Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
CÁI GIÁ NÀO CỦA CRIMEA?
Giá nào với Nga?
Crimea với Liên bang Nga là vô giá, cho nên, những thiệt hại về kinh tế khi cấm vận là quá nhỏ so với vấn đề Crimea. Crimea với Nga quan trọng hơn Ukraine, Nga chỉ cần Crimea và Biển Đen là đủ.
LB Nga đứng đầu là Tổng thống Putin đã có bảo hiểm lớn trong việc sáp nhập Crimea, đó là hơn 76% nhân dân Nga ủng hộ quyết định của Tổng thống và chỉ một nghị sỹ trong quốc hội Nga không tán thành sáp nhập Crimea.
Đây là sự bảo đảm, sự hậu thuẫn chắc chắn nhất cho ông Putin có đủ tự tin, bình tĩnh xử lý, phản đòn, mà không lo sự bất ổn chính trị trong nước.
Điều này khẳng định dân Nga sẵn sàng chịu “thắt lưng buộc bụng” để có Crimea và làm tắt nguồn hy vọng của Mỹ và phương Tây dùng đòn kinh tế để gây bất ổn chính trị tại Nga, gây áp lực buộc ông Putin lùi bước.
Chúng ta không cổ vũ cho sự ly khai, kích động chia rẽ gây hận thù dân tộc nhưng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ phù hợp với quy luật tiến trình lịch sử. Chúng ta ủng hộ một nước Trung Hoa và mong muốn Đài Loan trở về Trung Quốc như Crimea trở về với Nga không một tiếng súng, một giọt máu đổ. Chúng ta ủng hộ và mong muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất, Nam Bắc một nhà.
Tiền lệ gì từ vấn đề Crimea?
Nhiều người lo lắng, sợ sệt và thiếu khách quan, lu loa lên rằng ủng hộ Nga là tạo tiền lệ xấu cho kẻ khác đối xử với mình, nào là Trung Quốc muốn Biển Đông thành Crimea như báo chí Philipines đăng tải…
Vậy, khi một quốc gia có tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn, cậy mạnh thì họ sẽ không làm gì khi chưa có tiền lệ ư?
Tiền lệ nào khi Việt Nam buộc phải đối đầu không cân sức với một quân đội hùng mạnh bậc nhất thế giới là Pháp rồi Mỹ?
Tiền lệ nào khi Việt Nam vừa thoát ra khỏi cuộc chiến 21 năm lại buộc phải đương đầu với hàng chục sư đoàn độc ác, man rợ nhất mang tên Kme đỏ ở biên giới Tây Nam?
Tiền lệ nào khi Việt Nam buộc phải đối đầu với gần nửa triệu quân ở biên giới phía Bắc khi nước lớn chỉ muốn dạy cho nước nhỏ một bài học?
Khi kẻ thù rắp tâm xâm lược thì không có tiền lệ nào hết. Mơ kẻ thù sẽ ngưng tay khi chưa có tiền lệ là cầu an, hèn nhát, ngây thơ, hoang tưởng.
Thiết nghĩ trong quan hệ quốc tế đầy biến động như ngày nay thì tiền lệ xấu hay tiền lệ tốt đều phụ thuộc vào khả năng kinh tế, quốc phòng của quốc gia đó. Vì thế, Việt Nam chẳng sự tiền lệ nào hết, sợ nhất là yếu kém, thiếu bản lĩnh và trí tuệ… lúc đó họ có thời cơ để tạo tạo ra những “tiền lệ” mà thôi.
Thế giới sẽ có nhiều bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Ukraine, từ hệ lụy Crimea tùy theo vị trí, vị thế từng quốc gia.
Bài học từ Ukraine cực kỳ bổ ích cho Việt Nam. Nếu Ukraine có đường lối chiến lược đúng đắn, khôn khéo, sáng tạo, cộng với vị trí chiến lược quan trọng thì Ukraine sẽ rất được phe Nga hay phe Tây đều tôn trọng.
Tiếc thay, cái gì cũng có giá của nó.
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
HỆ LỤY TỪ KHỦNG HOẢNG UKRAINE
Trước hết, NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh còn tồn tại đến bây giờ, tuy nó đã vài lần thể hiện sức mạnh vào các cuộc không kích, đánh “hội đồng” vào Apganixtan, Libia, Irac…nhưng với Nga là không có tác dụng. Chiến tranh giữa NATO với Nga là một cuộc chiến không có kẻ thắng. Bạn có dám ăn thua đủ với một cường quốc quân sự có hơn 8500 đầu đạn hạt nhân, số đầu đạn đủ sức diệt 5 lần thế giới này không?
Cho nên việc NATO, đứng đầu là Mỹ cứ cố mở về phía Đông để làm gì đó Nga là vô ích. Nước Nga không bao giờ “tự ngã” như Liên Xô trong một thế giới đã toàn cầu hóa sâu sắc như ngày nay thì NATO chỉ là “bóng ma quá khứ”.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á, vì vậy, xoay trục sang châu Á-TBD mới là tương lai của nước Mỹ và giới quan sát chẳng mấy khó khăn khi dự đoán hành động của Mỹ tại Ukraine.
Thứ hai là có một thực tế trên thế giới mà ai cũng phải buộc thừa nhận là “luật rừng”, kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Mỹ-EU và Nga hay Trung Quốc đều như nhau cả thôi, có điều họ tố cáo lẫn nhau vì quyền lợi, lợi ích quốc gia của họ khác nhau.
Ủng hộ Nga hay không là phải xuất phát từ quan điểm lập trường chính trị. Chúng ta không cổ vũ cho sự can thiệp vào công việc nội bộ nước khác nhưng chúng ta không thể chấp nhận, ngồi nhìn nước khác đang rắp tâm chống lại chúng ta, đe dọa đến an ninh chủ quyền nước ta. Liệu chúng ta có ngồi im nhìn Sam Rainsy và Đảng của hắn chửi bới, đả kích xuyên tạc chống phá Việt Nam? Liệu chúng ta có ngồi nhìn khi ông ta dùng bọn cực hữu quá khích tàn sát Việt kiều tại Campuchia?.
Ngay Lý Thường Kiệt, ngày xưa dù là “cá bé” mà vẫn không thể “ngồi im đợi giặc” buộc phải đánh vào sào huyệt của “cá lớn” thì các nước lớn ngày nay đương nhiên không thể ngồi im nhìn quốc gia láng giềng nhỏ bé đang rắp tâm chống lại họ quyết liệt.
Liên bang Nga cũng vậy, họ có những việc cần phải làm và nên làm để bảo vệ an ninh quốc gia và công dân của Nga. Có điều nếu Ukraine yếu kém, mục nát thì họ thắng lợi dễ dàng, còn nếu như Ukraine có một chính phủ mạnh…thì họ gặp khó khăn hơn buộc họ phải “tính toán 2 lần”, thế thôi.
Nếu giả sử chúng ta ủng hộ Nga, nhiều người lo ngại rằng sẽ tạo ra một tiền lệ không hay khi nước lớn nào đó sẽ áp dụng đối với Việt Nam thì Việt Nam biết kêu ai.
Xin thưa rằng, việc các nước lớn can thiệp trắng trợn và thậm chí tấn công vào các quốc gia láng giềng nhỏ bé là chuyện thường xảy ra, nó đầy rẫy trên thế giới và ngay trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xưa và nay. Luật là sức mạnh mà.
Vấn đề là những “con cá bé” đó làm sao không để bị nuốt và nếu “cá lớn” giở trò nuốt thì nuốt không trôi, bị trả giá đắt không chịu đựng nổi, “cá lớn” mới không dám nuốt, chỉ lúc đó thì “cá bé” mới tồn tại, chỉ lúc đó chính nghĩa mới được thế giới để tâm đến, nghe thấy.
Vì an ninh, chủ quyền quốc gia, Việt Nam chẳng sợ bất kỳ ai và sẽ sẵn sàng hành động hết mọi khả năng cho phép để bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia.
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
TRUNG QUỐC ĐANG LO SỢ CHIẾN THUẬT PHONG TỎA ĐƯỜNG BIỂN CỦA MỸ.
Chiến dịch phong tỏa bờ biển Miền Bắc Việt Nam của Mỹ là chiến dịch sử dụng thủy lôi phong tỏa đường biển lớn nhất, nhưng có hiệu quả chiến đấu thấp nhất, vì gặp phải một đối thủ có bản lĩnh và trí tuệ tuyệt vời. Chính trong chiến dịch này đã mang lại cho hải quân Việt Nam và hải quân Mỹ (người trong cuộc) những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong tác chiến rà phá thủy lôi, chống phong tỏa và phong tỏa đường biển…
Đương nhiên người ngoài cuộc như Trung Quốc không thể không nghiên cứu lấy đó làm bài học cho mình.
Kể từ năm 2011, xuất phát từ tình hình khu vực châu Á-TBD, hải quân Mỹ đã khôi phục khả năng triển khai các bãi thủy lôi lớn trên biển. Mỹ đã tăng cường các chuyến bay của tiêm kích F/A-18, có khả năng mang theo và triển khai các bãi thủy lôi. Đồng thời tăng cường luyện tập và hoạt động tác chiến phong tỏa thủy lôi bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1 của Không quân Mỹ.
Rõ ràng qua cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ quá hiểu phong tỏa đường biển có vai trò tác dụng như thế nào, Mỹ có thừa kinh nghiệm và những bài học quý báu để nâng cao vai trò, giá trị của chiến lược phong tỏa đường biển trong thời chiến tranh công nghệ cao ra sao.
Hành động của Mỹ đã khiến Trung Quốc giật mình, lo lắng khi phát hiện ra mình còn quá nhiều, quá nhiều tử huyệt sơ hở. Bài toán “thủy lôi” ngày xưa mà Mỹ để lại ở miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc không “giải” nổi, đã vội quên thì bài toán mới tinh vi, hóc búa hơn lại được Mỹ mang ra thách thức.
Té ra chiến tranh hiện đại nó có nhiều chiêu thức hơn Trung Quốc tưởng, nó có nhiều thách thức nguy hiểm hơn Trung Quốc tưởng.
Trung Quốc có nguy cơ bị phong tỏa đường biển hay không?
Hiện thực của phong tỏa đường biển là…ít nhất có 70 - 80 thủy lôi được rải trên một hải lý vuông. Những khu vực cảng quan trọng (như cảng Hải Phòng, Vinh hoặc Thanh Hóa mà Mỹ đã sử dụng mật độ thủy lôi tăng cường đến 150 thủy lôi trên một hải lý vuông). Bởi vậy, phải rà phá hết để thông cảng, thông tuyến hàng hải là cần rất nhiều thời gian, cần có trí tuệ và lòng dũng cảm.
Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông và rõ ràng là Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.
Bị phong tỏa, Trung Quốc sẽ điêu đứng về kinh tế, đặc biệt là năng lượng. Bị phong tỏa, các tàu quân sự tạm thời nằm cảng chờ giải tỏa.
Vấn đề là mức độ đến đâu mà thôi. Nếu Mỹ, Singapo, Malaysia…vào cuộc thì các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc dù có hung hăng, ngứa ngáy tay trên nút ấn tên lửa đến mấy cũng phải học cách đi sau “kẻ dẫn đường” là tàu rà quét thủy lôi nếu như đủ độ tin tưởng vào nó.
Chính thế mà Trung Quốc coi tuyến hàng hải này là “con đường sinh mạng” của họ. Và, lẽ cố nhiên, khi xảy ra xung đột lớn, chính tuyến đường hàng hải đó sẽ bị phong tỏa là chuyện dễ xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra.
Rà phá thủy lôi và thủy lôi-cuộc đua của rùa và thỏ.
Thủy lôi, một vũ khí tấn công, phòng thủ trên biển cực kỳ lợi hại. Nếu thủy lôi thuộc bên tuyến của đối phương thì nó là vũ khí tấn công, ngược lại bên tuyến của ta thì nó là vũ khí phòng ngự.
Kinh nghiệm các hoạt động tác chiến phong tỏa đường biển cho thấy Không quân-Hải quân trong một thời gian rất ngắn có thể thực hiện được một chiến dịch phong tỏa đường biển quy mô rất lớn và hiện nay, máy bay ném bom chiến lược có lẽ là phương tiện tác chiến hiệu quả nhất để thiết lập các bãi thủy lôi lớn.
Đừng tưởng có nhiều khu trục hạm hiện đại tiêu diệt một lúc hàng chục mục tiêu ở cách xa hàng trăm km…là tin chắc vào ưu thế chiến thắng. Phải nên hiểu rằng tên lửa đó dù bắn xa, chính xác, tốc độ siêu thanh…hay là gì đi nữa vẫn không thể bằn phá được thủy lôi và nếu chẳng may con tàu này nằm trong bãi thủy lôi thì hãy đứng im nếu không biết đường để tránh nó.
Tác chiến phong tỏa đường biển, đòn đánh này nguy hiểm, hiệu quả tới mức không kém gì đòn đánh “không-biển” và nếu khả năng chống phong tỏa kém thì coi như lực lượng tàu mặt nước dân sự cũng như quân sự hoàn toàn mất khả năng cơ động.
Đây là điều mà Trung Quốc cực kỳ lo lắng khi nhận ra tử huyệt của mình.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tập trung tăng cường lực lượng hải quân với chiến lược phô trương sức mạnh bằng nắm đấm là chủ yếu, chỉ có tấn công kẻ khác, cho nên, năng lực của hải quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa phong tỏa đường biển bằng thủy lôi (bị đối phương giáng trả) là yếu kém. Vì thế, trước diễn biến mới trên khu vực, Trung Quốc đã cảm nhận được dấu hiệu sẵn sàng, chuẩn bị tác chiến phong tỏa đường biển của các đối thủ tiềm tàng ngày càng bộc lộ rõ nét. Để che đậy, bảo vệ “tử huyệt” của mình, lực lượng tàu rà phá thủy lôi đã trở thành một trong những lực lượng rất quan trọng trong quá trình tăng cường sức mạnh trên biển, ít nhất với Trung Quốc thì đây là một yếu tố sống còn của nền kinh tế.
Hải quân Trung Quốc vừa được trang bị tàu quét thủy lôi thế hệ mới 845 “Thanh Châu”, có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn nằm trong bối cảnh đó. Đây là con tàu quét lôi mới nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay.
Vấn đề là liệu những con tàu này và nhiều nữa, Trung Quốc có hoàn toàn tin chắc vô hiệu hóa được thủy lôi hiện đại ngày nay hay không mới quan trọng. Bởi đây là một công việc mà không có cơ hội để sai lầm lần thứ 2 và do đó kinh nghiệm luôn gắn liền với xương máu. Rõ ràng trên thế giới may ra chỉ có Mỹ và Việt Nam mới có kinh nghiệm thực tế.
Bãi thủy lôi được kẻ thù tiềm năng thả từ trên không hoặc do tàu ngầm diesel-điện hiện đại bí mật thả trên biển không chỉ phát nổ bằng từ trường, bằng âm thanh, bằng chạm nổ mà còn bằng các hình thức kết hợp khác như “định lần” chẳng hạn…luôn luôn là một thách thức rất khó vượt qua, một nguy hiểm tiềm tàng có tính thường trực cao cho tàu mặt nước.
Cài mã thì rất nhanh nhưng giải mã thì phải cần có thời gian, cho nên, một thay đổi rất nhỏ của thủy lôi có thể sẽ biến con tàu “Thanh Châu” vô tác dụng hoặc ít nhất là làm cho thời gian bị kéo dài. Vì vậy cuộc đua giữa thủy lôi và rà phá thủy lôi như là một cuộc đua của Rùa và Thỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)