Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Việt Nam không phải là Philipines!


Một trong những công cụ truyền thông hung hăng nhất cố súy cho tư tưởng Đại Hán, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và nổi tiếng với những trò vu cáo, “gắp lửa bỏ tay người”, đó chính là tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng CS Trung Quốc.
Với tinh thần đó thì Việt Nam, đương nhiên là đối tượng truyền thông của họ và người Việt Nam cũng đã quen tai với những lời lẽ láo xược, hung hăng, đe dọa lâu nay của Thời báo Hoàn cầu (TBHC).
Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama thì khẩu khí của TBHC cũng vậy thôi, nhưng có một bài xã luận nhan đề: "Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philippines" của TBHC khiến dư luận ngạc nhiên vì cái nhan đề ấy là đúng và chính xác.
Tất nhiên, nội dung của bài xã luận đó được nhìn qua một “lăng kính mang bản sắc của TBHC” đã bị báo chí trong nước Việt Nam đả phá. Ở đây, chúng ta cũng bàn đến nội dung của nhan đề đó nhưng từ góc nhìn thẳng: "Tại sao Việt Nam không phải là Philipines?" hay, "vì sao Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philipines?" mà thôi.
Sai lầm không thể khắc phục của Philipines
Trên Biển Đông, Trung Quốc hành động rất hung hăng, quyết đoán với lời lẽ rất hiếu chiến khiến cho các nước nhỏ trong khu vực lo sợ. Philipines cũng không loại trừ, khi đã nhiều lần bị Trung Quốc chèn ép, nhưng họ chơi với Trung Quốc kiểu “bám theo nước lớn để hưởng lợi”:
Năm 2004, biết rằng Trường Sa đang là khu vực tranh chấp quyết liệt. Việt Nam đã từng phải đổ máu để bảo vệ chủ quyền. Thế nhưng Philipines vẫn ngang nhiên ký tay đôi với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại quần đảo Trường Sa-Việt Nam. Họ coi như Trường Sa chỉ là của Trung Quốc và Philipines, bất chấp Trường Sa là của Việt Nam.
Hành động này của Philipines chứng tỏ họ “đi đêm”, bắt tay với thế lực có ý đồ bành trướng lớn nhất, tham vọng lớn nhất mà không cần đếm xỉa gì đến quyền lợi nước khác.
Năm 2009 Philipines từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt NamMalaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ). Theo đó, Việt NamMalaysia không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải như UNCLOS quy định.
Hầu như mọi nước ASEAN ven Biển Đông đều thống nhất với quan điểm này, nó tạo thành lập trường chung của ASEAN nhưng, Philipines đi ngược lại, họ cùng chung lập trường với Trung Quốc.
Philipines đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc, bức thư phản đối quan điểm chung của Việt NamMalaysia.
Sự phản đối của Philipines đã dẫn đến các hậu quả vô cùng tai hại, mà trước hết bị ngay với chính mình.
Một là, Philipines đã vô tình tiếp tay, công nhận bản đồ “chín khúc” mà Trung Quốc vẽ ra chiếm hơn 80% Biển Đông. Vì Trung Quốc coi Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể chối cãi” của họ. Và nếu thế, cho nên vùng EEZ rộng 200 hải lý sẽ trùm hết 80% Biển Đông.
Hai là, do vậy, cơ sở nào, khi chỉ dựa trên quan hệ song phương, để Philipines nói rằng bãi cạn Scarborough là của riêng mình khi nó cũng thuộc vùng EEZ của Trường Sa (còn gần hơn cả Philipines nữa)?
Và đương nhiên, Trung Quốc dại gì mà không tuyên bố là của họ khi Philipines chỉ là “con muỗi”, khi mà lực lượng “răn đe” của Philipines quá yếu và quá thiếu, chủ yếu dựa vào Mỹ, trong khi Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền?
Có thể nói, chỉ có Trung Quốc mới có quyền và khả năng lợi dụng Philipines chứ làm sao Philipines lợi dụng được nước lớn luôn có tư tưởng bàng trướng như Trung Quốc. Philipines đã phải trả giá: Mất Scarborough.
Đây là một sai lầm mà giờ đây Philipines có kiện cáo gì, tòa có phán quyết ra sao tới đây thì Trung Quốc vẫn y án: Scarborough là của họ.
Việt Nam không phải là Philipines
Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến sự khác nhau trong mối quan hệ hợp tác với Mỹ mà không phân tích sự khác biệt trong những vấn đề khác.
Trước tiên, Philipines là đồng minh quân sự với Mỹ. Có nghĩa là khi Philipines bị tấn công thì Mỹ sẽ can thiệp. Vì thế Philipines đã cho Mỹ triển khai các căn cứ quân sự trên lãnh thổ để đối phó với Trung Quốc, nhưng họ quên một điều: Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền.
Do dựa vào Mỹ để bảo vệ chủ quyền nên khả năng tự lập của Philipines rất yếu, biểu hiện là lực lượng hải quân, không quân không được đầu tư đúng mức, họ không có khả năng để buộc Trung Quốc phải trả giá.
Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte đã cay đắng: “Mỹ sẽ không bao giờ chết vì chúng tôi. Nếu Mỹ quan tâm, họ lẽ ra đã gửi các tàu sân bay và tàu khu trục tên lửa vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền ở vùng lãnh thổ tranh chấp, song điều như vậy đã không xảy ra”.
Và, ông ta lại “hờn dỗi”: “Mỹ sợ tiến hành chiến tranh. Chúng ta tốt hơn hết nên kết bạn với Trung Quốc”.
Động thái của vị tân Tổng thống Philipines đã khiến cho giới quan sát cho rằng đây là một “ẩn số địa chính trị khu vực”, nghĩa là Philipines sắp tới chưa biết sẽ thực hiện chính sách đối ngoại thế nào. Ông ta sẽ làm gì với các căn cứ Mỹ để kết bạn với Trung Quốc?...
Với Việt Nam, thay vì dựa vào Mỹ để bảo vệ chủ quyền như Philipines thì Việt Nam quan hệ tốt với Mỹ kể cả hợp tác quân sự, để nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền.
Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình bằng sức lực, trí tuệ và máu của chính mình, chứ không hoang tưởng bằng máu của người khác. Vì thế, quan hệ hợp tác Việt Nam-Mỹ dựa trên cơ sở nền tảng bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

Với tinh thần đó, cơ sở nền tảng đó, thì Việt Nam đâu phải là Philipines và ông Obama làm sao có thể biến Việt Nam, một quốc gia luôn có nền đối ngoại độc lập, tự chủ, thành Philipines.
 Một nền đối ngoại độc lập, tự chủ, chỉ có thể là đường lối của một quốc gia độc lập, tự do.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Việt Nam tự tin bước vào cuộc chơi!


Nhiều người lý luận rằng, người Việt Nam rất vui mừng, thân thiện khi Tổng thống Mỹ đến thăm vì Mỹ là một cường quốc đứng đầu thế giới mà điều đó khó dành cho Tổng thống một quốc gia nào đó khác Mỹ đến thăm.
Không sai. Nhưng xin được hỏi, liệu vị HLV bóng đá Mourinho có sang thăm và làm việc với đội tuyển bóng đá Việt Nam không?
Một nước Việt Nam “không có tên trên bản đồ thế giới” liệu Tổng thống Mỹ đến thăm và hợp tác?
Rung chấn sau việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
Như đã nói, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, ý nghĩa quân sự không lớn, nhưng ý nghĩa chính trị và thương mại lại rất lớn với không chỉ Việt Nam mà trong khu vực.
Về ý nghĩa chính trị. Thứ nhất là khẳng định vị thế của Việt Nam.
Đừng tưởng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một lệnh cấm đã tồn tại hơn 4 thập kỷ là dễ dàng, là đã quên hết sự thù địch và thậm chí có kẻ mà đầu óc mang nặng tư tưởng “nhược tiểu” lại cho rằng đó là “phần thưởng” của Mỹ ban cho Việt Nam.
Cấm vận vũ khí là biểu trưng của sự thù địch, vậy khi dở bỏ cấm vận thì Mỹ đã quên, xóa hết sự thù địch với Việt Nam chưa?
Hãy hỏi, hãy nghe, hãy xem RFA, BBC, Việt Tân cùng hàng chục tổ chức phản động lưu vong đang ăn tiền CIA…hô hào, cổ vũ và hoạt động để lật đổ nhà nước Việt Nam XHCN thì rõ Mỹ đã quên hay chưa thôi.
Nên nhớ rằng, trong khi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” chưa dễ gì quên; những áp lực chống cộng điên cuồng; những “khác biệt” lớn chưa thể vượt qua ngay…tác động rất mạnh vào chính quyền Mỹ thì đó là một quyết định đầy bản lĩnh, một sự lựa chọn đầy khó khăn của người Mỹ.
Và, chẳng lẽ một quyết định ra đời trong hoàn cảnh như vậy lại chỉ vì một nước Cộng sản? Cho một nước Cộng sản? Không bao giờ, bởi lẽ Mỹ vốn thực dụng, không quen làm chuyện đó ngay cả với đồng minh.
Ukraine được coi như là sản phẩm “Cách  mạng màu” của Mỹ, kêu gào Mỹ bán vũ khí sát thương nhưng Mỹ vẫn từ chối, thì việc Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là một cú chấn động địa mạnh nhiều người phải quan tâm.
Tại Việt Nam cũng có nhiều người sốc vì kỳ vọng quá lớn vào vũ khí Mỹ, họ mường tượng tương lai sẽ thay đổi toàn bộ vũ khí Nga “cũ kỹ, lạc hậu”, bằng vũ khí Mỹ…Một số tờ báo mạng phán như là cơ quan ngôn luận của Bộ tổng TM rằng, sẽ mua loại này, loại kia trong thời gian tới…
Rõ ràng để có được tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải có sự cố gắng của 2 phía, nhưng, phải khẳng định yếu tố mang tính quyết định là Việt Nam trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có vị trí rất quan trọng về địa chiến lược, vai trò trong ASEAN, sức mạnh quân sự và khả năng đối phó với Trung Quốc…mà không có những điều đó thì bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam sẽ chưa xảy ra.
Thứ hai là ASEAN buộc phải lựa chọn.
Đúng như ngài thủ tướng Singapor đã lo ngại cách đây vài năm rằng “Trung Quốc, Mỹ đừng buộc ASEAN phải lựa chọn” thì tình thế “buộc phải lựa chọn” đã xảy ra.
Sau tuyên bổ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hợp tác quốc phòng với Malaysia, Thaland, Myanmar.
Hợp tác của Trung Quốc với họ như thế nào, nội dung ra sao thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Malaysia, Thailand và Myanmar không dám chống Mỹ, nhưng sự lôi kéo của Trung Quốc cũng đã làm cho nội bộ khối ASEAN phải vào cuộc đấu tranh sinh tồn mạnh mẽ trong vòng xoáy xung đột địa chính trị Trung-Mỹ.
ASEAN phải thống nhất, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, tuy nhiên, đây là điều quá khó, ASEAN chắc sẽ phải buộc lựa chọn, phân hóa, nếu như xung đột lợi ích Trung Quốc-Mỹ ngày càng leo thang không thể dung hòa.
Như vậy, bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Mỹ không chỉ là mối quan hệ song phương mà có tác động địa chính trị rất lớn.
Bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thách thức nước Nga
Nói là thách thức nước Nga là vì nó tạo ra một môi trường cạnh tranh với Nga trong vấn đề mua sắm vũ khí của Việt Nam.
Phải khẳng định chắc chắn rằng, Liên Xô và ngày nay là Nga đã đang đồng cam cộng khổ chia xẻ với Việt Nam trong những tháng ngày gian lao vất vả Bảo vệ Tổ quốc. Vũ khí Nga đã đang là xương sống của  sức mạnh quân đội Việt Nam trong phòng thủ bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Chỉ có những kẻ thiếu trái tim và không có lý trí mới phủ nhận, coi nhẹ sự giúp đỡ của Nga, vũ khí Nga trong việc tạo ra sức mạnh răn đe, ngăn ngừa xung đột quân sự trên Biển Đông.
Mỹ đã làm gì cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo từ trước đến nay hay chỉ để lại một dấu ấn không quên trong lòng người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa?
Đừng nhầm tưởng Mỹ can thiệp ở Biển Đông là vì lợi ích của Việt Nam mà đó trước hết là vì lợi ích Mỹ. Và may mắn là lợi ích Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông lại tương đồng nên cả hai đều có nhu cầu hợp tác phát triển.
Rõ ràng là ai cũng biết Nga đang độc quyền mua bán vũ khí tại Việt Nam bởi hơn 80% vũ khí của Việt Nam là của Nga. Nga bán vũ khí cho Việt Nam vô điều kiện, nhưng Nga không giàu có để cho không mà phải hoạt động theo nguyên tắc thương mại
Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sẽ tác động đến Nga 3 vấn đề và cũng chính là 3 vấn đề Việt Nam được lợi:
Một là, Việt Nam có quyền mặc cả giá trong hợp đồng mua bán giữa Nga và Việt Nam. Giờ đây Việt Nam có quyền nói: “đắt quá, tôi mua người khác vậy”, điều đó sẽ làm mềm đi giá cả đôi bên thỏa thuận.
Hai là chất lượng vũ khí, Nga phải cạnh tranh với Mỹ bằng chất lượng, tính năng kỹ, chiến thuật của vũ khí, thay vì như trước đây có sao Việt Nam chịu vậy.
Ba là thời gian thực hiện hợp đồng giao hàng. Có rất nhiều yếu tố khiến người mua nhận hàng rất chậm, trong khi đó vũ khí là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó nằm trong tính toán chiến lược của bên mua. Sự hiện diện của vũ khí trước, trong thời điểm căng thẳng luôn là có tính răn đe, nâng cao khả năng SSCĐ của bên mua.
Đây là 3 vấn đề mà Nga sơ sẩy là bị mất uy tín và có thể mất dần lợi thế vũ khí mà Nga đã tạo dựng với Việt Nam trong thời gian qua.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vừa qua có một kết quả rất tốt đẹp. Đây là thành công của chiến lược đối ngoại Việt Nam khi đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước mà dù khó tính, hồ nghi bao nhiêu cũng không thể phủ nhận.

Nhân dân Việt Nam rất mong muốn quan hệ Việt Nam-Mỹ ngày càng phát triển trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và phát triển.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Tại sao Trung Quốc “hoan nghênh” Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam?



Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama sẽ không có gì đặc biệt, bởi đây là lần thứ 3 các đời Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, nếu như không có tuyên bố Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam tồn tại hơn 4 thập kỷ qua.
Chuyến thăm nhằm xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác song phương Việt-Mỹ, nhưng đặc biệt thay, mối quan hệ đó lại có tác động mạnh đến cục diện dịa chính trị khu vực.
Hợp tác Việt-Mỹ trong thông điệp “bỏ cấm vận vũ khí”
Rõ ràng, đây là một cú đánh hiểm của Mỹ trong cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc trên khu vực Châu Á-Thái Bình dương.
Giới quan sát và giới quân sự thừa hiểu, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Việt Nam không phải hùng mạnh ngay để bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm hại, mà trước mắt, chủ yếu chỉ là biểu tượng, nhưng là biểu tượng phản ảnh thực tế của một bản chất: Việt Nam và Mỹ đã không còn là kẻ thù, ít nhất về mặt ngoại giao.
Bắt đầu từ đây, Việt Nam có thể giao lưu, mua bán vũ khí không chỉ trực tiếp với Mỹ mà với đồng minh của Mỹ như Ixrael và phương Tây trong khối NATO…những thứ mình cần, tùy theo túi tiền, tùy theo yêu cầu chiến thuật của mình mà vũ khí Mỹ chưa chắc đã phù hợp.
Tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam sau một thời gian dài thù địch đã khiến ASEAN có cơ hội và lý do để lựa chọn, vị thế Việt Nam được nâng một bậc, nhưng Mỹ cũng được lợi khi tạo ra được một lòng tin và thế lực đáng kể trong hợp tác với ASEAN.
Hơn ai hết, Trung Quốc thừa hiểu nguyên nhân khiến cho hợp tác Việt-Mỹ tiến triển nhanh chóng, vượt qua nhiều sự “khác biệt” đến không ngờ.
Trung Quốc đã đánh giá thấp tầm nhìn chiến lược, tư duy chính trị của Việt Nam trong tình hình thế giới mới. Trung Quốc đã chủ quan khi cho rằng sự “khác biệt” là rào cản mà Việt Nam, Mỹ khó vượt qua dù cho Việt Nam bị áp lực, bị chèn ép bao nhiêu đi nữa trên Biển Đông.
Nên nhớ rằng, điều kiện để Trung Quốc bắt tay Mỹ năm 1972 không sâu đậm, nhưng Trung-Mỹ vẫn vượt qua được sự “khác biệt” khắc nghiệt, gay gắt vào thời đó, thì ngày nay, động lực để Việt-Mỹ bắt tay hợp tác, vượt qua sự “khác biệt” có điều kiện thuận lợi gấp trăm lần.
Điều người ta chú ý, quan tâm là không phải sau khi bỏ cấm vận vũ khí thì vũ khí Mỹ sẽ ồ ạt vào Việt Nam như thế nào, bởi đó là hoang tưởng mà quan trọng hơn là hợp tác quân sự Việt Nam-Mỹ ra sao để tạo thế và lực của đôi bên trên Biển Đông mới là cốt tử.
Tại sao Trung Quốc “hoan nghênh”?
Về logic, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là một tín hiệu không tốt lành cho Trung Quốc. Và, tất nhiên, cũng như việc Nga cung cấp trang bị vũ khí hiện đại cho Việt Nam trong phòng thủ biển, đều là tín hiệu không tốt lành cho Trung Quốc.
Bởi đơn giản là vì trong khi Trung Quốc và Việt Nam đang căng thẳng, có nguy cơ xung đột quân sự vì tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông thì bất kỳ vũ khí của ai trong tay quân đội Việt Nam cũng đều khiến Hải quân Trung Quốc (PLAN) phải dè chừng.
Trung Quốc im lặng dù cảm thấy rất bất an khi vũ khí Nga, những loại vũ khí có uy lực lớn, hiện đại, lợi hại dồn dập đến tay Việt Nam là dễ dàng giải thích, bởi chính Trung Quốc cũng mua vũ khí Nga, bởi Nga-Việt có mối quan hệ truyền thống…
Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, Trung Quốc buộc phải chấp nhận thực tế này trên khu vực khi Mỹ và Trung Quốc đang có mâu thuẫn đối kháng về mục tiêu chiến lược là điều không dễ chịu chút nào, nhưng nếu phản đối công khai thì chứng tỏ Trung Quốc đang lo sợ.
Hiện nay, hơn ai hết Trung Quốc cũng rất mong Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho mình sau vụ Thiên An Môn. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc cũng không mơ mua được vũ khí CNC hiện đại của Mỹ, nhưng cái Trung Quốc cần là mua được vũ khí từ phương Tây.
Ngay Việt Nam, trong thời gian Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí một phần thì nhiều hợp đồng vũ khí với Ixrael cũng bị loại bỏ bởi không được sự đồng ý của Mỹ. Do đó, Trung Quốc cũng không tránh khỏi tình trạng này như Việt Nam đã từng.
Trong khi đó, Nga là đối tác chính trong buôn bán vũ khí với Trung Quốc thì Trung Quốc luôn bị Nga bắt bí. Không ít lần giới quân sự Trung Quốc tỏ ra bất bình khi vũ khí Nga bán cho Việt Nam luôn khác với bán cho Trung Quốc cùng loại.
Và, khi nếu có xung đột trên Biển Đông với Việt Nam xảy ra thì liệu với vũ khí Nga có trong tay, Trung Quốc có vấp phải tình trạng như Argentina hay không…cũng là một vấn đề không thể không nghĩ đến của giới quân sự Trung Quốc.
Chính vì vậy, đa dạng hóa vũ khí, tiếp thu, phát triển vũ khí CNC từ nhiều nguồn, tránh phụ thuộc vào Nga là nhu cầu mang tầm chiến lược của Trung Quốc, cho nên, nếu phản đối việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là tự ghè đá vào chân.
Tuy nhiên Trung Quốc dù “vui mừng” với quan hệ hợp tác Việt Nam-Mỹ hoàn toàn bình thường khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, song vẫn không quên cảnh cáo Việt Nam và Mỹ rằng, mối quan hệ hợp tác đó “không được chống Trung Quốc, gây bất ổn khu vực”.

Tất nhiên rồi, Việt Nam chẳng quá háo hức đặt trọn niềm tin vào “đối tác toàn diện” mà quên Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, là “đối tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam rất mong muồn hòa bình hữu nghị với Trung Quốc trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Việt Nam với bài toán “cân bằng lực”.



Thành thực mà nói, Mỹ vẫn đang và sẽ là một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Vì thế hợp tác, quan hệ tốt đẹp với Mỹ, là bạn với Mỹ là mong muốn chung của bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, hữu nghị thì quan hệ hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau….để phát triển xây dựng đất nước giàu mạnh là một mục tiêu đối ngoại quan trọng, hàng đầu của Đảng, nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, thế giới đang dần chuyển hóa thành đa cực bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, của nước Nga…đã tạo ra những sự “cọ xát” quyền lực, địa chính trị mạnh giữa các cường quốc với nhau khiến cho các quốc gia nhỏ bị ảnh hưởng, chi phối rất lớn.
Thế nào là cân bằng lực?
Với sự trỗi dậy mạnh mẽ thực lực nền kinh tế, quân sự, nhà cầm quyền Bắc Kinh không cần che đậy tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn thâm căn cố đế của mình. Trung Quốc muốn bành trướng xuống Biển Đông với ý đồ chiếm hơn 80% Biển Đông bằng “đường 9 khúc”.
Đương nhiên, hành động này xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và do vậy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đã trở nên căng thẳng, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông và thậm chí một cuộc chiến tranh tổng lực luôn tiềm tàng.
Rõ ràng là, dù có Mỹ xuất hiện trên Biển Đông hay không thì quan hệ song phương Trung Quốc-Việt Nam đều luôn trong tình thế như vậy. Việt Nam luôn phải đối phó với tư tưởng và hành động bành trướng hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Kể từ năm 2012, bằng chiến lược “xoay trục”, Mỹ xuất hiện trên Biển Đông với danh nghĩa vì tự do an toàn hàng hải nhưng thực chất là để đối phó, ngăn chặn ý đồ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Lúc này, Mỹ là lực lượng thứ hai chống Trung Quốc trên Biển Đông.
Sự xuất hiện của Mỹ trên khu vực Biển Đông đã tạo ra một tình thế mới khi không chỉ Việt Nam đơn độc đối phó với Trung Quốc mà cả Mỹ và thậm chí đồng minh của Mỹ cũng vào cuộc khiến cho cơ hội và thách thức về chiến tranh và hòa bình trên Biển Đông là không thể nói trước.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông là không trùng khớp nhưng lại tương đồng và thống nhất cao là có chung một đối tượng. Đó là Trung Quốc. Vì thế, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Mỹ, trong đó trọng điểm là hợp tác quân sự là nhu cầu tất yếu.
Điều đặc biệt quan trọng là, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Mỹ với tâm điểm là quân sự ở mức độ như thế nào, ra sao…chính là “phương tiện” để đấu tranh bằng biện pháp hòa bình rất hiệu quả. Hợp tác Việt Nam-Mỹ, hiệu lực, kết quả của nó tạo ra sức răn đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông.
Đây là vấn đề mà thuật ngữ ngoại giao gọi là “cân bằng lực”, một đối sách có tính khả thi và tối ưu của Việt Nam để xử lý mối quan hệ tay 3 giữa Việt Nam-Trung Quốc-Mỹ trên chiến trường Biển Đông.
Làm sao để “cân bằng lực” trên Biển Đông theo ý muốn mà vẫn thực hiện được chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam, đó là một nghệ thuật, đòi hỏi tài trí của giới tinh hoa chính trị đầu não Việt Nam.
Trong tình thế này, Trung Quốc và một số thế lực thù địch muốn xúc xiểm, hạ thấp vai trò vị thế Việt Nam nên rêu rao ngạo mạn cho rằng Việt Nam đang “đi dây” giữa Trung Quốc và Mỹ để che đậy âm mưu, hành động xấu xa với Việt Nam mà thôi. Bởi vì, có Mỹ hay không có Mỹ trên Biển Đông thì Việt Nam vẫn phải đối phó với Trung Quốc.
Mỹ đã “chuyền bóng vào chân” Việt Nam
Khi Mỹ đã tuyên bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì có nghĩa hợp tác an ninh quốc phòng Việt Nam-Mỹ là không có rào cản. Việt Nam có thể mua vũ khí Mỹ, Việt Nam có thể tập trận chung với Mỹ, Việt Nam có thể hợp tác cùng Mỹ xây dựng các trung tâm thông tin, quan sát an toàn Biển Đông, chia xẻ tin tức…
Vấn đề là tùy thuộc vào Việt Nam tùy chọn như thế nào, ra sao, trong hợp tác với Mỹ nhằm tạo điều kiện tốt cho đấu tranh bằng biện pháp hòa bình có hiệu quả, tạo ra sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh mà thôi. Nghĩa là Việt Nam phải giải tốt bài toán “cân bằng lực” như đã nói trên.
Có thể nói diễn biến trên Biển Đông có 2 vấn đề rất quan trọng mà Việt Nam nhận thức rõ để đừng quá háo hức, lạc quan tếu, chủ quan mất cảnh giác, có thể đưa con thuyền Việt Nam vào những vòng xoáy nguy hiểm, không mong muốn.
Thứ nhất về mâu thuẫn. Trên Biển Đông chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn đối kháng đó là mâu thuẫn giữa Trung - Mỹ và mâu thuẫn Trung - Việt mà không có mâu thuẫn Việt - Mỹ.
Thứ hai là mục tiêu chiến lược của Mỹ trên Biển Đông có tính chất “vạn biến”, nghĩa là khi cần thiết Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm thu lợi ích nhiều hơn, hoặc thỏa hiệp khi căng thẳng đã đến “điểm sôi” để tránh chiến tranh xảy ra giữa Trung-Mỹ.
Trong khi đó, mục tiêu chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông có tính “bất biến”, nghĩa là không thể thỏa hiệp vì đây là chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam sẵn sàng chấp nhận chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc nếu như chủ quyền biển đảo bị xâm hại.
Có thể coi như đây là 2 cơ sở, nguyên tắc cơ bản, nòng cốt, để giải quyết bài toán khó “cân bằng lực” trên Biển Đông của Việt Nam khi Mỹ đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ là ngăn chặn và chống Trung Quốc nhưng Mỹ không hành động vì mục tiêu chiến lược của Việt Nam, đó là, Mỹ tuyên bố Mỹ không can thiệp và ủng hộ bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Nếu Việt Nam hành động cho mục tiêu chiến lược Mỹ, chẳng hạn như tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông, thì đó được coi như là hợp tác với Mỹ để chống Trung Quốc. Điều này vừa trái ngược với chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam vừa gây căng thẳng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cung cấp các dịch vụ cho các tàu Mỹ tại cảng quốc tế Cam Ranh lại là chuyện bình thường, vì đó là hoạt động thương mại. Hay, hợp tác xây dựng, khôi phục trung tâm quan trắc “an ninh hàng hải” tại Sơn Trà…là hợp lý, không thể coi là chống Trung Quốc.

Nói chung bóng đã đến chân, Việt Nam có rất nhiều tùy chọn. Lúc nào, như thế nào, ra sao, ở đâu…thuộc về kinh nghiệm chiến trận dày dạn của Đảng cầm quyền Việt Nam.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Tái cân bằng lực lượng, Mỹ-Trung ai thắng ai?


Liệu Mỹ có “tái cân bằng lực lượng” hay thực chất là tập hợp lực lượng để đối phó, ngăn chặn được Trung Quốc từ Biển Đông?
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23-25/5) đang là tâm điểm được cả thế giới chú ý. Bởi đây là một sự kiện lớn, mang tầm quốc tế, vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của quan hệ song phương Việt-Mỹ, dẫu trọng tâm của chuyến thăm lại là bàn về phát triển mối quan hệ giữa hai đối tác từng là cựu thù này.
Bỏ cấm vận vũ khí không chỉ là biểu tượng!
Trong tình hình hiện nay, việc bãi bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn với Việt Nam của chính quyền Mỹ không chỉ là biểu tượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược toàn cầu rất quan trọng của Mỹ. Và thú vị thay, chính bãi bỏ cấm vận hay không lại là áp lực lớn với Mỹ chứ không phải là Việt Nam.
Rất nhiều và ngay cả trong giới chính khách Mỹ đều cho rằng dù Việt Nam-Mỹ đã bình thường hóa, trở thành đối tác toàn diện song  vẫn tồn tại sự không bình thường, đó là Mỹ vẫn đang cấm vận vũ khí với Việt Nam mà nguyên nhân chính là nhân quyền, dân chủ.
Hà nội cho rằng cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ áp dụng vào Việt Nam là mầm móng của sự bất ổn xã hội, là một trong những thành tố của công thức “Cách mạng màu”, (cụ thể như: thành phần đối lập, tài trợ của nước ngoài, biểu tình, bạo loạn, lật đổ…) đe dọa tồn vong của chế độ.
Hà Nội sẽ lựa chọn những điều hay, phù hợp về nhân quyền dân chủ Mỹ để áp dụng vào Việt Nam và thậm chí để tạo lòng tin, Hà Nội sẵn sàng áp dụng những điều không muốn, chưa muốn, vì chưa phù hợp, nhưng khi những điều đó nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội.
Khi Wasington chuyên dùng cái gọi là nhân quyền, dân chủ để gây áp lực chính trị, ra điều kiện với các quốc gia khác không theo Mỹ thì việc Hà Nội không thỏa mãn những điều này và do đó cấm vận vũ khí vẫn tồn tại là điều đương nhiên.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu như lấy nhân quyền, dân chủ kiểu Mỹ làm tiêu chuẩn thì Arabia Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ…có nền dân chủ, nhân quyền còn xa  tiêu chuẩn Mỹ hàng trăm lần so với Việt Nam, nhưng tại sao Mỹ vẫn bám lấy những quốc gia này, thậm chí là đồng minh quân sự như Thổ Nhĩ Kỳ?
Như vậy, rõ ràng là quan hệ với quốc gia đó có lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia gì với Mỹ mới là quyết định còn vấn đề nhân quyền, dân chủ giống hay khác Mỹ chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích trong quan hệ quốc tế của Mỹ.
Dó đó, vai trò, vị thế Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ như thế nào mới quyết định Hà Nội và Wasington cùng nhau đi tiếp hay dừng lại thông qua chỉ dấu “cấm vận vũ khí”.
Chỉ dấu “cấm vận vũ khí” trong quan hệ Việt-Mỹ?
Trong quan hệ quốc tế, việc mua, bán vũ khí nhau không chỉ là vấn đề tiền bạc mà quan trọng hơn là biểu hiện lòng tin. Vũ khí được bán cho người mua là bạn, không phải là kẻ thù. Ngoài ra đắt mấy cũng không bán.
Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận vũ khí với Việt Nam thì điều đó chứng tỏ đôi bên chưa có đủ lòng tin về nhau. Đó là lý do vì sao mọi con mắt đổ dồn về vấn đề Mỹ bỏ cấm vận vũ khí hay không trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam sắp tới.
Toan canh chuyen tham My lich su cua TBT Nguyen Phu Trong hinh anh 7
Đã đến lúc Việt-Mỹ “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, pháy huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Đáng tiếc là nếu tiếp tục cấm vận thì lợi ích quốc gia Việt Nam-Mỹ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Với Việt Nam. Nếu chỉ đơn thuần là vũ khí Mỹ, thì không mấy quan trọng và cần thiết với Việt Nam vì 90% vũ khí của quân đội Việt Nam đều của Nga và với vũ khí đó Việt Nam đủ khả năng buộc kẻ thù trả giá đắt khi xâm phạm chủ quyền.
Bằng chuyến xuất ngoại đầu tiên của vị tân Bộ trưởng QP Ngô Xuân Lịch đến Nga, Việt Nam cũng đã gửi một tin nhắn đến Mỹ là hợp tác quốc phòng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì Nga-Việt Nam vẫn là mối ưu tiên đặc biệt với độ tin cậy cao.
Nga cũng chứng tỏ bằng việc triển khai nhanh việc đóng cặp tàu Gerpad thứ 2 cho Việt Nam nhanh kỷ lục với uy lực, cấu hình theo yêu cầu cao của Việt Nam
Vì thế cấm vận vũ khí hay không, với Việt Nam chỉ là biểu tượng, Việt Nam không hề bị áp lực với chuyện này.
Có điều, sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Mỹ mới khiến Việt Nam quan tâm. TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ tuyên bố: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai là tư tưởng, hành động của Việt Nam muốn là bạn với Mỹ.
Thiếu lòng tin, Việt Nam sẽ như thế nào trong TPP với Mỹ, làm sao để phát huy sự tương đồng trên Biển Đông?...Đó chẳng phải là lợi ích quốc gia Việt Nam?
Với Mỹ. Nếu như chiến lược xoay trục sang Châu Á-Thái Bình dương, Mỹ lấy ASEAN làm trọng tâm và Việt Nam là trọng điểm thì cấm vận vũ khí Việt Nam có nghĩa là chiến lược của Mỹ không có trọng điểm.
Hơn ai hết Mỹ quá hiểu vai trò, bản lĩnh của ASEAN trước khi Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia là như thế nào, Mỹ hiểu Việt Nam sẽ ở đâu trong cục diện địa chính trị ĐNA. Do đó, Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược Châu Á-Thái Bình dương của Mỹ.
Cấm vận vũ khí, nghĩa là về nguyên tắc Mỹ vẫn coi Việt Nam là kẻ thù, hay như một số người nói là chiến tranh Mỹ-Việt Nam vẫn chưa kết thúc, điều đó khiến cho Mỹ không có lợi thế Việt Nam trong chiến lược đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Vậy, cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ có được thực thi hay không ở Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì đến lợi ích quốc gia, an ninh Mỹ? Liệu cái nhân quyền, dân chủ đó ở Việt Nam có ngăn chặn được việc Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà, đe dọa an ninh bờ Tây nước Mỹ?
Có thể nói, tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương này, nếu như Mỹ Mỹ đang triển khai chiến lược “tái cân bằng” thì Nga và đặc biệt là Trung Quốc cũng không ngồi nhìn khi Mỹ cứ kéo dần lực lượng về phía mình để đối phó, ngăn chặn Trung Quốc.
Trung Quốc, Nga sẽ hành động tập hợp lực lượng  ra sao để chống Mỹ hay ít nhất để không bị cô lập? Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam không và Việt Nam sẽ xử lý ra sao mối quan hệ với Mỹ khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận?

Bài viết sẽ hoàn thành trước khi Tổng thống Mỹ Obama đặt chân xuống sân bay Nội Bài-Hà Nội.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Rạn nứt chiến lược Việt-Nga vì Biển Đông?


Điều Việt Nam cần là hãy ủng hộ Việt Nam thật lòng, không kèm theo điều kiện, bằng hành động, để Việt Nam mạnh lên về kinh tế, về quân sự.
Tuyên bố mới đây về quan điểm của Nga bởi Ngoại trưởng Nga Lavrov đã không làm hài lòng Việt Nam. Tất nhiên, quan điểm này của Nga, Việt Nam không ngạc nhiên, bất ngờ, vì đã biết rõ tính phức tạp, sự tế nhị, trong mối quan hệ Việt-Nga-Trung từ lâu.
Chuyến xuất ngoại đầu tiên sang Nga của tân Bộ trưởng QP Việt Nam
Ngô Xuân Lịch
Tuyên bố của Nga công khai thì Việt Nam phản ứng công khai, như tuyên bố của người phát ngôn Bộ NG Việt Nam mà chúng ta đã biết, thế thôi.
Có điều xung quanh vấn đề này đã khiến cho giới bài Nga thân Mỹ thì tha hồ phân tích mổ xẻ, rằng, Nga đã coi nhẹ Việt Nam hơn Trung Quốc, Nga đã sổ toẹt mối quan hệ truyền thống, tin cậy…lâu nay chỉ vì lợi ích quốc gia của họ là trên hết…Và, cái kết cuối cùng, Mỹ là sự lựa chọn tối ưu…
Đằng sau tuyên bố của Nga về Biển Đông là gì?
Tuyên bố của Nga gồm 2 điểm: Không ủng hộ quốc tế hóa vấn đề biển Đông và ủng hộ giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên trên cơ sở phải dựa vào UNCLOS.
Có thể khẳng định chắc chắn là trong tuyên bố đó Nga, trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực (PCA) sắp phán quyết trong vụ Philipines kiện Trung Quốc vi phạm UNCLOS (đường 9 khúc), đã đứng về phía Trung Quốc trong việc phản đối quốc tế hóa, chống can thiệp vào Biển Đông.
Điều cần lưu ý thứ nhất là, đáng tiếc, tuyên bố của ngài Lavrov về nội dung không có tính logic, thuyết phục cao vì đầy mâu thuẫn, nên, tất nhiên là không có giá trị cụ thể. Nói cách khác đây là tuyên bố nước đôi.
Cứ cho là đàm phán song phương với Trung Quốc, và đàm phán dựa trên cơ sở UNCLOS, nhưng nếu không thỏa thuận được thì làm sao? Thì chỉ còn cách đưa ra Tòa Án quốc tế về UNCLOS như PCA để phân xử chứ còn cách nào khác?
Điều cần lưu ý thứ hai là, nếu như đánh giá mối quan hệ, độ tin cậy, lòng tin chiến lược…của 2 quốc gia chỉ bằng những tuyên bố công khai của các nguyên thủ quốc gia, chính phủ, nhà nước đôi bên, thì không có quan hệ nào mẫu mực tốt đẹp, hữu nghị…hơn như Việt Nam và Trung Quốc.
Thế nhưng, có thể nói, một sự thật hết sức lố bịch là trên Biển Đông, Trung Quốc nói lời ngon ngọt với Việt Nam bao nhiêu thì hành động ngang ngược, đểu cáng với Việt Nam bấy nhiêu.
Hoạt động ngoại giao thời bình như hoạt động quân sự thời chiến, đều quyết định vận mệnh của đất nước. Vì thế, tuy nội dung khác nhau nhưng tính chất thì không có gì khác nhau, nghĩa là phải lập mưu, cài thế…để đạt mục tiêu đề ra.
Vấn đề là, nói là một chuyện, nhưng hành động lại là chuyện khác. Cho nên, chúng ta quan tâm đến hành động hay quan tâm đên lời nói?
Hành động của Nga trên Biển Đông
Trước hành động bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, nếu như nói rằng Nga không có hành động gì đáp trả là thiếu hiểu biết.
Việc Mỹ tuần tra trên Biển Đông với danh nghĩa “tự do hàng hải” và giới truyền thông không ngớt tung hô rằng là để thách thức tuyên bố chủ quyền (đường 9 đoạn) của Trung Quốc trên Biển Đông…cũng là chỉ mới đây.
Sự thách thức của Mỹ, kết quả hạ hồi phân giải, nhưng trước mắt chỉ thấy Trung Quốc càng hung hăng thêm, tốc độ cải tạo biến các đảo giữa Biển Đông thành các căn cứ quân sự càng nhanh khiến cho tình hình Biển Đông rất căng thẳng.
Rõ ràng những căn cứ quân sự trên Biển Đông này với Mỹ không là gì, nó chỉ là “Vạn lý trường thành cát”, nhưng với các nước ven Biển Đông là mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh chủ quyền. Vậy, Mỹ có dám chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Đông không?
Người Nga không hô hào nhưng đã sổ toẹt cái đường 9 khúc của Trung Quốc từ lâu, bằng việc triển khai nhan nhãn những mỏ dầu khí trong cái “đường 9 khúc” ấy.
Điều đáng tự hào đầy kiêu hãnh của Nga mà người Việt Nam ghi nhận là không phải như Anh, Mỹ, Ấn…bị Trung Quốc đe là rút hết các giếng khoan như đã từng.
Đương nhiên, nếu không có sự hợp tác quốc phòng Việt-Nga thì làm sao Việt Nam có một lực lượng phòng thủ biển đáng gờm như ngày nay, khiến cho những cái đầu nóng của ai đó phải lạnh ngắt khi tính đến chuyện ăn cướp biển đảo của họ.
Quan hệ Việt Nam-Mỹ đã là gì khi Mỹ đang còn cấm vận vũ khí với Việt Nam? Việt Nam không cần lời hay ý đẹp, Việt Nam cần hành động để chứng tỏ sự thân thiện, chứng tỏ như một người bạn.
Chúng ta không đặt ra giải thiết khi Trung Quốc tấn công Việt Nam trên Biển Đông thì Nga sẽ làm gì, Mỹ, Nhật Bản…sẽ làm gì… Mỹ hay Nga hay Nhật Bản…cũng vậy thôi, họ không đánh Trung Quốc vì chủ quyền biển đảo Việt Nam hay của ai.
Do đó, điều Việt Nam cần là hãy ủng hộ Việt Nam thật lòng, không kèm theo điều kiện, bằng hành động, để Việt Nam mạnh lên về kinh tế, về quân sự, thế là đủ. Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng máu của mình.