Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Thua trận, liên minh chống IS lật bài!


Nga-Syria phải chấp nhận một thực tế là IS có thể “biến mất” trên chiến trường…
Trong những ngày gần đây, khi quân đội Ả Rập Syria (SAA), lực lượng quân sự địa phương NDF, liên minh Iran, Hezbollah dưới sự hỗ trợ của VKS Nga đã thu được những kết quả quân sự to lớn, lực lượng IS đang bị buộc phải ròi bỏ những vị trí chiến lược quan trọng để rút về Raqqa và phía Tây sông Euphrates thì họ phải đối mặt với một nhân tố mà trước đây đã vắng mặt, đó là sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội liên quân do Hoa Kỳ trên lãnh thổ Syria.
Liên minh chống IS do Hoa Kỳ lãnh đạo đã phản ứng với các chiến thắng của SAA và quyết định ngăn chặn SAA, NDF và lực lượng ủng hộ chính phủ khi họ mở các hoạt động ở về hướng Đông Nam Syria giáp với biên giới Jordan.
Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu không muốn chính quyền Assad giành thắng lợi, vì vậy, những con bài cuối cùng được lật, nói cách khác là bất kỳ những hành động gì khiến Assad thất bại, khiến hoạt động quân sự của Assad gặp nhiều khó khăn là Liên minh Mỹ không từ.
1, Thỏa thuận bí mật với IS tại Raqqa!
Bộ quốc phòng Nga tố cáo Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã đưa ra một thỏa thuận bí mật với các tên khủng bố IS ở thành phố Raqqa, theo đó IS sẽ có một hành lang mở để rút khỏi Raqqa nếu các thành viên của nó được triển khai lại đến tỉnh Homs để chống lại các lực lượng chính phủ gần Palmyra. Hành lang này sẽ nằm ở phía nam của Raqqa.
 Trong khi đó SDF lại tố ngược lại là Nga mới có thỏa thuận với IS trong khu vực Palmyra!!!
Dư luận đã biết rõ ràng SDF do Mỹ hậu thuẫn đã chính thức thực hiện ít nhất hai thỏa thuận an toàn với những kẻ khủng bố IS. Những thông tin này được khẳng định bởi liên minh do Mỹ lãnh đạo bằng việc họ đã tuyên bố và xác nhận cả thế giới đều nghe, biết:
Lần thứ nhất, theo SDF, khoảng 500 chiếc xe chiến đấu với quân khủng bố IS và những người ủng hộ ISIS (cũng như một số lượng thường dân bị bắt làm con tin) được SDF ở thành phố Manbij đưa ra khỏi thành phố Manbij vào năm 2016.
Lần thứ 2, SDF cho phép khoảng 70 quân khủng bố IS rời khỏi khu vực đập Tabqa một cách tự do vào năm 2017. (Ngoài ra thả dù nhầm, cung cấp vũ khí…cho IS của Liên minh Mỹ thì chưa công khai…)
Trong khi đó, không có báo cáo khẳng định rằng liên minh Syria-Iran-Nga đã từng làm một thỏa thuận với IS cho đến nay. 
Hiện tại thì tại khu vực Palmyra, IS và liên minh Nga-Syria đang chiến đấu khốc liệt, đặc biệt như trận ngày 26/5, VKS Nga đã thiêu hủy 120 lính IS và gần 60 xe pháo các loại. Phải chăng đó là thỏa thuận kiểu Nga?
2, IS đổi sang FAS…
Trước đây, chúng ta đã nghe bộ quốc phòng Mỹ than thở về việc huấn luyện 5000 quân FSA (Quân đội Syria tự do) tồi bại như thế nào…Nghĩa là 5000 quân, sau khi cung cấp đầy đủ vũ khí trang bị thì trốn hết, chỉ còn lại 5 người... “một kỷ lục về huấn luyện đạo tạo thấp kém từ chiến tranh thế giới lần 2 đến nay” như Mỹ tự nhận...
Giờ đây, suy nghĩ lại thì mới biết là bị mắc mưu Mỹ…
Nguồn tin chính phủ Syria cho biết: “Một số chỉ huy IS đã tham gia FSA hoạt động tại khu vực Al-Tanf trên biên giới Syria-Iraq.
Theo báo cáo, hai cựu chỉ huy của IS, "Ghassan al-Sanki" và "Mahmoud Faraj" đã đến khu vực được kiểm soát bởi FSA và Lực Lượng đặc biệt Hoa Kỳ trong sa mạc Syria từ Deir Ezzor.
Người ta tin rằng "Ghassan al-Sanki" là một trong những chỉ huy nổi tiếng nhất của IS tại thị trấn Al-Bukamal nằm gần biên giới Syria-Iraq. Nhiều tên khủng bố IS ở Deir Ezzor được cho là những lính cũ của FSA tham gia vào IS khi đánh chiếm những mỏ dầu trong khu vực. Bây giờ chúng đang rời IS để gia nhập vào FSA
FSA ở Deir Ezzor được biết đến nhờ mối liên hệ chặt chẽ với IS ở IraqSyria và các hoạt động buôn lậu, tuyển dụng thánh chiến và vũ khí vào lãnh thổ Iraq. FSA ở Deir Ezzor là tổ chức đầu tiên thiết lập thương mại dầu mỏ bất hợp pháp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 2013, FSA và IS đã phát động cuộc tấn công chung vào các vị trí của quân đội Iraq tại cửa khẩu biên giới Al-Yarobiah, vì vậy, người ta tin rằng FSA ở Deir Ezzor không phải là sự lựa chọn tốt nhất nếu ai đó đang tìm kiếm một đồng minh cho cuộc chiến chống IS ở biên giới Syria-Iraq”…
Té ra FSA không phải là dạng vừa và Mỹ đâu khờ dại khi huấn luyện, trang bị vũ khí cho 5000 tên mà biến đi đâu hết còn lại 5 người…Chúng đâu hết? Hỏi IS và đố Nga-Syria và Liên minh chống IS của Mỹ tìm cho ra…
Tại sao IS bị VKS Nga hủy diệt khi tập kích Zaza?
Trước hết chúng ta hãy xem bản đồ dưới và ngày 26/5 khi quân Assad đã phát triển thuận lợi vào phía ĐN giáp biên giới Jordan, họ đang tiến sát vùng đồng bằng phía tây Al-Tanf.
Một lực lượng lớn các chiến binh Jaish al-Islam ở phía đông Qalamoun bị SAA bao vây cô lập khi đã ngăn chặn thành công mọi cố gắng kết nối với nhóm chiến binh do Mỹ hậu thuận tại vùng biên giới Jordan


Nhóm Jaish al-Islam cố gắng phá vây để tiến về Al-Tanf nhưng không thành
Một sự trùng hợp là thời gian đó, một lực lượng lớn của IS gồm cả xe quân sự đã hành quân từ Deir Ezzor đến tấn công và ngã 3 Zaza (Bản đồ dưới)


Mũi tập kích của IS vào Zaza nhưng bị VKS Nga hủy diệt trên đường hành quân tiếp cận.
VKS Nga và không quân Syria lập tức xuất kích…toàn bộ số phương tiện hành quân trên đường bị phá hủy cùng với hơn 120 tên IS. Nga cho rằng, đây là một trận không kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch nhất từ trước tới giờ.
Nếu như IS không có mối liên hệ gì với FSA thì về logic chiến thuật, vị trí IS cần tấn công là Arak phía Đông Palmyra là hợp lý. Thế nhưng, tiến đánh Zaza khi cơ động một quãng đường dài trên sa mạc thì chỉ làm mồi cho VKS Nga là điều vô lý.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên có lý nếu như bí mật, qua được mắt VKS Nga mà đánh chiếm được Zaza thì IS trở thành lá chắn vững chắc cho Al-Tanf và ngăn chặn sự phát triển của SAA về hướng Jordan
IS đã thực hiện kế hoạch tác chiến này, và chứng tỏ IS cứu viện cho vùng đệm của Mỹ và liên minh chống IS đã đang bị Nga –Syria làm phá sản.
Rõ ràng là nếu như có thỏa thuận của SDF với IS tại Raqqa thì dư luận không ngạc nhiên vì tại chiến dịch Mosul, hơn 9000 quân IS cũng được “giới thiệu” sang Syria đó sao? Hoặc chuyện quân khủng bố “đổi tên, thay áo”, hoặc chuyện chúng tấn công quân chính phủ Assad để giai vây cho nhau…là chuyền đã đang xảy ra trên chiến trường. Và, chẳng ai lạ gì mối quan hệ của Liên minh Mỹ với IS.

 Vấn đề là Nga-Syria cảnh giác để chống lại như thế nào thôi, bởi thực ra, Nga-Syria chưa từng được SDF và IS ưu ái bao giờ…May mắn là Nga-Syria đã có những bài học tại Alepoo, Palmyra, Hama nên đủ sáng suốt trong kế hoạch tác chiến của mình.

Thế bí, liên minh chống IS của Mỹ phạm luật: Đánh nguội!


Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu đang động vào một “tổ ong bò vẽ” tại SyriaIraq
Ngày 18/5, liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu đã không kích vào lực lượng chính phủ Syria khi đang tiến về Al-Tanf giáp biên giới Iraq…Đây là lần thứ 3 khi liên minh chống IS (Mỹ) lại tấn công công vào lực lượng chống IS.
Lần đầu tiên, từ căn cứ tại Iraq, 4 máy bay (2 F-16 và 2 A-10) xuất phát, không kích vào vị trí của quân đội Syria đã giết chết 62 binh sĩ và khoảng 100 người bị thương. Thời điểm này, dù sao thì Mỹ vẫn còn e ngại, dấu mặt nên thông báo là ném bom “nhầm”.
Yêu cầu của tác chiến là hỗ trợ cho IS tấn công đánh chiếm các cao điểm quan trọng tại Deir ez-Zor.
Lần thứ 2, Mỹ trực tiếp phóng hàng chục tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria. Lần này Mỹ lấy cớ là do không quân Syria cất cánh tại đây đã sử dụng VKHH tại Idlib.
Yêu cầu của tác chiến là hỗ trợ cho quân khủng bố HTS đội lốt “lực lượng đối lập” đang tấn công quân đội Assad tại Hama
Và lần này với lý do là lực lượng Assad đã “áp sát quá gần” lực lượng của liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu…Và, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ tình tiết chiến thuật của vụ không kích này sau đây…
Tại sao liên minh chống IS phạm luật chơi?
 Có thể thấy rõ điều này, chỉ khi nào tình thế rơi vào bức bách, không thể dừng thì liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu mới “phạm luật”, đó là sử dụng lực lượng quân sự tấn công trực tiếp vào quân Assad như đã thấy. (Lưu ý là chúng ta nói về tác chiến, còn chính trị, kinh tế…thì liên minh chống IS quan hệ với IS như thế nào ta không bàn đến ở đây)  
Trong bóng đá thì coi như đó là sự phạm luật (lỗi) cần thiết, còn ở góc nhìn quân sự thì hành động của liên minh chống IS là quyết đoán, hợp lý...trước ý đồ tác chiến của liên minh Syria do Nga đứng đầu.
Tại sao Mỹ coi việc di chuyển lực lượng của quân Assad đến Al-Tanf là sự “áp sát quá gần”?
Dễ nhận thấy, gần đây không có hoạt động quân sự quy mô lớn tại các tỉnh phía đông của Damascus và Homs, nhưng khi quân đội Syria chuyển sang biên giới Jordan thì số cuộc xung đột vũ trang ngày càng gia tăng.
Biên giới Syria-Jordan từ đại lộ Suwayda tới Deir ez Zor, Ave,  nhóm "Nhà nước Hồi giáo" thực tế không còn ở đó mà đang được đồn trú, khống chế bởi các lực lượng dân chủ Syria (SDF) được Mỹ nuôi dưỡng hỗ trợ. SDF đang được huấn luyện bởi các đơn vị của các lực lượng đặc biệt Anh và Mỹ, Na Uy… ở Jordan.
Vì thế, khi bộ tham mưu Nga-Syria-Iran mở hướng tấn công sang khu vực này nhằm tạo ra một gọng kìm vào hướng TN Deir ez Zor, đồng thời hợp tung với lực lượng thân Iran tại Iraq, ngăn chặn lực lượng pro Mỹ là SDF tấn công Deir ez Zor thì tất nhiên Mỹ và Anh…không thể chịu được.
Tại đây, biên giới Syria-Jordan, không có căn cứ nào lớn, do đó, với sức mạnh của SAA và liên minh thì SDF của Mỹ không thể trụ nổi. Assad có thể tiến đến vùng nông thôn phía Nam của At-Tanf mà không gặp phải sức kháng cự. Ngăn chặn được chỉ có thể là liên minh chống IS của Mỹ.
Đòn không kích vào đoàn xe quân sự của quân chính phủ Syria về hướng Al-Tanf của liên minh chống IS nhằm cảnh cáo và ngăn chặn hướng hành quân nguy hiểm của quân chính phủ Assad là logic quân sự mà Mỹ bất chấp dù phạm luật chơi.
Diễn tiến trận đấu…
Điều khẳng định là sau sự “phạm luật chơi” của Liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu thì tình thế vẫn luôn được Nga-Syria-Iran làm chủ và được đẩy lên có lợi cho họ.
Nếu như lần đầu tiên, sau vụ ném bom nhầm, Nga-Syria phải dồn lực lượng đánh chiếm lại những vị trí đã rơi vào tay IS đồng thời Nga phóng tên lửa Kalibr “nhầm” vào sở chỉ huy tác chiến quân khủng bố làm thiệt mạng 30 cố vấn quân sự của liên minh chống IS.
Và, lần thứ hai quân khủng bố HTS bị đại bại tại Hama và chuyện 36 quả tên lửa Tomahawk đang đánh sụp thần tượng Tomahawk của Mỹ…thì lần này, tình thế vẫn “lặp lại”.
Thật vậy. Trước hết phải công nhận, Bộ tham mưu Nga-Syria và Iran rất khôn ngoan khi sử dụng lực lượng.
Lực lượng mà Bộ TM Nga-Syria và Iran sử dụng không phải lực lượng chính quy như con Hổ hay quân đoàn 5…mà chủ yếu là lực lượng người Shiite trong lực lượng NDF (quân địa phương ủng hộ Assad bao gồm Đảng Ả rập Tawheed, lực lượng Phong trào Ibdal và Tiểu đoàn Iamam Ali). Ngoài ra còn có lực lượng quân tình nguyện  Harakat Al-Abdal người Shiite Iraq do Iran hậu thuẫn (đang tấn công thẳng vào hướng Al-Tanf).
Nên nhớ, các lực lượng này rất thân thiện với lực lượng pro Iran Shiite Iraq và lữ đoàn Bader khét tiếng do một vị tướng Iran, Tướng Qassem Soliemani chỉ huy (PMU Iraq) không thuộc sự chỉ huy của chính quyền Iraq. Chính họ đã giải phóng Tal Afar cách phía Tây Mosul 55 km, cắt đường lui và tiếp tế của IS với Syria khiến Israel đổ tội sai lầm tai hại này cho các chỉ huy liên quân khi không tấn công chiếm Tal Afar ngay từ đầu…
Nếu như trước đây, các lực lượng này tại Syria “dễ làm khó bỏ” trước sự tấn công của IS khiến quân đội Assad (SAA) phải giải phóng đi giải phóng lại, thì lần này, quyền lợi kinh tế (chiếm các mỏ dầu tại Deir ez Zor), quyền lợi chính trị (tạo ra một thế lực lớn người Shiite Syria-Iraq-Iran) đã khiến cho ý chí chiến đấu của họ thay đổi về chất.
Vì thế khi không quân liên minh chống IS không kích vào lực lượng này chẳng khác nào kích hoạt vào “một tổ ong bò vẽ”…
Thứ nhất, lực lượng này dưới sự hỗ trợ kiên quyết của VKS Nga đã tấn công mạnh vào lực lượng mà liên minh Mỹ hỗ trợ, họ đã chiếm hàng trăm km vuông và hơn 60 km biên giới Syria-Jordan. Sự “hung hãn” của lực lượng này khiến Mỹ phải khuyên lực lượng SDF rút một số vị trí và tránh đụng độ với họ.
Thứ hai, liệu Mỹ có dám không kích tiếp, tức “phạm luật” tiếp hay không? Đặt yếu tố Nga ra ngoài thì nếu Mỹ tiếp tục không kích vào lực lượng này thì mạng sống của các lực lượng đặc biệt của Mỹ, Anh, Na Uy ở các căn cứ của phiến quân tại biên giới Iraq, Jordan sẽ không an toàn khi bị người Shiite trả đũa…
Rõ ràng là liên minh Mỹ, hỗ trợ cho lực lượng pro của họ không kích diệt người Shiite thì người Shiite đáp trả…là việc của người Shiite Syria, Iraq với liên quân chống IS mà Nga và SAA không liên quan. Tất nhiên lính đặc nhiệm Anh, Mỹ , Na Uy chẳng ngốc khi đối đầu trực tiếp với họ.
Báo chí PT và Israel hô rằng lực lượng đặc nhiệm Nga sẽ triển khai trên vùng nông thôn phía bắc Suweida nhằm ngăn chặn không quân liên minh do Mỹ dẫn đầu không kích quân đội Syria là không có cơ sở, không hợp logic chiến thuật. Nga không cần đưa lực lượng mặt đất vào đó cũng đủ khiến liên minh chống IS không thể “phạm luật” tiếp.

Như vậy, nếu thành công trong việc giải phóng biên giới với Jordan, coi như Nga-Syria-Iran hoàn toàn không lo ngại mặt TN của Deir ez Zor…Và nếu lực lượng người Shiite Syria và người Shiite Iraq thân Iran được hợp tác thì tỉnh lỵ nhiều dầu mỏ Deir ez Zor sẽ nằm trong túi họ.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Thuyết âm mưu: Siêu vũ khí Nga làm tê liệt hệ thống phòng không Bắc Mỹ!


Ngày 17/4/2017, đáp trả tuyên truyền láo xược của truyền thông Mỹ từ tạp chí Vanity Fair, khi coi Liên bang Nga không theo Mỹ, phương Tây nên giờ “gồm những người nguyên thủy vô vọng sống trong một đất nước trung cổ…”, Putin ra lệnh cho máy bay chiến lược TU-95 bay đến Alaska.
Khi TU-95 bay đến khu vực “nhận diện phòng không” Bắc Mỹ, lập tức Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) điều máy bay F-22, máy bay E-3 bay kèm khoảng 12 phút. Lúc này, TU-95 triển khai hệ thống tác chiến điện tử Khibiny sử dụng công nghệ Magrav (siêu vũ khí)…
Hệ thống tác chiến điện tử Khibiny công nghệ Magrav đã “tàn phá và làm tê liệt có hiệu quả” hệ thống phòng không Bắc Mỹ khiến cho lần thứ hai, ngày 18/4, không một máy bay nào có thể cất cánh từ sân bay Alaska lên xua đuổi, đánh chặn TU-95 tuần tra.
Đây là căn cứ không quân bí mật của Nga được tiết lộ cho Phương Tây biết lần đầu tiên vào ngày 19/4/2017

Trên đây được coi như là đánh giá hay là quảng cáo “siêu vũ khí” của người Nga, nhưng về phía Mỹ-PT trong sự kiện này thì sao?
Nga nói rằng, từ ngày 18/4  không có một máy bay nào có thể cất cánh tại sân bay thuộc Alaska khi bị “siêu vũ khí” làm tê liệt.
Trong khi đó tuyên bố của người phát ngôn NORAD, bà Mary Anna Clemons, rằng, Mỹ “quyết định không điều máy bay theo dõi, ngăn chặn, áp sát…TU-95 nữa vì TU-95 dù đã bay vào khu nhận dạng phòng không (ADIZ) nhưng không sai phạm…”
Việc người Nga cho máy bay ném bom chiến lược không chỉ một lần mà quần thảo 4 lần trong 4 ngày liên tục gần bờ biển Alaska thuộc khu vực bảo vệ của Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ là hành động gì nếu như không phải là khiêu khích, đe dọa Mỹ?...
Thế nhưng phát ngôn của NORAD tuyên bố như vậy khiến dư luận rất ngạc nhiên bởi một tuyên bố không đúng với thái độ, hành động “diều hâu” lâu nay của Mỹ.
Bởi mỗi lần TU-95 tuần tra thì ngay như Anh, Na Uy đều hùng hổ điều may bay để “đánh chặn” như họ tuyên bố…mà Mỹ, một siêu cường quân sự, đang coi Nga là kẻ thù, lại hiền từ đến thế?
Chính vì vậy mà dư luận nghi ngờ đằng sau tuyên bố rất “dịu dàng, bồ câu” của Mỹ. Phải chăng “siêu vũ khí” của Nga là sự thật?
Ngay sau đó, 19/4, Nga đã nói rõ Nga đang triển khai và sử dụng “siêu vũ khí” nhưng truyền thông phương Tây, tờ The Sun, không trung thực với dân chúng của họ khi tuyên truyền rằng “Nga tuyên bố xóa sạch Hải quân Mỹ chỉ bằng một quả bom” là sự kỳ quái không hiểu được.
Việc tuyên bố của Nga sau khi đem lại cho Mỹ bài học ở Alaska nhằm mục tiêu cảnh cáo những cái đầu nóng hiếu chiến của NATO nên dừng lại nếu như không muốn bị các máy bay của tại những sân bay bí mật ở Bắc Cực xóa sổ không quá vài ngày nếu như không muốn nói là vài giờ. 
Hồ sơ của “siêu vũ khí”!
TU-95 Nga tuần tra 4 lân liên tục trong 4 ngày trên bờ biển Alaska của Mỹ

Hệ thống tác chiến điện tử Khibiny sử dụng công nghệ Magrav gọi là “siêu vũ khí” đã được đồn thổi từ lâu mà khiến dư luận nửa tin nửa ngờ…
Đầu tiên là vụ SU-24 Nga đã chao lượn làm động tác công kích vào khu trục hạm Donald Cook 12 lần sau khi Khibiny đã là tê liệt toàn bộ hệ thống tác chiến hiện đại trên tàu khiến 27 sỹ quan, những người lính ưu tú nhất của Hải quân Mỹ hoảng loạn đâm đơn thôi việc.
Ngày 23/5/2015, 3 tàu ngầm Nga thuộc hạm đội biển Bắc đã sử dụng “siêu vũ khí” buộc tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đang áp sát vào biển Baltic “sợ hãi chạy trốn” về phía vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Hampshire ở Vương quốc Anh.
Sự kiện này các chuyên gia Mỹ giải thích rằng USS Theodore Roosevelt bị “tê liệt” là bởi một chiếc tàu ngầm của Pháp sử dụng “công nghệ Magrav” ngoài bờ biển Florida trong một cuộc diễn tập với Hải quân Pháp.
Thông qua cuộc diễn tập cho người Mỹ kiểm tra biện pháp đối phó với “siêu vũ khí” mang tính cách mạng này trước khi triển khai tàu để đối phó với lực lượng Hải quân Nga sau vụ Donald Cook tại Biển Đen…(cứ cho là thế đi, thì chứng tỏ “công nghệ Magrav” là siêu đỉnh).
Tiếp theo sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24 Nga. Nga đã triển khai hệ thống Khibiny trong lúc không kích dồn đập vào lực lượng pro Thổ Nhĩ Kỳ tại bắc Latakia sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhưng toàn bộ không quân Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ Incirlik không thể cất cánh vì hoàn toàn bị “chiếu xạ”.
Và vụ mới nhất là tại Alaska như đã nêu.
Sự trùng hợp, hiện tượng xảy ra…khiến cho chúng ta, những người ngoài cuộc, nghi ngờ rằng có thể có “siêu vũ khí” thật.
Vậy công nghệ Magrav là gì? Nga đã làm chủ được bao nhiêu công nghệ này và việc mất tích 36 quả Tomahawk của Mỹ có liên quan gì đến : “siêu vũ khí” này? Chúng ta có thể nói tới kỳ sau.

Công nghệ Magrav là gì?
Ai cũng biết định luật vạn vật hấp dẫn và chuyển động của Newton là một trong những khám phá vĩ đại nhất trong khoa học. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nền khoa học hiện đại hiện nay đã không hiểu được trường hấp dẫn được tạo ra như thế nào.
Chúng ta hiểu được tác động của lực hấp dẫn nhờ Newton, nhưng không ai trong lịch sử khoa học đã có thể giải thích được làm thế nào để tạo ra từ trường trọng lực và từ trường ... cho đến bây giờ.
Công nghệ Magrav là công trình nghiên cứu của một kỹ sự hạt nhân người Iran tên là Mehran Keshe về vấn đề trên và đã chuyển giao cho chính phủ Iran.
Năm 2011, Iran trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử của thế giới thông báo họ có một Chương trình Không gian được thiết lập…Tuy nhiên, không giống như các chương trình không gian thông thường như NASA của Mỹ.
Chương trình không gian này được phát triển xung quanh việc sử dụng công nghệ Magrav, sử dụng các trường điện từ và lực hấp dẫn như là một phương tiện để nâng, vận hành, tạo ra năng lượng, trái ngược với việc sử dụng công nghệ đốt. 
Như vậy, về cơ bản, sự hiểu biết mới của chúng ta về việc tạo ra lực hấp dẫn đã làm cho việc sử dụng công nghệ đốt cháy đã lỗi thời và tất nhiên, những ngày phụ thuộc vào than và dầu đã qua ... 
Trong tương lai gần chúng ta sẽ thấy những chiếc xe không có bánh xe và sẽ có thể đi du lịch trong Không gian trong điều kiện tương tự như bay trong một chiếc máy bay ở đây trên trái đất.
 Vào tháng 12/2011, do Iran đã sử dụng công nghệ để buộc hạ cánh, bắt giữ một chiếc UAV hiện đại, tinh vi bậc nhất của Mỹ, nên vào ngày 23/4/2012 Tổng thống Mỹ Obama ký lệnh cấm nghiên cứu, sử dụng “công nghệ ma thuật” này.
Tại sao Obama lại cấm không nghiên cứu phổ biến công nghệ Magrav thì chúng ta hãy đọc lá thư ngõ của Mehran Keshe gửi Obama khi bị cấm sau đây là rõ:
“Tôi muốn giới thiệu trực tiếp công nghệ của chúng tôi đến Ngài và chính phủ Mỹ để tất cả chúng ta có thể hiểu được những thay đổi cơ bản cần phải mang lại cho Nhân loại.
 Nếu công nghệ Magrave của chúng tôi được sử dụng có hiệu quả thì tàu sân bay Hoa Kỳ sẽ chỉ là “bồn tắm nổi”, các đường băng chứa F16 và F18 sẽ chỉ là các viện bảo tàng của những con chim sắt, bởi vì các máy bay này sẽ không thể bay nếu hệ thống điện tử của nó bị ảnh hưởng bởi công nghệ không gian của Magrave.
Tổng thống Obama, chúng tôi mong Ngài hiểu sự thay đổi này và mời Ngài vui lòng ký một sắc lệnh về thế giới thực, chứ không nên vì lợi ích một nhóm hay một quốc gia, duy trì một trật tự trì trệ trong khoa học và công nghệ, mà là một niềm tự hào cho tất cả chúng ta trong việc đưa loài người đến những mức độ mới”...
Quả thật là, nếu như con người đã nắm bắt tốt công nghệ Magrav thì những chuyện trước đây gọi là “khoa học viễn tưởng” sẽ không còn là viễn tưởng mà là sự thật. Và, như vậy thế giới có một cuộc cách mạng KHKT, nhưng như vậy Mỹ, Nga được lợi gì?
Nga đã nắm bắt công nghệ Magrav?
Nếu công nghệ này là có thật thì Nga đã làm chủ “công nghệ ma thuật” này bao nhiêu %?
Không ai biết, nhưng công nghệ này rất liên quan đến việc tạo ra dễ dàng, nhanh gọn môi trường Plasma là một trạng thái thứ tư của vật chất, cùng với ba trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó khác hẳn với không khí. Bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực khí quyển bị plasma hoá sẽ bị lộn nhào như chong chóng và bị vỡ vụn  thành nhiều mảnh ngay tức khắc.
Người Nga đã dành thời gian nghiên cứu từ lâu về vũ khí Plasma trong Chương trình “Planeta” do Viện sỹ Avramenco chủ trì đã thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plasma bắn rơi đầu đạn tại trường thử Vladimir-30.
Té ra những quảng cáo vũ khí chỉ phục vụ cho mua bán và răn đe ảo. Răn đe thực là những vũ khí tiên tiến nhưng tuyệt mật...Người Nga đã "bật mí" he hé cho Mỹ ít nhất 2 lần trong đó có vụ lộ tàu ngầm có thể gây nên sóng thần hủy diệt bờ Tây Hoa Kỳ....


Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Phần 2: Hệ thống Petrodollars – Ngai vàng hiện đại của Mỹ

Petrodollars nhìn ở góc độ lợi ích quốc gia thì đây là một chiến lược chuyển hướng chính trị kinh tế vô cùng xuất sắc của giới tinh hoa chính trị Mỹ

Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng….và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó loài người trở về thời kỳ trung cổ…Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại…
Hiện nay thế giới tiêu thụ hơn 100 triệu thùng dầu trong một ngày, một số lượng khổng lồ được hút lên từ lòng đất…vì thế ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu…
Người Mỹ đã nhận ra điều này và sau khi kết thúc trò chơi “dollars cho vàng”, họ đã thực hiện một kế hooạch mới là “dollars cho dầu” hay Petrodollars.
Có thể nói “Petrodollars” đã thể hiện tầm nhìn xa của các nhà tinh hoa chính trị-kinh tế nước Mỹ. Chính hệ thống Petrodollars đã biến đồng dollars trở thành một đồng tiền chung của quốc tế mà không ai có thể cưỡng lại khiến cho nước Mỹ ngồi chắc trên ngai vàng bá chủ thế giới hiện đại.
Vậy Petrodollars là gì?
Trả lời ngắn gọn, cốt lõi nhất cho câu hỏi này là, tất cả dầu khai thác được đều phải dùng dollars để mua. Chấm hết.
Arabia Saudi là quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới được Mỹ nhắm tới và một thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời, theo đó:
Mỹ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia “sát thủ”, hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản: 
1, Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.
2, Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Có thể coi đây là một cú “trúng thầu” của Mỹ tại Arabia Saudi mà không chỉ thế, Mỹ còn “trúng thầu” toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy “hợp đồng bên B” của Mỹ.
Như vậy, với bộ óc thông minh thiên tài của giới tinh hoa chính trị Mỹ, đặc biệt là Nixon và Kissinger, họ đã thành công khi tiếp tục duy trì nhu cầu toàn cầu của đồng dollars sau thất bại của Bretton Woods. Không chỉ thế, nó còn được tăng mạnh khi hệ thống Petrodollars đã hoạt động khi nhu cầu về năng lượng dầu mỏ ngày càng tăng trên thế giới.
Lợi ích “khổng lồ” của Petrodllars
Lợi ích đầu tiên, phải đề cập đến là Hệ thống Petrodollars đã “khuyến khích” xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới (thế mới gọi là bá chủ)…
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đồng dollars để mua?
Cách dễ nhất để có được tiền dollars Mỹ là thông qua các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài hữu hiệu vì nó rất tốn kém. Do đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phát triển chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ để có dollars mua dầu... 
Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm dầu mỏ. Muốn có nhiều tiền dollars Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải xuất sang Mỹ để thanh toán tiền dollrs.
Trung Quốc trước đây, khi Nga chưa nổi đình nổi đám như hiện nay, cũng vậy thôi đều coi Mỹ là thị trường lớn, sống còn, là “công trường thế giới” (chủ yếu của Mỹ) mà không có nó thì không chỉ thất nghiệp mà không có tiền dollars để mua dầu…
Rốt cuộc hàng hóa, dịch vụ giá rẻ (vì bị ép giá) và tiên tiến nhất, tốt nhất, là tinh hoa của nhân loại (cho xuất khẩu) ùn ùn đổ về Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được lợi quá lớn.
Điều thú vị nhất là, nếu như trước đây trong thời kỳ Bretton Woods, Mỹ phải buộc cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas) thì giờ đây ngược lại, các quốc gia buộc phải đem vàng, hàng hóa (tiền thật) để đổi lấy (tờ giấy lộn) dollars. Hay hơn nữa là cái “tờ giấy lộn màu xanh” này lại do Mỹ in ra…
Và tiếp theo, đây là lợi ích chính, cốt lõi của hệ thống Petrodollars:
Hệ thống Petrodollars, về bản chất, Mỹ nhận được khoản vay kép từ mỗi dao dịch dầu mỏ trên toàn cầu từ 2 điều khoản trên, cụ thể:
- Bất kỳ quốc gia nào đều phải mua dầu mỏ bằng tiền dollars của Mỹ.
- Lợi nhuận vượt trội của các quốc gia sản xuất dầu sau đó được đưa vào các chứng khoán nợ của chính phủ Mỹ được tổ chức tại các ngân hàng phương Tây.
Petrodollars đã đem đến cho nước Mỹ 3 cái lợi lớn trong thấy:
1- Làm tăng nhu cầu toàn cầu của đồng dollars của Mỹ.
Rõ ràng khi nhu cầu về dầu của thế giới tăng mạnh thì nhu cầu cần dollars để mua nó càng tăng. Đến đây FED sẵn lòng để in ra dollars để cung cấp, để cho vay…nếu bạn cần và theo ý muốn của FED. Giấy phép in tiền của FED được cấp trở lại sau khi Mỹ “đóng cửa sổ vàng”.
Và thực tế,  “ấn phẩm” của Cục dự trữ Liên bang (FED) thực sự đã cho các nhà tài phiệt chính trị tại Washington chi tiêu nhiều hơn, tạo ra trạng thái phúc lợi và chiến tranh…mà như Cố vấn hàng đầu của Kremli ông Sergey Glazyev đã tuyên bố ở phần đầu bài viết…
2- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán nợ Mỹ.
Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của hệ thống petrodollar là yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lợi nhuận dầu dư thừa của họ và đặt chúng vào chứng khoán nợ Mỹ ở các ngân hàng phương Tây. 
Đây là sách lược gọi là " tái chế petrodollar " bởi Henry Kissinger đã đặt ra. Thông qua việc sử dụng độc quyền dollars cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận quá mức của họ vào chứng khoán nợ Mỹ, hệ thống petrodollar là một "giấc mơ trở thành sự thật" cho một chính phủ chi tiêu như Hoa Kỳ.
Chi tiêu thỏa mái, đến nay nợ quốc gia của Mỹ đã có một con số khổng lồ là 19.160 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài “thao tác” của FED là chính phủ Mỹ hoạt động trở lại như đã thấy…
3- Tất nhiên, Mỹ có thể dùng tiền Mỹ, thứ giấy mà chỉ duy nhất Mỹ in ra được, để mua dầu.
Tất cả các quốc gia phải mua dầu bằng dollars kể cả Mỹ, nhưng với Mỹ có sự khác biệt là Mỹ thanh toán 100% lượng dầu nhập khẩu bằng chính ngay “tờ giấy” mà mình in ra. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào, ngoài Mỹ, có thể in tiền để mua dầu và sau đó các quốc gia sản xuất dầu lại giữ nợ cho tiền in đó?

SWIFT một loại “vũ khí chiến tranh” cực kỳ nguy hiểm của Mỹ và PT
Để có thể quản lý kế hoạch in tiền tệ rộng lớn và toàn cầu, Mỹ và các đồng minh ở Tây Âu đã thành lập vào năm 1973 cái gọi là Hiệp hội Toàn cầu Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng (SWIFT) - hệ thống nhắn tin kết nối với mọi ngân hàng trên thế giới và chuyển hàng tỷ đô la mỗi ngày.
Hệ thống nhắn tin SWIFT là yếu tố sống còn đối với sức khoẻ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và được Mỹ đã sử dụng như một “vũ khí chiến tranh” khi Obama đã ra lện ngắt kết nối cho Iran khiến Iran rơi vào hỗn loạn về kinh tế…
Như vậy có thể nói, hệ thống Petrodollars là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực. Có nó là có tất cả và “1% người Mỹ tại phố Wall” sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.
Petrodollars nhìn ở góc độ lợi ích quốc gia thì đây là một chiến lược chuyển hướng chính trị kinh tế vô cùng xuất sắc của giới tinh hoa chính trị Mỹ, ngược lại, các nước sản xuất dầu là bên bị thiệt hại hoàn toàn khi bị chiếm đoạt toàn bộ khoáng sản…

Nga đã ra đòn tấn công đầu tiên vào tử huyệt Hoa Kỳ!

Chừng nào động dollars còn là nhu cầu toàn cầu thì chừng đó Mỹ vẫn là bá chủ thế giới!
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên “Golden Tsar” nhằm vào “hệ thống Petrodollas” của Mỹ…
Nếu thành công, thì như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: “Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ...và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ”.
Vậy nguồn cơn, thực chất và sự tác động của nó trong kế hoạch “First Strike” là như thế nào? Tại sao?...
Để cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể, trong phạm vi một bài viết là không thể, vì thế chúng ta buộc phải lần lượt đi từ các nội dung, nếu như muốn có nhận thức trọn vẹn…
Phần 1: Bretton Woods – Ngai vàng gãy chân của Mỹ!
Năm 2005 khi Trung Quốc có GDP vượt Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ thì giới học giả, trí thức Trung Quốc gào thét rằng, đã đến lúc Trung Quốc chiếm ngai vàng của Mỹ, thống trị thế giới.
 Rồi, năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ” của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Cuốn sách vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất. Hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, mặc dù nội dung cuốn sách nêu các biện pháp soán ngôi Mỹ rất “cải lương” phi thực tế. Sách chỉ có giá trị kích động, đến mức, đọc xong sách này, nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.
Muốn lật đổ “ngai vàng” của Mỹ thì đương nhiên là không đơn giản vì nó được Mỹ bảo vệ bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng ít nhất anh phải xác định “ngai vàng” của Mỹ là cái gì, nó ở đâu…để mà nhắm tới, còn nếu không thì chỉ là con thiêu thân…
Giấy phép in tiền cho Cục dự trữ Liên bang
Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh…đã ra đời một thỏa thuận “Bretton Woods”…
Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng…Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 dollars một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu. 
Sự chuyển đổi quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối quan tâm về chế độ tỷ giá cố định và tạo ra một cảm giác về an ninh tài chính giữa các quốc gia trong việc Pegging (hành động thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ) giá trị đồng tiền của họ với đồng dollars.
Rõ ràng, cách bố trí Bretton Woods cung cấp một lối thoát hiểm: nếu một quốc gia cụ thể không còn cảm thấy thoải mái với đồng dollars, họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollars của họ thành vàng. 
Sự sắp xếp này giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng đã hoàn thành một điều rất quan trọng khác: Thoả thuận Bretton Woods lập tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn cung lớn dollars là tất yếu...
Chính phủ Mỹ, trên danh nghĩa, hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ này, vì chính điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một “giấy phép” in tiền.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính phủ Mỹ “có tiếng nhưng không có miếng” khi quyền in tiền nằm trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trũ Liên Bang (FED).
Để dành quyền in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No. 11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ “dollars Mỹ” đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được in ra.
Kennedy đã làm điều này đúng luật, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED thấy điều đó là sự phản bội tồi tệ, sau tất cả, chính họ đã đặt Kennedy lên ghế tổng thống. Các nhà lãnh đạo FED đã lo sợ hành động của Kennedy khi việc in mệnh giá lớn hơn sẽ tiếp nối mệnh giá nhỏ, và tương lai Kennedy sẽ đẩy FED hoàn toàn ra khỏi quyền in tiền là không xa.
Với sắc lệnh Tổng thống No.11110, Kennedy tưởng rằng đã bắt đầu quá trình loại bỏ êm dịu FED ra khỏi quyền in tiền, nhưng thật đáng buồn nó cũng chính là bản án tử hình cho J. Kennedy. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 Kennedy bị ám sát.
Kể từ đó, chẳng còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD là ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang…
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao dòng đầu tiên đập vào mắt trên tờ dollars Mỹ là Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note)? Câu trả lời là đơn giản là dollars Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ in ra.
Như vậy, Cục dự trữ liên bang Mỹ có một mối quan tâm rõ ràng trong việc duy trì nhu cầu toàn cầu ổn định và ngày càng tăng đối với đồng dollars Mỹ vì họ tạo ra chúng và sau đó kiếm được lợi nhuận với lãi suất mà họ đặt ra. Quá tuyệt vời.
Tất nhiên, người tiêu dùng Mỹ, Chính phủ liên bang và Cục Dự trữ Liên bang đều có lợi cho các mức độ khác nhau từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ bắt nguồn từ thỏa thuận Bretton Woods.
Cú “shock Nixon” 1971, trò chơi “Bretton Woods” kết thúc!
Dưới thời Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó. Nợ tăng lên này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ nghèo nàn, là điều rất có vấn đề với vai trò tiền tệ của Mỹ…
Nhưng đó không phải là các vấn đề tài chính của Mỹ khiến cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm nhất mà thay vào đó, sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới là điều đáng báo động nhất.
Hoa Kỳ đã tích luỹ rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.
Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas). 
Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố “đóng cửa sổ vàng”. Theo đó, đồng dollars chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết thúc…cũng có nghĩa “ngai vàng Bretton Woods” mà Mỹ ngồi lâu nay đã “gãy chân” đã đến lúc thay thế…
Có thể nói, việc tuyên bố “đóng cửa sổ vàng” của Tổng thống Mỹ Nixon là một quyết định cực kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của nước Mỹ. Tất nhiên, Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars thành chúa tể thế giới cực kỳ ngoạn mục…

Mỹ lại thiết lập và ngồi lên một “ngai vàng” khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. “Ngai vàng” mang tên “Hệ thống petrodollars” trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ…