Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Tác chiến trực thăng-yếu tố mang tính quyết định chiến dịch Deir Ezzor

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Trực thăng Nga
Giới quân sự Mỹ và phương Tây đã không còn lạ khi Nga phóng tên lửa Kalibr từ tàu ngầm hay tàu mặt nước hoặc tên lửa 101 từ TU-95…nhưng kể từ khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Deir Ezzor thì họ lại bất ngờ khi Nga sử dụng lực lượng trực thăng trong chiến dịch…
Lần đầu tiên Nga sử dụng 3 loại trực thăng mới nhất, Ka-52 "Alligator", Mi-8AMTSh "Terminator" và Mi-28N "Night Hunter" là lực lượng tấn công đường không chính cho chiến dịch nhưng có hiệu suất rất cao…
Lần đầu tiên Nga tác chiến trực thăng trong điều kiện ban đêm nhưng đã tỏ ra rất lợi hại khi các hệ thống tác chiến đêm của trực thăng Nga phát huy tác dụng tuyệt vời…đã khiến cho tư duy tác chiến trực thăng thay đổi mang tính toàn cầu.
Có thể nói, các đòn tấn công của trực thăng là một cơn ác mộng kinh hoàng cho phiến quân IS từ trước đến nay, là một yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công của chiến dịch giải phóng Deir Ezzor.

“Máy bay mặt đất”- cơn ác mộng của quân đội Syria
Kỹ năng, kỹ thuật hay nghệ thuật tác chiến của lực lượng IS không phải là chuyện đùa.
Do khả năng cơ động lực lượng bằng các hình thức phân tán, tập trung và vận động tấn công của IS là rất cao, cho nên, quân đội Syria (SAA) được sự hỗ trợ của VKS Nga tuyệt đối nhưng vẫn không chiếm được ưu thế tác chiến với IS, họ dứt điểm chậm và ít có trận tiêu diệt nhiều sinh lực của IS.
Chiến thuật của IS lúc thì áp sát, lúc thì phân tán nhanh theo nhóm nhỏ, cho nên, các loại máy bay cường kích bom của Nga như SU-24, SU-25 của VKS Nga không kích như “dùng búa đập ruồi”…thường phá hủy được các căn cứ, trung tâm chỉ huy…nhưng tiêu diệt sinh lực IS thì hạn chế.
Khác với chiến thuật của IS, thì Hayat Tahrlr al-Sham (HTS) trong trận Bắc Hama bao vây 29 Cảnh sát Nga vừa qua đã bị 2 chiếc Su-25 VKS Nga quần cho tơi tả khiến 850 lính thiệt mạng, 11 xe tăng, 4 xe bọc thép, 46 xe bán tải gắn súng (tachanok)…
Điều này chứng tỏ rằng trên chiến trường Syria, nếu “đôi công” với VKS Nga-SAA khi không làm chủ vùng trời như HTS là tự sát. IS thì không như vậy, IS sử dụng chiến thuật đột kích bằng “tachanok bay” đã tạo ra một “cơn ác mộng kinh hoàng cho SAA” nhưng tránh được VKS Nga.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Jihad-Mobile
Một “tachanok” hay “Jihad-Mobile” của IS
Nguyên tắc hoạt động của “tachanok” hay Jihad-Mobile” đơn giản như sau: Nó là chiếc xe bán tải mà trên đó được gắn các súng máy cỡ lớn, mang theo các chiến binh trang bị súng không giật, tên lửa chống tăng…với đặc trưng bởi tốc độ cao, tính cơ động cực nhanh ở vùng sa mạc.
Vừa vận động nhanh vừa tấn công với hỏa lực mạnh, những Jihad-Mobile này như nhưng chiếc “máy bay mặt đất” của IS, kết hợp với yếu tố bất ngờ tấn công vào sườn, làm đối phương không kịp trở tay…là lối đánh sở trường, lợi hại của IS.
Tại Iraq, Jihad-Mobile đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng an ninh Iraq được trang bị xe tăng Abrams M-1.
Ở Syia, Bộ tham mưu Nga-Syria đang tìm cách hạn chế chiến thuật này của IS bằng cách trang bị một hệ thống hỏa lực để ngăn chặn xe bom, Jihad-Mobile từ vòng ngoài nhưng không hiệu quả. SAA cũng khốn đốn, Jihad-Mobile và xe bom đã tạo ra cho SAA những cơn ác mộng kinh hoàng.
Tuy nhiên khi Nga sử dụng chiến thuật mới bằng trực thăng tại Deir Ezzor thì lối đánh này của IS bị thúc thủ…
Trực thăng VKS Nga triệt tiêu lối đánh sở trường của IS
Deir Ezzor là một khu vực chủ yếu là sa mạc và bán sa mạc bao quanh và xen kẻ trong các mỏ dầu. Vì thế hoạt động ban đêm là yếu tố sống còn của lực lượng IS.
Khi Nga tăng cường hoạt động của 3 loại trực thăng Ka-52 "Alligator", Mi-8AMTSh "Terminator" và Mi-28N "Night Hunter" thì gần như mọi hoạt động của IS về cơ động lực lượng bị trực thăng Nga giám sát và tấn công.
Chiến thuật trực thăng Nga tại Deir Ezzor hay nói cách khác trực thăng phải có nhiệm vụ sau là:
1, Tuần tra chiến đấu, giám sát khu vực sa mạc quanh địa bàn, phá hủy tất cả các phương tiện quân sự của IS, sự di chuyển của IS (ngăn chặn chuyển quân, tiếp viện, vận tải đạn dược, lượng thực…), đặc biệt là săn tìm các Jihad-Mobile, xe bom, xe chiến đấu bộ binh…
Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này, có nghĩa là trực trực Nga đã triệt tiêu tính cơ động nhanh của IS, buộc IS phải cố thủ bị động…Rõ ràng, IS bị bao vây, chia cắt, nhưng không phải bằng lực lượng mặt đất mà bằng lực lượng không quân mà cụ thể là trực thăng.
2, Máy bay không người lái UAV, các trinh sát mặt đất sau khi phát hiện mục tiêu, lập tức trực thăng bay đến khu vực. Mi-35 và Mi-28 sử dụng phức hợp Ataka, và Ka-52 sử dụng tên lửa Vikhr mới nhất. Các cuộc tấn công từ khoảng cách 4-6 km, khi IS còn chưa nghe thấy trực thăng.
Điều đặc biệt là tác chiến trực thăng của Nga chủ yếu trong điều kiện ban đêm. Ban đêm, như đã nói với IS, khi luôn trong tình trạng bị VKS Nga “săn” thì hoạt động ban đêm là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, trực thăng Nga lại có rất nhiều lợi thế khi tác chiến đêm…Cụ thể:
Máy bay trực thăng tấn công ngày dễ bị MANPADS, nhưng vào ban đêm, nhờ phức hợp quang-điện tử hiện đại và tên lửa điều khiển tầm xa, họ có thể phát hiện và tấn công vào các mục tiêu ở tầm xa.
Ngoài ra, tại Deir Ezzor là địa hình sa mạc cho nên khi về đêm trời lạnh khiến cho các chiến binh thiếu nơi ẩn nấp che dấu trong khi cần phải làm ấm cơ thể và không chỉ chiến binh mà ngay các phương tiện hoạt động đều phải tỏa nhiệt…
Một “khối nhiệt” di động khác thường trong đêm là mục tiêu lý tưởng cho trực thăng Nga được trang bị công nghệ tác chiến đêm hiện đại phát hiện và “thử nghiệm” vũ khí…
Có thể nói, Ka-52 “Alligator”, Mi-8AMTSh “Terminator” và Mi-28N “Night Hunter” trong chiến dịch Deir Ezzor gần như chỉ tác chiến vào ban đêm và chiếm gần 70% hoạt động tấn công của các lực lượng tham gia chiến dịch.
Lần đầu tiên, tại Deir Ezzor, số lần xuất kích của trực thăng trong các chiến dịch quân sự tại Syria lại vượt hẳn số lần xuất kích của máy bay ném bom và tiêm kích của VKS Nga.
Trực thăng Nga vừa tiêu diệt các phương tiện tấn công nguy hiểm của IS, tước bỏ lối đánh sở trường của IS, vừa tạo thế bao vây, chia cắt IS buộc IS rơi vào thế phòng ngự bị động…tạo điều kiện cho lực lượng pháo binh, tên lửa hành trình và tiêm kích bom tiêu diệt khi địch co cụm phòng ngự…
Điều đó cho thấy trực thăng Nga, chiến thuật tác chiến trực thăng của Bộ tham mưu Nga-Syria đóng một vai trò quyết định cho chiến thắng tại chiến dịch Deir Ezzor

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Chào mừng Triều Tiên – quốc gia hạt nhân!


Mối đe dọa và sự khiêu khích
Truyền thông Mỹ, phương Tây, cứ mỗi cuộc thử tên lửa của Triều Tiên đều cho rằng, đó là một "mối đe dọa" hoặc "khiêu khích". Nhưng liệu nó có đúng không? 
Trong vài tháng qua, Ấn Độ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 cũng như ICBM Agni-5; Pakistan bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung Ababeel, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, trong khi Trung Quốc và Nga thử nghiệm cả ICBM. Còn Mỹ tiến hành các cuộc thử nghiệm, phóng tên lửa Minuteman 3 và Trident…
Thế nhưng, chẳng có cuộc “phóng thử” nào của các cường quốc hạt nhân được coi là “khiêu khích” là “mối đe dọa” cả. Nói một cách khách quan, không có sự khác biệt giữa các cuộc thử tên lửa của Triều Tiên và các cuộc thử nghiệm tên lửa khác.
Huống chi, Triều Tiên và Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh, Triều Tiên muốn ký với Mỹ một hiệp định hòa bình, Mỹ không chịu, vậy ai muốn duy trì tình trạng chiến tranh?
Hàng năm Mỹ-Hàn tiến hành các cuộc tập trận nhằm vào Triều Tiên, trước cửa nhà Triều Tiên thì ai đe dọa ai, ai khiêu khích ai?
Đúng như Tổng thống Nga đã tuyên bố, rằng, bài học về cách cư xử của Mỹ đối với Lybia, Iraq đã buộc Triều Tiên dù ăn cỏ, họ vẫn quyết tâm sở hữu VKHN.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã nhận thấy, “không một bài viết hoặc điều khoản nào trong Hiến chương LHQ và các luật quốc tế khác quy định việc thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa đạn đạo gây ra mối đe dọa đối với hoà bình và an ninh quốc tế”. Vậy tại sao Triều Tiên là quốc gia duy nhất bị các lệnh trừng phạt của LHQ trong khi các nước khác lại được tự do làm?
Thật nhục nhã cho LHQ khi sức mạnh kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ đã buộc các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng ý với yêu cầu áp đặt lệnh trừng phạt vô lý, vô nhân đạo đối với Triều Tiên.
LHQ vẫn đang còn nợ Việt Nam một lời xin lỗi thì đáng buồn là có tờ báo như báo Tuổi trẻ của Việt Nam là ăn theo, hùa vào truyền thông Mỹ-PT rằng, Triều Tiên đang “thách thức mọi giới hạn của dư luận quốc tế”, rằng “lờn thuốc LHQ” rằng “căng thẳng tột độ do Triều Tiên”…
Từ chối công nhận Triều Tiên như một quốc gia hạt nhân
Chính sách “gây áp lực và cam kết cao nhất” của Trump dựa trên nguyên tắc rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Nhưng nó có nghĩa gì khi Triều Tiên, như mọi người đều biết, là một quốc gia hạt nhân.
Không công nhận quyền của Triều Tiên là một nhà nước hạt nhân tại sao nó lại quan trọng với Mỹ như vậy?
Theo Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT), chỉ có 5 quốc gia đã có vũ khí hạt nhân khi hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, được quốc tế công nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Hiệp ước yêu cầu họ giảm vũ khí hạt nhân của họ để loại bỏ hoàn toàn và ngăn cấm tất cả các bên ký kết khác sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thế nhưng, 5 quốc gia hạt nhân sổ toẹt cam kết của họ để giải trừ vũ khí hạt nhân và rằng Hoa Kỳ đã chi tiêu 1000 tỷ USD để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. 
Mối quan tâm chính của Hoa Kỳ là nửa sau của mục tiêu đã nêu của NPT, rằng không có nước nào khác ngoài 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân chính thức được công nhận được có vũ khí hạt nhân. Do đó, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, theo quan điểm của Mỹ, là một sự sỉ nhục đối với học thuyết này và đất nước này nên bị trừng trị.
Nhưng còn về Ấn Độ, Pakistan và Israel, cũng như các nước có vũ khí hạt nhân không phải là các bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) thì sao? Liệu Hoa Kỳ từ chối công nhận họ là các quốc gia hạt nhân?
Rõ ràng đây chính là đạo đức giả vĩ đại nhất của Mỹ sau khi Mỹ lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bởi vì, Mỹ không có vấn đề với Ấn Độ, PakistanIsrael
Vũ khí hạt nhân Triều Tiên: Đe dọa đối với quyền bá chủ của Mỹ
Triều Tiên đã ghi nhận những kinh nghiệm của Nam Tư, Irac và Libya và kết luận rằng một quốc gia nhỏ dựa vào vũ khí thông thường không có cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công của Mỹ. Triều Tiên nói chương trình hạt nhân của họ “là một biện pháp hợp pháp và chính đáng để tự vệ, để bảo vệ chủ quyền và quyền tồn tại của quốc gia”.
Đáng tiếc, đó là một kết luận mà Mỹ không vừa ý và muốn làm cản trở. 
Đối với Mỹ, một nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của nước này là nó có thể tấn công bất cứ quốc gia nào trong số họ lựa chọn, và không quốc gia nào có phương tiện để tự bảo vệ mình. Đó mới là nguồn gốc của mối quan tâm của Mỹ. 

Lý do tại sao ngừng chương trình tên lửa hạt nhân và tầm xa của  Triều Tiên là ưu tiên của chính quyền Trump không phải bởi vì nó thực sự tin rằng Triều Tiên sẽ khởi động một ICBM tấn công Mỹ. Thay vào đó, nếu Triều Tiên thành công trong việc thiết lập một hệ thống phòng thủ hạt nhân có hiệu quả, thì điều này có thể có ý nghĩa địa chính trị nghiêm trọng đối với chính sách của Mỹ, như các quốc gia khác có thể theo gương của Triều Tiên để đảm bảo sự sống còn của họ. Lúc đó thì Mỹ có giở hành động “xã hội đen” ra được không?

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Nga trả đũa đòn “dưới thắt lưng” của Mỹ!


Nếu như Mỹ đường đường chính chính, không chơi “tiêu chuẩn kép” thì Nga không có cửa phản đòn…

Khi Maria Zakharova, phát ngôn Bộ NG Nga, gọi hành động của đồng nghiệp Mỹ như kẻ cướp

Phải công nhận vào ngày 2/9 vừa rồi, Mỹ đã “phạm luật chơi” quốc tế khi tiến hành đóng cửa, khám xét và tịch thu tài sản Tổng lãnh sự quản của Nga tại San Francisco khiến cho dư luận Nga, giới ngoại giao Nga, vốn rất lịch lãm đã căm hận, không kiềm chế trước hành động này…
Trước đây, khi hành động lật lọng của Mỹ trong các thỏa thuận với Nga tại Syria, chẳng hạn như thỏa thuận ngừng bắn Lavrov-Kerry (9/2016), ký chưa ráo mực thì Mỹ phá ngay bằng đòn không kích vào quân đội Syria khiến Nga chỉ trích Mỹ là “chính quyền mất khả năng thỏa thuận”…
Đó là sự chỉ trích nặng nề, nhưng lần này thì có vẻ như Nga đã không dùng những ngôn ngữ ngoại giao thông thái vốn có, điều trước đây chưa từng xảy ra ngay cả trong thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh lạnh…
Dư luận và giới ngoại giao Nga đã công khai khinh thường các đồng nghiệp Mỹ của họ là “những người chuyên nghiệp không có khả năng chuyên nghiệp cơ bản để có được bất cứ điều gì”. Thậm tệ hơn Nga gọi đó là hành động của “quỷ dữ”, “côn đồ, ngu ngốc”…
Mỹ cảnh báo chớ có dại đùa!
Tại sao người Nga lại tỏ ra khinh thường và giận dữ với Mỹ như thế?
Trước hết là Nga không nghĩ một cường quốc số 1 thế giới lại có hành động “côn đồ ngu ngốc” như thế…
Nga tin rằng Mỹ sẽ trả đũa sau khi Nga trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ về nước. Điều đó, hơn ai hết Nga tự hiểu, Mỹ không thể chấp nhận mức giảm lớn nhất trong nhân viên ngoại giao Mỹ trong lịch sử mà không phản ứng, bởi đây là “trò chơi công bằng”.
Thế nhưng, Mỹ đã gây ra cho Nga một cú sốc tại Tổng lãnh sự quán tại San Francisco.
Tại sao Mỹ chỉ cho Nga 2 ngày để rời khỏi? Liệu Mỹ có thực sự nghĩ rằng Nga không thể làm sạch cơ sở vật chất nhạy cảm trong 60 phút nếu cần?
Mỹ có thực sự nghĩ rằng sẽ tìm thấy cái gì đó? Gì? Các giấy tờ chứng minh rằng Trump là “đại lý” của Nga? Hay là một thiết bị hạt nhân? Hay các máy tính Nga sử dụng để hack vào mọi máy chủ ở Mỹ?...
Quả thật, nếu như người Mỹ có ý định đó thì…CIA, FBI chỉ là thứ “ăn hại”, tốn tiền của người dân Mỹ đóng thuế. Sẽ không tìm được gì vì người Nga đâu có ngốc như họ tưởng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, CIA, FBI là những cơ quan phản gián, an ninh lừng danh thế giới…
Vậy thì sự giải thích duy nhất trong hành động này là: Mỹ ra oai cho thế giới biết, rằng, Nga là “cường quốc quân sự hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ”, thế nhưng, Mỹ không ngại Nga bất cứ điều gì, Mỹ thích là chơi bất chấp luật lệ. Cho nên, các quốc gia khác hãy lấy đó làm gương. Chấm hết.
Tại sao Mỹ lại nhắc nhở các quốc gia trên thế giới điều này?
Trước hết Mỹ bại trận liên tiếp. Syria, Ukraine và sa lầy tại Afganixtan, nói chung kể từ khi Nga có Vladimir Putin thì Mỹ luôn bị Nga ngáng đường thành công. Nga đang lên, nổi danh bởi sức mạnh đáng sợ…
Tiếp theo, Mỹ mất uy. Trung Quốc không sợ, đương nhiên, mà Triều Tiên cũng đang thách thức công khai. Iran cũng thế, đe lại Mỹ nếu Mỹ phá bỏ thỏa thuận đã ký. Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ đang công khai chống lại Mỹ và ngay cả Venezuela cũng không sợ Mỹ…
Cuối cùng là những “tai nạn” xảy ra với Hải quân Mỹ đã khiến cho giới quân sự rất nhiều hồ nghi về “tác chiến điện tử” trong chiến tranh hiện đại. Trong khi đó, người Mỹ quen tiến hành chiến lược “chiến tranh giá rẻ” đã khiến cho người lính Mỹ luôn sợ hãi ai đó có khả năng kháng cự.
Nga “dùng người Mỹ đánh người Mỹ” như thế nào?
Khi Nga đã coi hành động của Mỹ đóng cửa, khám xét, tịch thu…Tổng lãnh sự quán Nga tại San Franxisco là “côn đồ, ngu ngốc…” thì tôi tin rằng Nga sẽ không hành xử “công bằng” như thế với Mỹ. Putin đã rất bình tĩnh đáp trả nhưng đúng luật…
Việc Nga tiếp tục có thế giảm tiếp 155 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga, nếu xảy ra thì không có gì bàn ở đây, vì Nga thực hiện “trò chơi công bằng” nhưng hợp lệ. Điều thú vị ở đây là Putin đã ra một đòn khác mà Mỹ chỉ còn cách “thúc thủ” khi “dùng người Mỹ đánh người Mỹ”…
Đó là, Putin đã đặt một cái bẫy rất lợi hại cho chính quyền Trump khi tuyên bố: “Tôi sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao của chúng tôi nộp đơn kiện. Lúc đó, chúng ta sẽ thấy hiệu quả của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ được hoan nghênh hay mị dân chủ như thế nào”. 
Có thể nói, đây là một động thái khôn ngoan, tinh ranh, khi nó đặt Mỹ vào tình trạng thúc thủ:
Nếu các tòa án quyết định cho người Nga (thực tế là Mỹ phạm luật quốc tế ai cũng rõ), thì hành động của chính quyền Trump giống như hành động côn đồ không văn minh, nếu các tòa án quyết định cho Mỹ, thì danh tiếng trên toàn thế giới của một hệ thống tư pháp Mỹ chỉ là…tin đồn.
Rõ ràng, không có chính quyền Trump thì sẽ có chính quyền khác thay, nhưng hệ thống Tư pháp Mỹ là không thể thay thế theo nhiệm kỳ, do đó, nếu vụ kiện được thụ lý thì chính quyền Trump sẽ “bị hy sinh” thay vì uy danh của hệ thống tư pháp Mỹ.
Nhân tiện đây, cũng đưa ra một cái bẫy khác mà Putin đã đặt ra tại Ukraine mà khiến Mỹ-Ukraine cũng cực kỳ khó xử nếu không muốn nói là thúc thủ…để nói lên sự nhạy bén khôn ngoan của ngài Putin…
 Putin đã đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc “cho phép triển khai một tổ chức Liên Hợp Quốc để bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình OSCE dọc tuyến phân định trong Donbass, nhưng chỉ sau khi “giải tán các bên và tháo dỡ thiết bị VK hạng nặng” như trong Minsk-2.
(Lưu ý là, không thể giải quyết vấn đề này nếu không có liên hệ trực tiếp với đại diện của DPR và LPR, do đó, anh phải làm việc trực tiếp với DPR và LPR là điều Nga cần.) 
Nếu người Mỹ nói không, bây giờ họ trông giống như những người đạo đức giả, nhưng nếu họ nói là có, thì họ đang bỏ qua một quá trình có thể biến đường phân định hiện tại thành một cái gì đó tương tự như biên giới de-factor giữa khu vực chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại của Síp, một điều hoàn toàn không chấp nhận được đối với Neocons (tân phát xít Mỹ) và các đồng minh Ukronazi của họ ở Kiev.

Nói cho cùng Nga-Putin cũng chẳng tài giỏi, khôn ngoan gì xuất chúng mà chẳng qua là Mỹ bị rơi vào thế sai trái, phạm luật và thường chơi “tiêu chuẩn kép” nên luôn bị hở miếng khiến Nga nhằm vào đó để khai thác tấn công. Còn nếu Mỹ đường đường chính chính thì Nga-Putin không có cửa phản đòn.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Tại sao Mỹ thua trận ở Syria?


Nếu như thu hồi Crimea là một kỳ tích thì xác lập vùng cấm bay tại Syria là kinh điển về nghệ thuật tác chiến.
Đến giờ phút này thì tại Syria, dù bạn có thích Mỹ hay Nga, tùy, thì đều phải công nhận một sự thật khách quan: Nga thắng, Mỹ bại.
Không cần phân tích nhiều, chỉ biết rằng, nội chiến Syria đã kết thúc khi chế độ Assad vẫn tồn tại và mạnh hơn, lực lượng khủng bố IS đã sắp đến ngày tàn…chứng tỏ Nga thắng, Mỹ bại tại Syria.
Vấn đề là tại sao Mỹ thua trận trong khi xuất phát trước, có lợi thế lớn trước khi Nga xuất trận?
Mỹ phạm sai lầm về chiến thuật…

Nếu như ai đó cho rằng, tính đến tháng 9/2015, quân đội Syria liên minh với Iran và Hezbolla là lực lượng mặt đất mạnh hơn IS và phiến quân nổi dậy các loại do Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar…huấn luyện, tài trợ là sai lầm.
IS và phiến quân các loại mạnh hơn hẳn liên minh Syria-Iran-Hezbollah, cho nên lãnh thổ của chính quyền Assad kiểm soát bị co dần về phía Đông Địa Trung Hải và sự tồn tại chính quyền Assad được tình bằng ngày. Chiến thắng của liên minh do Mỹ đứng đầu đã mười mươi…
Thế nhưng khi Nga xuất hiện thì tình hình thế trận Syria như thế cờ bị lật ngược lại và theo thời gian có kết quả như hôm nay…
Nga mạnh hơn Mỹ hay quân đội Nga mạnh hơn quân đội Mỹ? Câu trả lời là không phải ở đó. Thắng bại ở đây chỉ là yếu tố chiến thuật. Có nghĩa là chính sự hợp đồng tác chiến của lực lượng mặt đất Syria-Iran-Hezbolla với VKS Nga đã thay đổi, lật ngược thế cờ.
Điều cay đắng cho Mỹ, đây, chính là nguyên tắc chiến thuật quyết định sự thành bại trong chiến tranh hiện đại mà Mỹ đã vận dụng thắng lợi trong các cuộc chiến trước đây: Không quân làm chủ vùng trời tác chiến. Tuy nhiên, trên chiến trường Syria thì Mỹ buộc phải chối bỏ nguyên tắc đó.
Không quân Nga thực sự làm chủ vùng trời khu vực tác chiến, từ sử dụng ném bom, phóng tên lửa tập trung đến “phẫu thuật”; từ tác chiến độc lập đến hợp đồng với bộ binh đã giáng cho phiến quân nổi dậy các loại cho đến IS những tổn thất lớn và thất bại từ trận này đến trận khác…
Vậy tại sao khi Nga chưa can thiệp thì Mỹ và liên minh không lập vùng cấm bay để chiếm lĩnh vùng trời tại Syria trong khi đó vào năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng đề nghị mà Mỹ không chấp nhận?
Tại sao khi Nga tuyên bố “vùng cấm bay” tại Syria sau khi bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi SU-24 thì Mỹ và liên minh buộc phải chấp nhận?
Những bất ngờ…khiến Mỹ chôn chân!

Bất ngờ bởi sức mạnh Nga.
Với sự hiện diện của hệ thống phòng không hiện đại, trên đất liền và trên hướng biển của hạm đội Nga cùng với căn cứ không quân Latakia, liên quân Nga-Syria đã triển khai khu vực cấm bay trên toàn bộ không phận. tạo ra một vùng cấm tiếp cận từ 100-250km.
 Nga đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử tối tân Krasukha-4 tại Syria. Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 có thể “tước bỏ hoàn toàn khả năng chiến đấu của máy bay mang hệ thống chỉ huy-báo động sớm AWACS, phong tỏa tất cả các hệ thống radar đối phương trong vòng 250 km”.
Vì thế, ngay cả triển khai lực lượng không quân trinh sát hay cảnh báo sớm…Mỹ và đồng minh cũng không thể.
Ngày 2/10/2015, trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông Ả rập, cựu đại tá Mỹ Jack Jacobs cho biết “ Mỹ không thể ngăn chặn ý đồ của Nga tại Syria, vì Nga thực sự đã bố trí trên đó một khu vực khép kín, cắt đứt mọi tuyến bay bằng hệ thống phòng không triển khai trên đất liền và trên tàu của hạm đội Nga ở Địa Trung Hải. Điều này có nghĩa là bất kỳ máy bay quân sự bay vào khu vực này có thể ngay lập tức bị bắn rơi”. 
Mỹ-NATO cũng đã điều 12 chiếc F15 đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó phải rút đi khi cũng đã cố gắng tiếp cận các lực lượng của Nga ở Latakia và quân cảng Tartus. Nhưng “Nga đã cố tình làm cho nó rõ ràng, rằng, họ đã nhìn thấy tất cả mọi thứ, các anh không nên tiếp cận đến gần, hoặc là bị bắn hạ”.
Đại tá Jack Jacobs cho biết: “Thành thật mà nói, chúng tôi đã rất bất ngờ bởi Nga đã triển khai hệ thống phòng không S-400 tại đây”.
Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove cho biết rằng cơ sở hạ tầng quân sự mới ở Syria của Nga, trong đó bao gồm hệ thống phòng không, tinh vi, hiện đại không phải để chống IS vì IS không máy bay mà trên thực tế tạo ra một khu vực cấm bay.
Bất ngờ về ý chí Nga.
Mỹ đã nhiều lần phá và xâm phạm vùng cấm bay của Nga như dùng máy bay tấn công quân đội Syria hay phóng tên lửa…nhưng sau mỗi lần như vậy thì Nga hành động trở nên quyết liệt, sẵn sàng chấp nhận đối đầu với Mỹ, buộc Mỹ phải suy nghĩ 2 lần…
Rất không dễ dàng gì, nhưng Lầu Năm Góc đã buộc phải thừa nhận quy mô của khu vực cấm bay Nga đặt ra ở Syria. Mỹ đã phải bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về làm thế nào để tránh những xung đột trong quá trình hoạt động không kích của không quân…
Mỹ-NATO quá chủ quan hoặc lực lượng tình báo quá yếu kém khi không phát hiện được việc điều động lực lượng của Nga…đều đúng, nhưng không quan trọng và có tính quyết định khiến Mỹ thừa nhận vùng cấm bay Nga đặt ra tại Syria
Rõ ràng, điều quyết định khiến Mỹ thúc thủ ở đây chính là tiềm lực quân sự Nga mạnh không ngờ, hệ thống phòng không, tác chiến điện tử vượt trội và đặc biệt ý chí Nga không ngại đối đầu nếu Mỹ xâm hại vùng cấm bay.
Nói về vùng cấm bay Nga đặt ra tại Syria, nếu như coi hành động quân sự của Nga khi chiếm Crimea là một kỳ tích thì việc “xác lập” vùng cấm bay trên không phận Syria của Nga cũng được coi như kinh điển về nghệ thuật tác chiến.
Mỹ và liên minh “Sau nhiều năm thảo luận, đã có kế hoạch xây dựng tại Syria vùng cấm bay để bảo vệ các phiến quân và dân thường…nhưng Putin xuất hiện và trong vòng một vài ngày, ông ta bắt đầu tổ chức thực hiện kế hoạch đó, tạo ra vùng cấm bay của riêng mình". Bloomberq mỉa mai.

Và, như đã biết, xác lập được vùng cấm bay, làm chủ vùng trời tác chiến là nguyên nhân chính cho thắng lợi của liên quân Nga-Syria-Iran-Hezbollah.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Việt Nam đang sánh vai với các cường quốc


Khái niệm “nước lớn” không phải là kích cỡ địa lý và dân số mà là uy thế quốc gia trên trường quốc tế.

Chân lý thời đại cho bất kỳ quốc gia nào là thống nhất giang sơn, thu giang sơn về một mối là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, là nền móng vững chắc tạo nên vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.
Quốc gia bị phân mảnh là phụ thuộc…
Đầu tiên phải nghĩ đến là nguyên cớ nào, tại sao một giang sơn lại phải chia làm hai, làm ba hay bị phân mảnh?
Nhớ lại hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau với 2 thế lực hỗ trợ đằng sau khác nhau…Tại sao năm 1956 không có hiệp thương tổng tuyển cử toàn quốc? Vì, lợi ích của các thế lực thù địch, họ không muốn Việt Nam thống nhất…
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì Việt Nam dứt khoát phải thống nhất, giang sơn dứt khoát phải thu về một mối dù cho phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, “dù phải hy sinh nhiều của nhiều người…”.
Đây không phải là một “trò chơi quyền lực” mà là mệnh lệnh của hồn thiêng sông núi là mệnh lệnh của dân tộc Việt đã tồn tại trên mảnh đất chữ S hơn 4000 năm lịch sử.
Có lẽ đến bây giờ, nhìn thấy cục diện địa chính trị thế giới, nhìn thấy sự cư xử của các nước lớn trước lợi ích quốc của họ, nhìn thấy sự căng thẳng, chết chóc đe dọa tuyệt chủng cả một dân tộc như trên bán đảo Triều Tiên…thì mới nhận thức được việc thống nhất giang sơn…
Sẽ có một số ít người muốn biết, muốn nhìn thấy một Việt Nam chia cắt, có giới tuyến tạm thời là vĩ tuyến 17 nó ra sao…thì trí tưởng tượng của họ không khó để thỏa mãn. Đúng thế! Hãy nhìn vào bán đảo Triều Tiên.
Ra đời năm 1930; 15 năm sau, lãnh đạo nhân dân giành độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; bị các thế lực chia cắt giang sơn từ năm 1954 và phải mất 21 năm để thống nhất giang sơn; tiếp tục tiến hành đồng thời 3 cuộc chiến tranh: chống quân Khme Đỏ xâm lược ở biên giới Tây Nam, chống Trung Quốc xâm lược ở phía Bắc và kiên cường đứng vững trước 20 năm cấm vận, trừng phạt kinh tế, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Quả thật, dù ai có thích hay không thích thì đều phải công nhận một sự thật là những kỳ tích oai hùng, bi tráng của lịch sử dân tộc Việt từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với vai trò, lịch sử của Đảng CSVN khởi đầu bằng cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Có một nhà thơ đã viết: “Việt Nam ta như một con tàu. Mũi tàu ta đó mũi Cà Mau”. Sự thống nhất giang sơn đã tạo ra Việt Nam hoàn thiện như một con tàu. Con tàu Việt Nam đã, đang, băng ra biển cả, đại dương.
Việt Nam, vị thế nước lớn!

Rõ ràng, khái niệm “nước lớn” ở đây không phải là kích cỡ địa lý, dân số mà là uy thế quốc gia trên trường quốc tế.
Trên thế giới, bao nhiêu quốc gia có một vị trí địa chính trị quan trọng như Việt Nam? Có một nền an ninh chính trị, xã hội, an lành, ổn định như Việt Nam? Có một vị thế đáng nể trong đối ngoại như Việt Nam?
Nếu như, “ngày trước chúng ta chỉ có đêm và rừng thì ngày nay chúng ta có ngày, có trời, có biển…”.
Chúng ta có một lực lượng Cảnh sát biển đủ mạnh để thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.
Chúng ta có một lực lượng Hải quân đủ mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng…
Chúng ta có một lực lượng phòng không, không quân đủ sức bảo vệ vùng trời mà trận “Điện Biên Phủ trên không” mới chỉ là khỏi đầu của thời non trẻ…
Nếu như trước đây chúng ta đánh giặc xâm lăng bằng ná, bằng chông, bằng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, bằng ôm bom lao vào xe tăng giặc, bằng những con tàu cảm tử trên Biển Đông…thì ngày nay Quân đội ta đã trưởng thành, tiến thẳng lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến.
Nếu như trước đây chúng ta đánh giặc quả cảm chủ yếu bằng “chiến thuật du kích” thì ngày nay, QĐNDVN như “hổ mọc thêm cánh” khi kết hợp được “chiến thuật và công nghệ” với khả năng để tác chiến trên không, trên biển và ngầm dưới biển bằng phương tiện trang bị tiên tiến, hiện đại.
Truyền thống đánh giặc, bản lĩnh và kinh nghiệm trận mạc dày dạn, quân đội ta không ngán ngại bất cứ kẻ xâm lược nào, dám đánh và quyết thắng.
Nếu như chỉ vì đất nước Việt Nam ở vào một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ĐNA, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn khiến cho nhiều quốc gia từ phương Bắc đến phương Tây nhòm ngó, lăm le chiếm đoạt, thì ngày nay, chúng ta không cho phép bất cứ ai làm điều đó.
Chúng ta đã, đang khai thác, sử dụng khôn ngoan lợi thế địa chiến lược của đất nước mà “các vua Hùng đã có công gây dựng…”, không chỉ giữ vững đất nước mà còn tạo ra vị thế quốc gia trên trường quốc tế…
Mỹ muốn xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương? Không thể thiếu nhân tố Việt Nam. Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược “một vành đai, một con đường”? Cũng vậy thôi hoặc ít nhất đừng động đến Việt Nam.

Vậy thế nào là kẻ mạnh? Kẻ yếu là kẻ có quyền lợi ngập đầu nhưng không thể bảo vệ, còn kẻ mạnh là kẻ bảo vệ được quyền lợi của mình.
Châu Âu so với Nga, Mỹ thì kẻ nào mạnh? Rõ ràng Nga, Mỹ là kẻ mạnh. Châu Âu hay EU giàu có thật đấy, nhưng có bảo vệ được quyền lợi của mình không khi bị Mỹ sổ toẹt? Nga sẵn sàng chống lại Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình, còn châu Âu, EU?
Việt Nam trước đây, liên miên bị xâm lược và tình cảnh Syria, Lybia, Afganixtan…như hiện giờ đã chứng minh một thực tế:
“Khi một quốc gia “rơi vào” một vị trí địa chiến lược quan trọng hoặc có một lượng khoáng sản dồi dào…mà không có sức mạnh nội lực để bảo vệ quyền lợi “trời cho” đó thì sẽ bị cướp đoạt, xâu xé…”
Vậy thì Việt Nam ở đâu trên “bản đồ vị thế” thế giới? Đây là tọa độ x,y,z trên mặt không gian:
1, Việt Nam, vốn đã không sợ bất cứ thế lực thù địch nào. Sẵn sàng dám đánh và quyết thắng để bảo vệ quyền lợi của mình là lợi ích quốc gia, ngày nay, đã tỏ rõ sự tự tin hơn bao giờ hết.
2, Việt Nam đang ở “khu đất vàng” của Tây Thái Bình Dương, quốc gia nào, thế lực nào cần gì ở Tây TBD thì hãy hợp tác, “cùng chơi” với Việt Nam.
3, Các cường quốc trên thế giới bao gồm 5 nước thường trực HĐBA, đều là đối tác phát triển với Việt Nam trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, 2 bên cùng có lợi.

Chào mừng 72 năm ngày lập quốc. Việt Nam đã sánh vai với các cường quốc 5 Châu như Bác Hồ - Người sáng lập Nước, từng mong muốn.