Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

KIÊN QUYẾT HƠN NỮA, CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI - CA - DÂN QUÂN KẾT HỢP CHỐT CHẶN CÁC ĐIỂM PHONG TỎA!

 


Có thể nói, vừa qua phương châm chống dịch của Đảng, NN, CP (gọi tắt là chính quyền VN) là hoàn toàn đúng. Do chúng ta không có đủ vaccine (VX) để phòng, cho nên, đánh chặn từ xa, truy vết, khoanh vùng dập dịch, thực hiện 5K là tư tưởng chỉ đạo chiến dịch cực kỳ đúng đắn là biện pháp và là chiến thuật khả thi nhất trong tình hình hiện nay.

Rõ ràng là, "Bộ Tổng TM chiến dịch" có phương án tác chiến sáng suốt, tư lệnh các mặt trận (Các tỉnh, thành) thực hiện nghiêm chỉnh, kiên quyết mệnh lệnh chỉ đạo, sáng tạo với cách đánh phù hợp với thực tế thì nhất định sẽ có hiệu quả cao, tổn thất ít...

Tuy nhiên, thất đáng trách, một vài tư lệnh mắt trận, chủ quan, dân túy, thiếu kiên quyết đã khiến một số nơi gần như vỡ trận, tổn thất lớn...

Đầu tiên phải công nhận rằng, trong tình hình hiện nay, khi VX chúng ta không đủ (giá như VX đảm bảo hiệu quả 99%) thì biện pháp hành chính như 5K, khoanh vùng, truy vết và CT-16 vẫn là biện pháp SỐNG CÒN, duy nhất của người VN trước đại dịch. Biện pháp sống còn này có 2 yếu tố tác động:

1, Sự ý thức của người dân. Đa số dân đều chấp hành nghiêm chỉnh 5K, CT-16 nhưng dân thì gian, vẫn có kẻ thiếu nhận thức về sự nguy hiểm của Covid-19, vẫn có kẻ cố tình tiếp tay, thách thức chính quyền tạo điều kiện vô tình hoặc cố tình lây lan trong cộng đồng, và chưa kể đến có những kẻ lợi dụng đại dịch để chống phá chế độ...

2, Sự thiếu quyết liệt, nghiêm túc thực hiện CT-16 của một số chính quyền địa phương, dân túy, sợ dư luận...cho nên các "biện pháp sống còn" chống đại dịch mà chính quyền TW đề ra không tổ chức thực hiện tốt. Các chế tài xử lý thiếu và nhẹ nên các cơ quan chức năng bị động, bị người xấu tấn công mà không có vũ khí phòng thủ.

Như vậy, bất kỳ một tỉnh, thành nào mà "đánh chặn từ xa" không hiệu quả, chấp hành CT-16 không nghiêm, thiếu kiên quyết để tổ chức thực hiện thì khi có trường hợp mắc Covid-19 thì sớm muộn gì cũng toang và nó sẽ lây lan sang khu vực khác.

Hãy học tập Nghệ -Tĩnh và Bình-Trị -Thiên "khói lả" về sự kiên quyết, nghiêm túc trong việc thực hiện CT-16. Chống dịch như chống giặc, bất cứ kẻ nào cố tình chống đối chiến dịch chống covid-19 là giặc, sẽ bị quật sấp mặt để bảo vệ mạng sống cho cộng đồng và tất nhiên không ai lên án hay phê phán hành động của các nhà chức trách.

Ra tay kiên quyết đi, và có lẽ, cũng nên sử dụng lực lượng quân đội cùng công an và dân quân kết hợp trên các tuyến chốt phong tỏa, cách ly và đề ra "luật thời đại dịch" để cho phép họ thực thi. Bởi lẽ mạng sống của cộng đồng không thể vì những kẻ thiếu ý thức, chống đối, chống chính quyền này báng bổ.

Nghĩ cũng lạ, trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" như này, tại TP HCM có biến pháp chống dịch nào khác ngoài thực hiện nghiêm, kiên quyết CT-16 và tiêm VX không? Không có! Tiêm VX thì đơn giản, nhưng thực hiện 5K, truy vết, khoanh vùng, CT-16 là biện pháp duy nhât, sống còn...thì phải là một hệ thống chính trị chứ đâu cần mấy vị GS-TS ở trường ĐH ăn lương nước Mỹ là tổ trưởng tư vấn? Một hệ thống chính trị không hợp với họ, họ luôn luôn muốn đánh đổ đi không được thì họ sẽ tư vấn về điều gì cho các đ/c lãnh đạo TP HCM chống dịch? (Rất hy vọng là cái tổ tư vấn chống dịch cho TP HCM mà MXH đăng là tin đồn, sai sự thật). Điều gì xảy ra nếu họ tư vấn cho chúng ta như bên Mỹ, rằng, Chúa sinh ra mồm mũi để hít thở thì không deo khẩu trang, rằng, dân có quyền tự do đi lại, sinh sống làm ăn..........Xin đừng nghe! Mỹ khác, ta khác.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Đẳng cấp Putin trong cuộc chơi địa chính trị!

 

 

Có thể nói, Tổng thống Nga Putin đã kế tục và thi triển nước cờ của Tổng bí thư Liên Xô Stalin trước thế chiến thứ II, cực kỳ điệu nghệ đã khẳng định một quy tắc địa chính trị hiện đại:

1, Đừng bao giờ chống Nga.

2, KHÔNG BAO GIỜ chống Nga.

Chúng ta có lúc nào tự hỏi, tại sao lực lượng Taliban ở Afganixtan – bị cấm ở Nga, lại ung dung đến Moscow gặp các quan chức cấp cao Nga, mà không chỉ lần này mà trước đó rất lâu, từ năm 2018, đến nay đã có 3 lần như vậy?

Ý đồ của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ?

Ý tưởng sử dụng Afghanistan chống lại Nga rất giống với kế hoạch của phương Tây sử dụng Đức chống lại Liên Xô. Nếu khi đó Hitler được bơm đầy vũ khí, tài nguyên và các khoản cho vay, “chỉ mục tiêu” cho Hitler là Liên Xô (muợn tay Hitler tiêu diệt Liên Xô), thì lần này, người Mỹ, ra đi, để lại trang thiết bị và vũ khí cho Taliban…

Mặc dù quy mô của Đức và Afghanistan hoàn toàn khác nhau, nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch của Mỹ. Theo ý đồ của Mỹ, trước khi đến biên giới Nga, Taliban được cho là đã gây bất ổn tình hình ở các nước châu Á láng giềng như Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan.

Nếu như ở Syria, Nga đã xuất binh để ngăn chặn từ xa những kẻ cực đoan, khủng bố xâm nhập thì một điểm nóng khổng lồ của những kẻ cực đoan và khủng bố sẽ hình thành ngay bên cạnh Nga, như ở Syria, nhưng gần hơn, nguy hiểm hơn nhiều…

Chưa dừng tại đó, rời đi, các tổng thống của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý rằng, người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở lại. Mỹ để lại cho Thổ Nhĩ Kỳ thay quyền phụ trách khu vực. Đây là một mối đe dọa khác không chỉ đối với Nga mà cả Trung Quốc.

Nhưng, rất may, bản thân Taliban không thích ý tưởng này. Họ muốn giải phóng hoàn toàn đất nước của họ khỏi bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài. Vì vậy họ yêu cầu được đến Matxcova…

Hiệp ước “Kabulov-Delawar” kiểuMolotov-Ribbentrop”!

Đặc phái viên Nga phụ trách về Afganixtan là Zamir Kabulov còn đại diện cho Taliban là Mawlawi Shahabuddin Delawar đã hội đàm tại Matxcova.

Khi Hitler bị đẩy vào một cuộc xung đột với Liên Xô, Stalin đã tìm cách ký kết một hiệp ước không xâm lược với Đức, điều khiến phương Tây vô cùng khó chịu, tạo ra mặt trận thứ hai và cho phép Liên Xô có thêm thời gian…

Sau khi ký hiệp ước này - hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Hitler, thay vì Liên Xô, đã tấn công Ba Lan và Pháp đầu tiên và, tiếp theo gần như “toàn bộ châu Âu đã nói tiếng Đức”. Và, khi đã đảm bảo được hậu phương của mình, Đức mới tấn công Liên Xô.

Hiệp ước “Molotov-Ribbentrop”, dù Liên Xô không thoát khỏi bị Đức tấn công, nhưng nó tạo ra chiến thắng cuối cùng và cho đến nay ở phương Tây vẫn còn cay cú và không thể tha thứ cho Nga vì hiệp ước đó như chúng ta đã nghe, biết…

Bây giờ tình hình Afganixtan,  Putin đã sử dụng nước cờ này của Stalin là chấp nhận để Taliban, dù bị cấm hoạt động ở Nga, đến Matxcova ký một “hiệp ước không xâm phạm” tương tự…nhưng không phải xâm phạm Nga mà là khu vực Trung Á.

Phía Nga không chỉ không tấn công Taliban mà còn hỗ trợ Taliban những thứ cần thiết để họ “tiêu diệt” người Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ của họ và ngăn chặn ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ lan sang Trung Á, vốn cũng nằm trong lợi ích của Nga.

Như vậy, Taliban có được những gì họ muốn – đó là: không có binh lính nước ngoài trên lãnh thổ của họ, không phải người Mỹ, cũng không phải Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không phải Nga, trong khi Nga có được sự yên tâm ở Trung Á.

Taliban có thể xé bỏ hiệp ước?

Nhưng như chúng ta nhớ, Hitler, ký kết một hiệp ước tương tự với Liên Xô, sau đó cũng xé bỏ để tấn công Liên Xô. Bây giờ có một câu hỏi mở ra là liệu Taliban có như Hitler hay không?

Thật may mắn là, thế, lực và tình huống hoàn toàn không cho phép điều đó xảy ra…

Thứ nhất, nếu Đức - Hitler chắc chắn rằng họ vượt trội hơn Liên Xô về sức mạnh và do đó mới tấn công, thì Taliban không có ý tưởng rằng họ sẽ đối đầu với Nga. Nga không phải là Liên Xô mà đã trở nên đáng sợ hơn nhiều lần. Taliban đã thấy nó như thế nào ở Syria…

Tại Syria, lực lượng khủng bố IS còn “khủng” hơn Taliban nhiều lần, IS là “con nuôi”, là lực lượng ủy nhiệm của Mỹ-NATO dùng để lật đổ chế độ Assad và sau đó tiến về Nga…thế nhưng, Nga đã đơn phương độc mã dẹp loạn cực kỳ thành công. Trong khi đó Taliban, về mặt công khai, không được ai hỗ trợ cho nên có nguy cơ làm mồi cho Nga “thử vũ khí”.

Thứ hai, Trung Quốc không thích thú gì khi người Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện tại đây sẽ kích động bất ổn vùng Tân Cương. Nếu Taliban vi phạm khi ngồi “chung mâm” với Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ thì lúc đó Taliban không chỉ là mục tiêu của Nga mà cả Trung Quốc với Iran. Ba quốc gia này không phải là NATO, đặc biệt là đối đầu trực tiếp với Nga.

Vì vậy, một hiệp ước như vậy, có thể đã được ký kết vào một ngày khác tại Matxcova sẽ làm hỏng toàn bộ mọi kế hoạch và hy vọng của Mỹ-NATO trong việc tạo ra những vấn đề lớn cho Nga. Dĩ nhiên, ngược lại, đây là “nước cờ gia truyền” mà Putin đã thi triển từ Stalin huyền thoại.

Nếu tình hình ở Afghanistan ổn định, thì đây sẽ là một chiến thắng địa chính trị rất to lớn cho Nga. Tuy nhiên, có tin tưởng vào một thỏa thuận với lực lượng mà Nga coi là khủng bố? Điều gì sẽ xảy ra nếu Taliban làm chủ Afganixtan? Nga chắc chắn sẽ học người Mỹ về tính thực dụng…

Sự cố “MHS Defender” biến Sea Breeze-2021 thành “quân xanh”!

 

Thông thường sau khi kết thúc cuộc tập trận, cơ quan Chỉ huy-Tham mưu sẽ tổ chức một hội nghị rút kinh nghiệm…Cuộc tập trận Sea Breeze diễn ra từ ngày 28/6 đến 10/7 đã kết thúc sẽ có rất nhiều bài học bổ ích cho Mỹ - NATO – Ukraine và đồng minh.

Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của Mỹ-NATO-Ukraine và đồng minh với hơn 40 tàu chiến, 30 quốc gia và 5000 quân nhân trên Biển Đen. Về phía Nga, Bộ Tổng TM quân Nga cũng tổ chức tập trận trên Biển Đen vào ngày 3/7.

Mưu, kế, thế trận của ai thắng?

Mưu là lừa địch, kế là điều động địch theo ý định của ta, cách đánh của ta…thì có thể nói là 2 cuộc tập trận gần như tổ chức cùng lúc, cùng trên một khu vực là một cuộc chiến cân não bằng mưu, kế, thế trận mà Nga và Mỹ-NATO đối đầu nhau trên Biển Đen.

Đối tượng tác chiến giả định trong Sea Breeze của Mỹ-NATO-Ukraine được công khai là lực lượng Nga với mục tiêu chính “giải phóng Crimea”…Điều này có nghĩa là Mỹ-NATO-Ukraine phải đập tan hệ thống phòng thủ của Nga trên Biển Đen và Crimea.

Vì vậy, hoạt động lập mưu, kế, của bộ chỉ huy Mỹ-NATO trong cuộc tập trận Sea Breeze là như thế nào để ĐỦ LIỀU, buộc Nga phải bộc lộ lực lượng mà không kích động Nga gây chiến tranh nóng thật. Sự rầm rộ của Sea Breeze được tung hô khiến Nga có dấu hiệu như lo lắng, đã cắn câu…khi 6 tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đã đồng loạt rời căn cứ “mất tích”…

Và, Mỹ-NATO nhấn tiếp ga, sử dụng MHS Defender của Hải quân Anh như một “mũi tên bắn chết 2 con chim”: (1) về quân sự: cố tình đi vào vũng lãnh hải Crimea để kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng thủ Biển Đen và Crimea của Nga… và (2) về chính trị, khiêu khích không công nhận Crimea là của Nga.

Trước tình huống một khu trục hạm MHS Defender của Anh được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại nhất đang cố tình xâm phạm lãnh hải Nga thì lực lượng phòng thủ Nga tại Biển Đen sẽ báo động SSCĐ ở mức cao nhất, tức hệ thống phòng thủ Biển Đen và Crimea được kích hoạt…Đó chính là “quân xanh” trong cuộc tập trận Sea Breeze-2021 của Mỹ-NATO-Ukraine và liên minh tại Biển Đen.

Đáng tiếc, đó chỉ là mưu, kế của Mỹ-NATO, còn thành công hay không phụ thuộc vào Nga…

Phải công nhận thiên tài Putin và Tổng hành dinh Nga (dù hơi thừa), Nga - Putin chỉ “lùi nửa bước” là chỉ sử dụng 3 loạt AK-630 và 4 quả bom OFAB-250 để cảnh cáo buộc MHS Defender ra khỏi lãnh hải (hầu như chính giới Nga, dân Nga đều muốn đánh chìm ngay MHS Defender xấc láo) .

Putin “lùi nửa bước” để không chỉ làm mất mục tiêu của Sea Breeze, mà biến 40 tàu chiến, máy bay…của Sea Breeze thành “quân xanh” không tốn một rub nào cho cuộc tập trận của họ từ ngày 3/7. Putin đã lật ngược lại mưu, kế của Mỹ-NATO thành của Nga.

Rõ ràng, một cuộc tập trận mà không có mục tiêu nào để nhắm đến (hệ thống phòng thủ Crimea và Biển Đen của Nga vẫn im lặng) thì nếu như không muốn nói là trò trẻ con, đương nhiên, Sea Breeze-2021 sẽ không thu được kết quả gì về chiến thuật và lợi thế chiến lược nào trên Biển Đen.

Bây giờ nói về thế trận. Mỹ-NATO đã nhận thức được mình bị trở thành “quân xanh” và đang biến thành con mồi bị săn…Thật vậy, NATO yêu cầu Nga loại bỏ tàu ngầm mang tên lửa “Calibre” khỏi khu vực diễn tập Sea Breeze-2021 trên Biển Đen.

Ban lãnh đạo liên minh NATO cho rằng việc tàu ngầm Kolpino đã áp sát khu vực tập trận Sea Breeze với Ukraine ở Biển Đen, đe dọa sự an toàn của cuộc tập trận. Trên cơ sở này, Mỹ-NATO yêu cầu phía Nga loại bỏ “tàu uy hiếp” thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

Kolpino là lớp tàu ngầm Kilo diesel-điện của Hải quân Nga, thuộc dự án 636.3 “Varshirlanka” được trang bj Kalibr “khét tiếng”. Các tàu ngầm B-271 Kolpino là một phần của lữ đoàn tàu ngầm thứ 4 của Hạm đội Biển Đen.

Trước cuộc tập trận Sea Breeze - 2021, Bộ Tham mưu Mỹ-NATO “mừng thầm trong bụng” khi phát hiện toàn bộ tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen, 6 chiếc, đã vội vã rời bến, dù không và chắc chắn không biết được chúng ở đâu, thì giờ đây chắc chắn biết chúng không đi dạo mát ở TBD mà đang áp sát “uy hiếp” cuộc tập trận Sea Breeze.

Phán đoán của Mỹ-NATO là không sai và khiến họ la toáng lên. Tại sao? Tại vì họ còn nhớ vào ngày 11/12/2019, tại Biển Đen, một tên lửa Kalibr chỉ trong 132 giây đã hủy diệt hoàn toàn mục tiêu cách đó 250km. Chưa tính đến tàu mặt nước thì tàu ngầm Kolpino mang bao nhiêu Kalibr khét tiếng?…

Cuộc đấu mưu, kế và thế trận tại Biển Đen “không cần xem cả trận” cũng đã biết kết quả bởi sau đó, Tổng thống Nga Putin đã nói về việc đánh chìm MHS Defender dửng dưng, nhẹ nhàng như không, rằng, Nga có đánh chìm nó (rất dễ dàng, chỉ cần vài giây) thì cũng không xảy ra thế chiến III…là sự thật.

Một sự thật đã khiến Mỹ-NATO mất hết động lực, bi quan chán nản, một sự răn đe chết người. Một sự thật nói ra đã làm cho tư tưởng quân sự của Mỹ-NATO bị đảo lộn vì Mỹ-NATO chưa chuẩn bị cho điều này xảy ra…

“Quân xanh” của Nga tại Đông Địa Trung Hải

Trong khi tại Biển Đen, Nga lấy Sea Breeze-2021 của Mỹ-NATO làm quân xanh không tốn một rub thì tại Đông Địa Trung Hải, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận lớn sử dụng cả hai “sát thủ diệt sân bay” là TU-22M3 và MiG-31K với mục tiêu công khai là “Nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) của Anh chỉ huy bởi HKMH Queen Elizabeth”.

Rõ ràng, Nga không chỉ “dằn mặt” Hải quân Vương quốc Anh-Tình nhân của Biển, sau vụ MHS Defender bằng việc sử dụng 3 Tu-22M3 và 2 MiG-31K “khủng bố” cả một “Hạm đội tàu tác chiến sân bay” chỉ huy là HKMH Queen Elizabeth” trên Địa Trung Hải mà “cấm bay” luôn cả máy bay tàng hình của Anh.

Tại Đông Địa Trung Hải, Nga tuyên bố cấm không quân Anh bay vào không phận Syria, nếu vào sẽ bị cho xuống đất.

Bất chấp việc Hải quân Anh trước đó tuyên bố sẽ điều máy bay chiến đấu F-35 của mình tới Syria để chống lại các chiến binh khủng bố, nhưng chưa một máy bay chiến đấu F-35 nào của Anh (10 chiếc) dám lao lên từ HKMH Queen Elizabeth xâm phạm không phận Syria. 

Không dám là vì Nga cấm bay vào đó. Dĩ nhiên, London nhận thức rõ rằng Nga sẽ không bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt một máy bay chiến đấu của Anh bằng các phương tiện phòng không S-300, S-400 (trên danh nghĩa Syria), lật tẩy huyền thoại về khả năng tàng hình của các máy bay chiến đấu này.

Người Anh không dám cho F-35 mon men vì Anglo-Saxon thừa biết S-300 Syria của Damascus được kết nối với S-400 Nga trong một hệ thống phòng không đa tầng ở Syria chưa từng chiến đấu với không quân Israel không phải vì không hiệu quả mà vì Israel không phải là Anh.

Nói thật, mạnh như không quân Mỹ và hung hăng, hiếu chiến như quân của “Bố già” Erdogan mà không dám bay vào khu vực cấm bay mà Nga đã thiết lập lúc chiến trường Syria ở tình thế “nhập nhoạng” thì quân Anh, trong thế trận Nga đã cài chắc tại Syria…sẽ không đủ gan để thử.

Tin hay không tùy bạn, nhưng một Hạm đội tàu sân bay tấn công chỉ huy bởi HKMH “Queen Elizabeth” của Hải quân Anh lần đầu tiên xuất quân đến Đông Địa Trung Hải, tuyên bố thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt quân khủng bố tại Syria…lẽ ra phải có những hành động quân sự để chứng tỏ nó là “biểu tượng sức mạnh quốc gia”, thế nhưng đã có vụ tấn công nào chưa?

“Mẫu hạm ngầm” – Phương tiện chiến đấu mới của thế kỷ XXI!

 


Thế kỷ XX, loài người đã biết đến một phương tiện chiến đấu mang tên Hàng không mẫu hạm (HKMH) hay tàu sân bay. Nước Mỹ đã có và duy trì cho đến nay 11 HKMH như vậy. Đó là một con tàu nổi trên biển cỡ lớn chứa máy bay và làm sân bay cho máy bay cất, hạ cánh.

HKMH không ai dám đánh chìm!

HKMH là biểu tượng quyền lực của một quốc gia. Và, thực sự là vương trượng của quốc gia bá chủ thế giới Hoa Kỳ. Khi thế giới có tình huống xung đột hay thiên tai thì việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ là đặt câu hỏi: “Hạm đội tàu sân bay nào của Mỹ ở gần nhất?”.

Điều này cho thấy, toàn bộ học thuyết quân sự về sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ dựa trên việc sử dụng 12 nhóm tàu ​​sân bay (CSG) tấn công mạnh nhất (nay chỉ còn 11) của Mỹ vẫn đã, đang có giá trị răn đe và là nắm đấm mạnh, khủng khiếp cho bất cứ ai dám đụng vào.

Cơ cấu chính của 1 CSG: Gồm 1 HKMH, 2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.

Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất trong CSG, nhưng HKMH chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.

Đảm bảo phòng không của CSG là các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2, SM-3. Ngoài ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công vào đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.

Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia còn là trực thăng đa nhiệm MH-60 Seahawk và các hệ thống sonar thủy âm, thiết bị gây nhiễu, mồi bẫy trên các chiếm hạm trong CSG.

Trong cơ cấu này, có thể thấy, máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết” và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.

 Với sự bảo vệ như vậy, theo tính toán của chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được nó thì phải mất 40% lực lượng.

Riêng tuần dương hạm lớp Ticonderoga có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không, và theo các chuyên gia Trung Quốc đã tính, phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.

Dựa trên CSG, cùng với hơn 500 quả Tomahawk, Mỹ thực hiện chiến thuật “tác chiến Không –Biển” siêu việt mà cho đến nay là nỗi kinh hoàng, khủng khiếp cho bất cứ quốc gia nào ven biển, kể cả Trung Quốc.

Lưu ý: CSG nó mạnh, ghê gớm như vậy nhưng kẻ thù không ai dám tiêu diệt nó cho dù có khả năng đi nữa, vì đó là “Biểu tượng sức mạnh, quyền lực của Mỹ” và, trên đó, chưa kể tài sản, HKMH có đến gần 6000 người Mỹ phục vụ, cho nên, khi bị đánh chìm có nghĩa là 6000 người Mỹ bị chết cùng lúc…

Bạn nghĩ sao khi Mỹ đang là một trong hai siêu cường hạt nhân, Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất dám sử dụng VKHN thì Mỹ lại ngồi im nhìn CSG cùng 6000 quân nhân chìm xuống đáy đại dương?

Có thể nói, ngoại trừ Nga làm việc đó ra, những quốc gia còn lại, kể cả Trung Quốc, đều bị Mỹ đáp trả tàn khốc, không còn tồn tại trên danh nghĩa nhà nước hoặc bị hủy diệt. Do vậy, HKMH không chỉ được bảo vệ bởi các chiến hạm vòng ngoài mà còn được bảo vệ bởi “Đòn tấn công phủ đầu bằng VKHN” của Mỹ.

Như vậy, với sự có mặt của 11 CSG, cho phép Mỹ chính thức đã, đang là quốc gia bá chủ đại dương.

“Mẫu hạm ngầm” của Nga!

Khái niệm HKMH là gì thì chúng ta đã rõ, vậy nếu như có một con tàu ngầm cỡ lớn (tất nhiên nó hoạt động ngầm trong lòng đại dương) mà trong nó chứa rất nhiều tàu ngầm mini, là nơi xuất phát tấn công, trinh sát...cho các tàu ngầm mini thì con tàu ngầm đó gọi là gì?

Đầu tiên, “mẫu hạm” có nghĩa là “tàu mẹ” cho máy bay và tàu ngầm mini, nhưng “mẹ” HKMH là tàu nổi, còn “mẹ” của các tàu ngầm mini lại tàu ngầm, cho nên, tạm gọi phương tiện chiến đấu mới này là “Mẫu hạm ngầm” (MHN) vậy (Các dịch thuật từ nước ngoài là “tàu ngầm sân bay…)

Ngày 24/6, Nga đã hạ thủy một con tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Belgorod, thế hệ thứ 5 đầu tiên của thế giới. Đây là một con tàu ngầm khổng lồ có đặc điểm nổi bật là chiều dài 184m, dài hơn con tàu dài nhất thế giới hiện tại là 12m. Ý nghĩa của sự dài như vậy là gì?

Chúng ta không cần bàn đến các loại vũ khí khác có thể bố trí trên Belgorod mà chỉ quan tâm đến 2 loại, (1) là tàu ngầm không người lái Poseidon và (2) là tàu trinh sát, nghiên cứu không người lái Harpsichord-2R-RM, để chứng minh tính MHN của Belgorod mà thôi.

Cũng như HKMH của Mỹ, MHN Belgorod nó không tham gia chiến đấu trực tiếp, nó chỉ làm căn cứ xuất phát cho máy bay và tàu ngầm không người lái, nhưng khác nhau là vũ khí tấn công của Belgorod mạnh và khủng hơn nhiều lần HKMH. Chẳng hạn, Belgorod  phóng Kalibr từ ống phóng lôi và có khả năng phóng Zircon…

Là tàu mẹ (mẫu hạm) cho Poseidon và Harpsichord-2R-RM, phương án tác chiến của Belgorod như sau:

1. Giáng trả đòn hạt nhân hủy diệt từ đại dương bằng “sóng thần” của tàu ngầm không người lái tự hủy Poseidon (Poseidon là gì thì thế giới đã biết qua thông báo của Tổng thống Nga Putin).

2. Đánh chìm hạm đội tàu sân bay (CSG). Ở chế độ chiến đấu, đàn Harpsichord-2R-RM sẽ đóng vai trò trinh sát đi trước “MHN” Belgorod, tìm kiếm kẻ thù và truyền mọi thông tin về “mẫu hạm”. Nếu nhận được lệnh tấn công, Poseidon sẽ xuất kích…

 Với đương lượng nổ 2 megaton giữa đại dương (rất nhỏ so với gần bờ biển) nhưng chừng đó, Poseidon cũng đủ nhấn chìm toàn bộ bất kỳ hạm đội nào trên đại dương bao la…

Như vậy, nếu như Nga không có HKMH, tức không có một tàu sân bay trên biển cho các máy bay cất cánh và hạ cánh thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương như Mỹ thì Nga có “tàu sân bay ngầm trong lòng biển” là nơi xuất kích của các tàu ngầm mini.

Nhiệm vụ chính của HKMH và của CSG không phải là săn ngầm và diệt các tàu ngầm không người lái như Poseidon hay Harpsichord-2R-RM, nhiệm vụ đó các lực lượng khác sẽ đảm nhiệm, nếu có. Do đó, có vẻ như, trên đại dương, HKMH và CSG là kẻ bị săn bởi kẻ đi săn là MHN Belgorod.

Hiện tại, “MHN Belgorod” đã bắt đầu thử nghiệm trên biển đầu tiên và nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, ngay sau các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, MHN Belgorod sẽ chuyển giao cho hạm đội để trực chiến dự kiến ​​vào đầu năm 2022.

Sau “mẫu hạm ngầm” Belgorod, Hải quân Nga ​​sẽ cho ra đời tiếp “mẫu hạm ngầm” Khabarovsk, và sau đó là “mẫu hạm ngầm” thứ ba và thứ tư của dự án 885 “Ash” được triển khai. Và, không có gì lạ khi Lầu Năm Góc đang rất lo lắng và theo dõi sát sao “mẫu hạm ngầm” Belgorod xuống nước…

Vậy là bắt đầu từ đây, nhân loại đã chúng kiến một phương tiện chiến tranh mới thách thức với Hạm đội tàu sân bay tấn công vốn đã từng tung hoành trên mặt biển đại dương bao la mà biểu tượng là HKMH – đó là, “mẫu hạm ngầm” cho đàn tàu ngầm mini tấn công không người lái.

Tên lửa “siêu hạt nhân” ICBM “Nord Stream-2” nổ tung thế trận NATO!

 


Liên minh chính trị - quân sự của “phương Tây tập thể” hai bờ Đại Tây Dương đã rối tung khi Nord Stream-2 (SP-2) “phát nổ”. Đây là một loại "vũ khí địa chính trị" thảm sát hơn bất kỳ ICBM mang đầu đạn hạt nhân nào man tên SP-2.

Có thể nói, Mỹ hoàn toàn bất lực, không thể đánh chặn “Siêu tên lửa” mang tên “Nord Stream-2” ở giai đoạn cuối và để tránh tổn thất lớn hơn và, như Nhật Bản sau khi bị Mỹ ném 2 quả bom hạt nhân trong thế chiến II, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố đầu hàng:

“Chúng tôi (chính quyền mới) không thể làm gì được khi SP-2 đã hoàn thành 95%. Mỹ quyết định từ bỏ các lệnh trừng phạt SP-2 để bảo đảm lợi ích quốc gia…”

Tại sao Mỹ đầu hàng với SP-2?

Giai đoạn cuối về mặt kỹ thuật. Mỹ đã nỗ lực đánh chặn ICBM “SP-2” này ngay từ giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và đến giai đoạn cuối. Nhưng khi ở giai đoạn cuối chỉ còn vài giây nữa là nổ tung mục tiêu (khi SP-2 hoàn thành 95%) thì Mỹ bó tay, chấp nhận “dương mắt nhìn”.

Nhưng điều thắc mắc ở đây là tại sao Mỹ không thực hiện đòn ngăn chặn “giai đoạn cuối về chính trị”?. Nhìn bề mặt, Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn được dù SP-2 đã hoàn thành 95%, chẳng hạn:

Hiện tại, thủ tướng Đức Merkel là “thủ tướng vịt què”, nghĩa là chỉ đến tháng 9 là bà sẽ rời ghế và, trong khi đó, thủ tướng Đức tương lai sáng giá nhất là của đảng “Xanh” bà Annalena Berbock thì có xu hướng chống lại Nga và SP-2 quyết liệt…

Tuy nhiên, Mỹ vẫn quyết định “dương cờ trắng”, điều này cho thấy:

Thứ nhất, rằng, SP-2 là một dự án kinh tế rất có lợi cho người Đức, sẽ biến nước Đức là một trung tâm trung chuyển khí đốt cho châu Âu. Đây là lợi ích quốc gia Đức, cho nên bất kỳ ai là thủ tướng Đức cũng phải đặt lên hàng đầu nếu không muốn bị người dân Đức hạ bệ.

Thứ hai, chưa rõ đảng “Xanh” thắng cử hay thất cử, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà không loại trừ sự can thiệp của “yếu tố bên ngoài”. Mặt khác, người Mỹ thừa hiểu: Tuyên bố trong tranh cử là một chuyện, thực hiện khi thắng cử hay không là chuyện khác.

Đó là những lý do mà Mỹ không bảo giờ ảo tưởng về một chính quyền mới ở nước Đức có thể thay đổi hoàn toàn về chính sách đối ngoại, đối nội, thay đổi “lợi ích quốc gia Đức” để rồi Mỹ “cược” hết vốn liếng vào việc đánh chặn “giai đoạn cuối chính trị”.

Lựa chọn duy trì, bảo vệ mối quan hệ với đồng minh lớn là Đức thay vì đối đầu với Đức trong SP-2 là lựa chọn “thua sớm” (dân bài bạc chuyên nghiệp rất hiểu lối chơi này), là lựa chọn thực tế, một sự lựa chọn cay đắng, ngặt nghèo của Mỹ.

Việc Hoa Kỳ - đứng đầu phương Tây tập thể, đã “dương cờ trắng” là không dễ dàng. Logic của vấn đề là: Một quốc gia đứng đầu một liên minh chính trị - quân sự mạnh nhất thế giới, “dương cờ trắng” khi chỉ khi gặp phải một chướng ngại mà được họ xác định là không thể vượt qua.

Chướng ngại mà Mỹ không thể vượt qua và không bao giờ vượt qua là quyết tâm chính trị của Nga-Đức trong dự án SP-2.

Hậu quả tang tóc cho phương Tây tập thể!

Tất nhiên, dự án SP-2 chỉ mới hoàn thành về mặt kỹ thuật, nó đã nối liền dòng khí đốt Nga đến Đức mà trong vài tháng nữa, khí đốt Nga có thể bơm đến Đức, và tất nhiên, Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn SP-2 hoàn thành sứ mệnh của nó hoàn toàn…Nhưng, dù vậy, SP-2 cũng gây tang tóc cho liên minh hai bờ Đại Tây Dương…

Châu Âu đã cay đắng nhận thức một vấn đề: Mỹ là đầu tiên, lợi ích quốc gia Mỹ là trên hết. Dự án SP-2 đã khiến cho mâu thuẫn Ba Lan – Ukraine với Đức trở nên không thể dung hòa. Không vô cớ mà Ba Lan, Ukraine đang la lối về “vòng lặp lại Xô-Đức” trong dự án SP-2, điều khiến Mỹ vô cùng lo sợ tìm cách nhượng bộ để giữ Đức trong vòng tay…

Không biết, Mỹ sẽ có lợi gì từ việc này (đầu hàng) trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ vào ngày 16/6 tại Geneva, nhưng việc Mỹ bỏ rơi, “phản bội” Ba Lan, Ukraine…là thực tế 100%, bởi Ba Lan và Ukraine là 2 quốc gia theo Mỹ chống lại SP-2 điên cuồng, quyết liệt nhất.

Thảm hại đầu tiên phải kể đến là Ukraine. Chính quyền Kiev rên rỉ rằng SP-2 hoàn thành, Kiev sẽ mất 3 tỷ USD hàng năm, dẫn đến “không có tiền để nuôi quân đội”. Nhưng, SP-2 hoàn thành còn là “khởi đầu của sự kết thúc nhà nước Ukraine” như phương Tây đánh giá mới là đại thảm họa…

Cùng lúc với Putin tuyên bố nhánh thứ nhất của SP-2 đã hoàn thành, trong chừng 10 ngày hoàn thiện khâu kỹ thuật, dòng khí đầu tiên sẽ bơm đến Đức thì Đan Mạch đã thu hồi giấy phép đường ống dẫn khí Baltic Pipe ngầm dưới đáy biển Baltic từ Na Uy đến Ba Lan.

Đường ống Baltic Pipe dự án hoàn thành vào năm 2022 sẽ cho phép Ba Lan “độc lập năng lượng” loại bỏ sự phụ thuộc khí đốt Ba Lan vào Nga, đã bị thu hồi giấy phép, chưa hết, lại bị EU cắt tài trợ hạ tầng hàng năm đã khiến Ba Lan “chết đứng”.

Ba Lan không ngờ tại sao Đan Mạch lại sử dụng Ba Lan làm “con dê tế thần” với Đức để xin lỗi vụ tiếp tay cho Mỹ nghe trộm, “hóng hớt”. Ba Lan quên rằng Đức vẫn đang là đầu tàu, đứng đầu EU, nên cậy có Mỹ, đã ra tay công khai chống lại…

“Họa đơn vô chí-Phúc bất trùng lai”. Hối hận không học bài học lịch sử, chống lại Đức, Nga của người Ba Lan đã muộn.

NATO: “sủa nhưng không cắn”!

Liệu hoạt động của một tổ chức quân sự (liên minh) dưới nền tảng của một nền chính trị (liên minh) như vậy liệu có thành công, thậm chí liệu có xảy ra? Quân sự phục vụ cho mục tiêu chính trị, cụ thể, khi khối liên minh chính trị (phương Tây tập thể) mâu thuẫn xung đột lợi ích thì hoạt động của NATO phục vụ cho mục tiêu gì?

Trong khi đó, Nga không từ bỏ và sẵn sàng sử dụng “con át chủ bài vũ khí hạt nhân chiến thuật” của mình (theo The National Interest, Nga có 3000, Mỹ chỉ có 500) trong 4 tình huống nhằm vào 6 mục tiêu…thì liệu NATO có chiếm được ưu thế quân sự với Nga nếu xung đột xảy ra?

Rõ ràng, chỉ kẻ ngốc, hoặc bị dí súng vào lưng thì NATO mới gây chiến với Nga. Về nguyên tắc, gây chiến với Nga là hành động “lấy kính thử búa”, đương nhiên, người thử nghiệm (Mỹ) sẽ có bài học nhất định, nhưng chắc chắn kính sẽ bị vỡ. Giới tinh hoa chính trị châu Âu thừa hiểu điều này.

Chính vì thế, NATO (tôi chỉ nêu hình tượng chứ không có ý so sánh) như những con Tabaqui nhao lên sủa nhưng không cắn.

Thông qua vụ SP-2, nó đã khẳng định một điều: Khi cần thiết, Nga sẽ thẳng tay “sử dụng đòn tấn công phủ đầu” vào quốc gia nào có hành động không thân thiện nhằm vào Nga (chiến lược an ninh mới của Nga) thì Mỹ cũng sẽ không bao giờ nhảy vào can thiệp. Điều 5 NATO hay điều 500 cũng vậy thôi.