết... Gần mực thì phải đen mà thôi.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Cơn ác mộng của Mỹ-NATO-EU sau đêm 15/7.


Chính Mỹ-NATO-EU đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Moscow, và chỉ sau một đêm 15/7, cục diện địa chính trị khu vực thay đổi tất cả mọi thứ.

Nếu như cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua “giết chết được Tổng thống Erdogan” thì bản đồ Trung Đông được vẽ lại và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 sẽ bùng nổ khi sự hỗn loạn tại Trung Đông nhốt chặt "gấu Nga" tại Biển Đen bởi eo biển Bosporus bị khống chế.
Tuy nhiên, cuộc đảo chính quân sự đã bị thất bại, hàng chục ngàn người bị thanh trừng tại Thổ Nhĩ Kỳ và chính kết quả đó đã tạo ra một cú địa chấn cực lớn trên 3 mặt: chính trị, quân sự và kinh tế mang tầm quốc tế.
Báo chí truyền thông Mỹ và phương Tây có vẻ như lờ đi sự kiện khủng khiếp này, nhưng khi NATO-EU đang hoảng loạn, trước một thành viên có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng đang “trở cờ” thì tê liệt phản ứng, “ngậm hột thị” là không có gì ngạc nhiên.
Thổ Nhĩ Kỳ đang rời dần NATO
Nếu như sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến tan rã Hiệp ước quân sự Warsaw thì cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho NATO khủng hoảng về tinh thần và lực lượng đãn đến nguy cơ không kém.
Các thành viên NATO, đặc biệt là những quốc gia vừa rời bỏ khối Warsaw gia nhập khối NATO đã hiểu rõ ràng vị thế của mình, thân phận của mình trong NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ từ tấm gương Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính, về thực chất thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn mang trên mình trách nhiệm của một thành viên NATO. Về góc nhìn quân sự thì Thổ Nhĩ Kỳ mất khả năng chiến đấu, NATO đã bị mất đi một vị trí có địa chiến lược rất quan trọng ở phía Nam. Trục Mỹ-NATO-EU có vẽ như sắp bị gãy.
Đây là lý do chính khiến NATO hoản loạn thật sự và đang lo sợ liệu có sự sụp đổ như quân cờ domino hay không.
Với tình trạng Thổ Nhĩ Kỳ như hiện nay thì tốt nhất là NATO phải khai trừ ra khỏi khối càng sớm càng tốt trong khi nó chưa “lây nhiễm”. Hơn ai hết, ban lãnh đạo NATO quá hiểu điều này vì chính NATO đã tham gia đảo chính lật đổ Erdogan, trừ phi Erdogan đã bị như Cadafi.
Thực tế là, để duy trì quyền bá chủ toàn cầu của mình vào thế kỷ mới, Mỹ phải kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng và hành lang đường ống từ Qatar đến châu Âu; bao vây cô lập, làm tan rã Nga; xoay trục sang châu Á-TBD kiểm soát tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế của mình để duy trì sự “hỗn loạn có điều khiển” tại những khu vực có địa chính trị, kinh tế quan trọng trên thế giới.
Nhưng, tại Trung Đông, Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi coi thường những lợi ích an ninh quốc gia của các nước đồng minh, đã đẩy tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Moscow, và chỉ sau một đêm, cục diện địa chính trị khu vực thay đổi tất cả mọi thứ.
Đảo chính thất bại làm rối loạn bàn cờ thế giới
Thứ nhất là bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ-NATO đang có lợi thế khi tạo ra và đẩy mâu thuẫn Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối kháng. Tuy nhiên, khi 2 kẻ thù này làm lành với nhau, hợp tác với nhau sẽ báo trước một sự thay đổi địa chính trị lớn hơn nhiều, đó là, liên kết giữa Ankara-Tehran-Damascus và các đối tác khác của Nga trên khắp Âu Á.
Liên minh này tất yếu sẽ làm thay đổi bàn cờ địa chính trị toàn cầu, làm phá sản hoàn toàn chiến lược kiểm soát dòng chảy của năng lượng từ Qatar đến châu Âu của Mỹ-PT mà trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích trọng yếu kết nối EU với Trung Đông, với châu Á đang dần trượt ra khỏi quỹ đạo địa chính trị của trục Mỹ-NATO-EU.
Nếu như liên minh này do Nga đứng đầu thì có thể sẽ mở ra một thời kỳ ổn định mới cho Trung Đông chống lại chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” của Mỹ đang thực thi.
Ngày 09/8, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp lịch sử tại Saint Petersburg. Và sẽ có 2 vấn đề lớn được giải quyết:
1, Triển khai Turkstream vốn đã bị Mỹ-NATO-EU ép Thổ Nhĩ Kỳ phải loại bỏ. Đây là đường ống dẫn khí tự nhiên sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào làm chủ trung tâm năng lượng lớn nhất phía nam của châu Âu.
Đừng coi thường, điều này là rất lớn. Đây là một cú đánh lớn đến kế hoạch của Washington trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng chảy vào châu Âu từ Trung Đông và châu Á để đảm bảo họ buộc phải sống bằng tiền đô la Mỹ.
Nếu thỏa thuận được triển khai, Nga có quyền truy cập vào các thị trường phát triển mạnh EU thông qua hành lang phía Nam sẽ tăng cường quan hệ giữa hai châu lục, mở rộng việc sử dụng đồng rúp và đồng euro trong giao dịch năng lượng, và tạo ra một khu vực thương mại tự do từ Lisbon đến Vladivostok.
Và lúc đó, chú Sam sẽ “được xem từ băng ghế dự bị”, sức mạnh “đô la-dầu lửa” đã bị hạn chế, còn Ukraine thì sẽ như “một con đĩ già” cho không cũng chẳng ai thèm, nên sẽ “tự đi vào khuôn khổ”.
Kế hoạch triển khai Turkstream đã quá rõ ràng cho nên Bulgaria vội vàng thành lập nhóm nghiên cứu với Nga về South Stream, sự việc mà cách đây không lâu Bulgaria, dưới áp lực của EU, đã thẳng thừng từ chối hợp tác với Nga. Điều này chứng tỏ EU bây giờ cũng không quản được thành viên của mình bởi hội chứng Brexit sẽ có Bulexit…
2, Giải pháp kết thúc cuộc chiến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phải có một nỗ lực để đóng cửa biên giới, ngăn chặn các chiến binh Hồi giáo qua lại và ra vào Syria, đáp lại, Nga bằng quyền lực của mình sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của một nhà nước độc lập của người Kurd trên biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm thực hiện thì coi như không chỉ IS mà ngay cả lực lượng “ôn hòa” cũng không còn đường sống khi “động mạch chủ bị cắt”. Trục Ankara-Tehran-Damascus sẽ là trục ổn định cho Trung Đông hoặc ít nhất khống chế được sự “hỗn loạn”. Hòa bình cho Syria, tránh cho Syria trong tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ như Lybia, sẽ có hy vọng đạt được trong tương lai gần.
Thứ hai là xác định vai trò, vị trí Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, cùng Nga trong tương tác mới trên bản đồ địa chính trị thế giới.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Trung Quốc, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran sẽ thay đổi. Điều này sẽ thay đổi thế giới.
Bắt đầu từ đây, Nga đã đi những nước cờ sắc sảo, bình tĩnh, chắc chắn từng nước một để phá nát NATO. Hiện tại, “mắt xích Thổ Nhĩ Kỳ” của NATO bị đứt thì hệ thống phòng thủ của Nga tại Biển Đen không còn bị áp lực, đã tạo điều kiện cho Nga vươn tay ra các khu vực khác.
Có thể nói, đảo chính quân sự bị thất bại chỉ là “giọt nước cuối cùng” để dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trên 2 vấn đề đã nêu trên là một cú chấn động địa chính trị mạnh nhất kể từ vụ Liên Xô sụp đổ.
Chưa biết trục Mỹ-NATO-EU sẽ đối phó ra sao, nhưng sự chuẩn bị của Thổ Nhĩ Kỳ để đối phó với đảo chính quân sự lần 2 và “cách mạng màu” có thể xảy ra đã chứng tỏ một nhận thức rằng, Mỹ-NATO-EU không đời nào để yên.
Đang có một cuộc cách mạng lớn trong lòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đảo chính. Ngay cả ông Erdogan cũng bớt độc đoán, hết ngạo mạn thường thấy, tất cả là nhằm tập trung vào mục tiêu đoàn kết dân tộc để chống thù trong giặc ngoài đang rình rập đe dọa, mà chúng ta sẽ biết sau đây.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Đừng dại thách thức với nước Mỹ!


Trên bàn cờ Trung Đông, Mỹ, Nga là người chơi chứ không phải là Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, Mỹ đã bá chủ thế giới kể từ khi Liên Xô tan rã đến nay. Vì thế, trong quan hệ quốc tế, Mỹ không có bạn mà chỉ có hoặc là các quốc gia chư hầu, tôi tớ hoặc là kẻ thù. Đó là một thực tế logic khách quan.
Nếu như các cuộc chiến tranh nóng do Mỹ trực tiếp tiến hành sau chiến tranh lạnh kết thúc, đều được cho là nhằm vào các quốc gia thù địch, “chứa chấp khủng bố” như Iraq, Lybia…khiến người ta đang hồ nghi, thì cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định điều đó.
Mỹ-NATO ra tay!
Đảo chính hay “cách mạng màu” tại các nước thành viên khối NATO hay châu Âu là thường thấy và đều có “dấu vân tay” của Mỹ gần như là sự công nhận mặc nhiên. Tuy nhiên, đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ có những điểm đặc biệt, hy hữu.
Thứ nhất, có 3 trong số 5 trung đoàn lính Thổ Nhĩ Kỳ thuộc “Quân đoàn phản ứng nhanh của NATO” tham gia đảo chính.
Thứ hai là Trung tâm chỉ huy đảo chính lại là từ căn cứ quân sự của NATO đặt trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ không quân Incirlik.
Thứ ba, do đó, kết luận rút ra là chính NATO-Mỹ thực hiện đảo chính quân sự nhằm vào một thành viên chủ chốt của NATO được xếp thứ 2 sau Mỹ về lực lượng.
Đó là lý do vì sao ngoài việc thanh trừng quân đội (chủ yếu là thành phần thân NATO), ông Erdogan cho lực lượng bao vây, khống chế căn cứ không quân của Mỹ-NATO Incirlik.
Incirlik là một trong 6 căn cứ quan trọng của NATO là trung tâm chỉ huy đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ai chỉ huy NATO? Dĩ nhiên là Mỹ. Nếu như ai đó chưa tin Mỹ dùng NATO để khống chế châu Âu, NATO là cái gậy chỉ huy của Mỹ, là công cụ để Mỹ bá chủ thế giới và nếu ai còn hoang tưởng NATO “bảo vệ châu Âu”…thì cú đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm vào một quốc gia có lực lượng quân sự hùng hậu chỉ sau Mỹ là một sự cảnh cáo nghiêm khắc cho bất cứ thành viên NATO nào, kể cả Pháp là quốc gia có VKHN.
Điều 1, mọi thành viên NATO đều phải tuân thủ chỉ huy của Mỹ (vì Mỹ có hàng chục căn cứ quân sự trên khắp châu Âu, Mỹ bỏ ra hơn 75% ngân sách nuôi NATO không phải là vô dụng).
Điều 2, nếu chính phủ nào không tuân thủ thì sẽ bị “cách mạng màu” hoặc bị đảo chính hoặc bị Mỹ coi là kẻ thù. Chấm hết.
Thời gian gần đây, việc Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận ra sai lầm khi bị NATO biến thành tên lính xung kích đối đầu với Nga, trong khi Mỹ-NATO bất chấp lợi ích quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ; việc ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu là Tổng thống Erdogan muốn thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ…đã thách thức đến lợi ích Mỹ đi chệch hướng chỉ huy của Mỹ đã khiến Mỹ ra tay “muốn giết chết Erdogan” như Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai tố cáo. Nhưng chỉ vậy thôi thì chưa phải là bài học mà Mỹ muốn dạy cho tất cả.
Tờ báo Yenissafak (1) của Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai cáo buộc, phanh phui kế hoạch đảo chính ngày 15/7 của Mỹ “khủng khiếp, hoành tráng” hơn nhiều khi tung ra lời khai của một trong những kẻ cầm đầu đảo chính bị bắt.
Theo Yenisafak, đây là kế hoạch “xâm lược đa quốc gia” (bao gồm 8-10 ngàn quân IS và các lực lượng được Mỹ-phương Tây hậu thuẫn, nuôi dưỡng tại Iraq, Iran, Syria…hơn 50 ngàn quân) được vạch ra và chỉ huy phối hợp tổ chức thực hiện tại căn cứ không quân Incirlik Adana Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài trong 12 tuần, nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một Syria thứ 2, Istanbul sẽ ly khai và kiểm soát, khống chế eo biển Bosporus.
Rõ ràng, âm mưu này rất trùng khớp với kiểu “sản xuất nội chiến”, “chế biến hỗn loạn” của Mỹ-phương Tây tại Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới mà chúng ta đã chiêm ngưỡng.
Thỗ Nhĩ Kỳ, hãy đợi đấy!
Đáng tiếc là kế hoạch bước đầu tiên là “giết chết Erdogan” không thành, khiến cho các bước tiếp theo không dám manh động. Cuộc đảo chính quân sự được coi là thất bại. Hiệp 1, thế lực bên ngoài, bên trong bên đảo chính chủ quan, nhao lên tấn công bị phản đòn thủng lưới nhưng vẫn còn hiệp 2.
Lớp bụi sau đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mới lắng xuống, điều đó có nghĩa là chỉ cần có gió, cấp gió bao nhiêu là đám bụi sẽ mù mịt bốc cao bấy nhiêu mà thôi.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, do chính sách đối ngoại sai lầm “chơi với rất nhiều dao” của Ankara, như hợp tác cả với IS, là nơi trung chuyển, tập kết lực lượng thánh chiến khủng bố…cho nên, những “con sói độc” không chỉ có “1 chân trong nhà” mà để cả “4 chân trong nhà”.
Ngoài ra, là một thành viên NATO lâu năm, khác với Ukraine, ảnh hưởng của Mỹ-phương Tây trong hệ thống chính trị và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là rất lớn. Tuy nhiên, nó còn đi xa hơn thế. Sự tiếp xúc lâu dài với ảnh hưởng từ Hoa Kỳ có nghĩa là ngày nay, nhiều thành phần cốt lõi của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất là tầng lớp trí thức, đã bị đồng hóa theo hình ảnh ông chủ của họ: những kẻ “tạo ra hiện thực” ở Washington và Wall Street.
Vì thế, dù Erdogan có thanh trừng bao nhiêu cũng không thể một lúc gột sạch hết ảnh hưởng của Mỹ-PT trong quân đội, xã hội…và do đó, Erdogan thừa biết, đảo chính lật đổ ông ta thực hiện còn dễ dàng, thuận lợi hơn Mỹ-phương Tây đã làm ở Ukraine nhiều lần.
Đừng dại đùa với nước Mỹ, Mỹ chỉ lợi dụng được Thổ Nhĩ Kỳ chứ Thổ Nhĩ Kỳ không lợi dụng được Mỹ, ăn chia sẽ không bao giờ đều và khi cần thiết, Mỹ sổ toẹt cái gọi là lợi ích quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ như thường. Kết thân làm chư hầu với Mỹ thì dễ, nhưng rứt ra là hơi bị khó đấy.
Erdogan giờ biết rằng, ông ta có sự ủng hộ của đa số dân chúng, nhưng con đường chuyển đổi từ vị trí tay sai của NATO sang một quốc gia có nền đối ngoại độc lập, tự chủ, sẽ đầy chông gai, và chắc chắn Mỹ-phương Tây sẽ sử dụng mọi phương án mà họ có để hạ gục Erdogan và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.
 Sau đảo chính là thanh trừng…Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang như con cua trong thời kỳ lột vỏ. Tồn tại, giữ nguyên tỷ số trong hiệp 1 hay bị đánh bại chung cuộc phụ thuộc vào lèo lái tỉnh táo, sáng suốt của Erdogan.

Chúng ta sẽ quan sát, phân tích, những bước đi tích cực, tỉnh táo của Erdogan cùng với Bộ tham mưu của ông ta trong kỳ tới.