Lời dẫn: Thật ra, để khẳng định sự diệt vong của một sự vật hiện tượng đang tồn tại chắc chắn sẽ vấp phải những phản ứng mạnh từ lý luận. Nhưng tin hay không thì tùy. Bài viết dưới góc nhìn địa chính trị, mà phán đoán cục diện địa chính trị trong tương lai gần là đối tượng nghiên cứu của nó.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong khi các
nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất
lớn cả về người và của thì Mỹ giàu lên nhanh chóng trở thành nước mạnh nhất về
kinh tế trong khoảng 3 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Về quân sự, Mỹ nắm
trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bom
nguyên tử.
Có thể thấy rằng, Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của
châu Âu và thế giới sau chiến tranh để trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu
thế về mọi mặt trong thế giới TBCN. Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ
ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của
mình trong một bối cảnh quốc tế và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận
lợi trong cả về hai phía quan hệ: Mỹ với các nước trong khối đồng minh TBCN; Mỹ
với Liên Xô và các nước XHCN.
Dựa trên ưu thế đó, giới thống trị Mĩ cho rằng sau
chiến tranh sẽ là “thời đại của Mĩ”. Mĩ tự gán cho mình trách nhiệm cầm đầu các
nước tư bản chủ yếu để bảo vệ “thế giới tự do”, chống lại sự bành trướng của CNCS. Mĩ
đề ra ba muc tiêu cho chiến lược toàn cầu: một là, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới
tiêu diệt hệ thống XHCN thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc;
ba là, nô dịch các nước tư bản đồng minh, tập hợp các lực lượng phản động quốc
tế đặt dưới sự lãnh đạo của Mĩ.
Với tinh thần đó, năm 1949 liên minh quân sự Bắc Đại
Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu được thành lập. Đương nhiên, mục tiêu, nhiệm vụ
của NATO là chống CNCS, chống Liên Xô và phe XHCN là không cần bàn cãi. Có
điều, với Mỹ, NATO còn là công cụ quyền lực để Mỹ khống chế, cai trị châu Âu mà
không phải ai cũng hiểu.
NATO là công cụ
nô dịch châu Âu của Mỹ.
Mỹ là kẻ chiến thắng trong đại chiến thì có quyền
ngồi lên lưng kẻ bại. Nếu như tại châu Á, Nhật Bản bị Mỹ tạo ra “vòng kim cô”
là hiến pháp Hòa bình, thì tại châu Âu, “vòng kim cô” đó chính là NATO do Mỹ chỉ huy.
Châu Âu biết không? Biết, nhưng không dễ thoát. Ngày
17/3/1948, nhằm tập hợp “lực lượng thứ ba” với trung tâm là Anh, Pháp để thoát
khỏi sự lệ thuộc và chèn ép của Mỹ trong kế hoạch Marshall, nhưng vẫn chống
được cộng sản, Hiệp ước “Liên hiệp Tây Âu” đã được kí kết giữa 5 nước (Anh,
Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua) ở Brucxen. Mỹ không thể tham gia vào khối liên
hiệp Tây Âu nhưng khi Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này là điều Mỹ
không thể chấp nhận. Do đó Mỹ xúc tiến thành lập khối “Bắc Đại Tây Dương”
(NATO) rộng lớn hơn, “nuốt chửng” khối Liên hiệp Tây Âu mà trong đó Mỹ giữ vai
trò lãnh đạo.
Cuộc chiến tranh lạnh xảy ra, với mục tiêu đầu tiên
là Liên Xô và phe XHCN, châu Âu có vẻ như chấp nhận cái gậy chỉ huy của Mỹ,
nhưng khi Liên Xô tan rã, hệ thống phe XHCN sụp đổ thì sự tồn tại của NATO đã
khiến cho châu Âu, sự cảm nhận bị tổn thương ngày càng rõ nét.
Một dân tộc thượng đẳng như dân tộc Đức đã từng nện
gót dày xâm lược trên khắp thủ đô các nước châu Âu và giá như năm 1941, Nhật
Bản mở mặt trận Viễn Đông, thì Đức đã duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, phần còn
lại duy nhất của lục địa châu Âu. Lúc đó, chưa biết ai là bá chủ thế giới. Một
dân tộc như vậy mà chỉ biết làm và ăn, không biết gì đến súng gươm, Mỹ lo
hết…thì gì mà chẳng béo, chẳng giàu.
Một dân tộc “võ sỹ đạo” như Nhật Bản, đã từng là
chúa tể châu Á mà chỉ biết làm và ăn, không có quân đội, không lo chiến tranh,
ngủ yên dưới ô Mỹ…thì gì mà chẳng giàu, chẳng béo.
May ra, chỉ dân tộc Đức, dân tộc Nhật mới thấm đẫm
nỗi nhục của kẻ bại trận, mới thấy ai là kẻ ngồi trên lưng, trên đầu mình.
NATO vừa là cái gậy chỉ huy của Mỹ vừa sợi xây xích
trói châu Âu của Mỹ mà châu Âu rất khó vùng vẫy thoát khỏi.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn mua hệ thống phòng không
H9 của Trung Quốc mà không muốn dùng hệ thống Patriot của Mỹ? Ở đây không đơn
thuần là chuyện rẻ, đắt, hay tên lửa của ai hiện đại hơn, mà đơn giản là đằng
sau cái “xích trói” có tên là “vũ khí phải hợp chuẩn NATO” đó thì toàn bộ hệ
thống phòng thủ an ninh quốc gia của bất kỳ thành viên nào của NATO cũng đều do
Mỹ nắm hết, trong khi đó, Thổ Nhĩ kỳ lại không muốn Mỹ biết rồi tuồn cho
Israel, đối tượng tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, thế thôi. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ làm sao
có thể tự do khi còn là thành viên của NATO?
Tại sao Pháp, một quốc gia hạt nhân, đến bây giờ vẫn
không dám kháng lệnh của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga bởi đòn trừng phạt
các ngân hàng Pháp khiến Pháp đau không dám kêu huống chi là các quốc gia “ăn
theo” bám vào sự che chở của Mỹ.
Chỉ đơn cử một vấn đề như vậy để chứng tỏ hầu như hệ
thống quốc phòng của các nước châu Âu đều “nằm trong túi Mỹ”. Vậy thì nói rằng,
châu Âu không sợ Mỹ, không bị Mỹ thao túng…là ngây thơ. Và đương nhiên, an ninh
châu Âu, các nước EU đã khoán trắng cho Mỹ lo liệu, khiến Mỹ kêu gào các nước
trong khối NATO tăng ngân sách quốc phòng sau vụ khủng hoảng Ukraine …nói lên điều đó.
Khi quân sự quốc phòng mà bị khống chế, phụ thuộc,
thì kinh tế, chính trị, độc lập, tự chủ là điều xa xỉ. EU trong vụ trừng phạt
Nga đã cho thấy, dù phải tự “ghè đá vào chân” thì EU cũng phải nghe theo lệnh
Mỹ.
Châu Âu, danh dự, và tự trọng còn lại là nước Nga.
Đối đầu của Nga-Mỹ của thế kỷ XXI đã khác xa chiến
tranh lạnh, bởi xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Đó là mâu thuẫn chủ đạo Nga-Mỹ;
mâu thuẫn châu Âu-Mỹ; mâu thuẫn giữa các lợi ích của Nga-phương Tây, trên 2 nền
tảng là Liên minh NATO đã già nua, thiếu động lực nếu không muốn nói là quá tải
và sức mạnh tổng hợp được cải tổ, cơ động, tinh gọn của Nga.
Nếu như trước đây, con tàu CCCP, hệ thống động lực
hoạt động quá tải vì có nhiều sự đeo bám, khiến cho bị tê liệt, mất khả năng cơ
động trước con tàu NATO rất tinh gọn, cơ động nhanh thì ngày nay tình thế ngược
lại, con tàu RUSIA thời Putin đã không còn sự đeo bám, tinh gọn, hệ thống động
lực được gia cố hoạt động đúng công suất vốn có, trong khi con tàu NATO lại có
quá nhiều sự đeo bám, hệ thống động lực thì già nua khiến hoạt động luôn trong
tình trạng quá tải. Cùng với đó là sự “suy giảm khả năng và kỹ năng duy trì thế
giới trong tình trạng đơn cực của Mỹ” thì NATO, sự tồn tại của nó là lạc hậu,
không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội hiện đại. Vì vậy NATO hoặc là
tan rã hoặc là phải thay đổi về chất.
Vai trò Nga
trong sự hình thành cục diện địa chính trị châu Âu.
Rõ ràng là Mỹ luôn khát khao khuất phục được Nga.
Tuy nhiên, nếu như trước đây khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ rất, rất muốn
“xẻ con tàu Nga để bán sắt vụn” mà vẫn không dám, bởi dù mất khả năng cơ động
để tranh dành với Mỹ trên đại dương toàn cầu, nhưng đụng vào nó là cùng chết…thì
ngày nay, Mỹ càng không thể và không bao giờ khuất phục được Nga. Chính thế nên
chỉ còn cách mà như Nga đã tố cáo là Mỹ-phương Tây dùng cách mạng màu để lật đổ
chế độ Nga mà thôi.
Trong các đòn trừng phạt, cấm vận kinh tế của
Mỹ-phương Tây vào Nga, người ta chỉ thấy Nga chỉ phòng thủ mà ít trả đũa. Nhưng
trong cuộc chiến địa chính trị, Nga không hề phòng thủ mà có những đòn tấn công
sắc lẹm khiến Mỹ-NATO bị động, hoảng loạn.
Trước hết là đánh sập uy tín có tự ngày xưa của
NATO.
Năm 2008, việc NATO liên tục mở về phía Đông khiến
Gruzia chỉ biết trên đầu là NATO…dẫn đến mất luôn 2 khu vực Abkhazia và Nam
Ossetia. Cái đau, cái hố của Tbilixi không phải là bị Nga đánh mà lòng tin vào
NATO bị đổ sụp. NATO-Mỹ không một động đậy trước đòn tấn công của Nga.
Năm 2014, tại cuộc khủng hoảng Ukraine . Chính quyền Ukraine, sau
vụ Gruzia, vẫn đang còn đánh giá quá cao NATO…rốt cuộc bị Nga quần cho tơi tả,
chia ba xẻ bảy mà NATO vẫn chưa có những hành động hữu ích trực tiếp cho
Ukraine.
Kết luận là, khi đã hồi phục sức mạnh Nga, những
quốc gia nào theo NATO, muốn làm bạn với NATO, coi thường an ninh Nga, coi
thường cảnh cáo của Nga là bị giáng trả đích đáng, thế thôi. Vậy thì NATO bây
giờ là cái gì? Chạy vào cái ô NATO là tránh được đòn của Nga không? Đó chính là
sự giải thích từ nước Nga rất rõ ràng, dễ hiểu.
Tiếp theo là hành động cứng rắn, không ngại va chạm
với NATO để khẳng định vị thế một cường quốc quân sự, hạt nhân duy nhất trên
thế giới có thể đối đầu với Mỹ.
Nga không những khôi phục lại các tuyến bay của máy
bay chiến lược thời Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ mà còn nâng cấp
tạo ra bộ ba tấn công hạt nhân chiến lược khủng khiếp hơn trước. Rõ ràng là
cũng như Mỹ, Nga chỉ có thể đem quân đi đánh nước khác chứ không một nước nào
dám động thủ với nước Nga. Mỹ trước đây đã không dám thì ngày nay lại càng
không. “Ai trong số các ngài là người muốn chiến
tranh với Nga?” Không một nghị sỹ Mỹ nào dơ tay sau câu hỏi của ngoại trưởng Mỹ
G.Kery. Nhưng nếu như câu hỏi là: Ai trong số các ngài muốn NATO đánh nhau với
Nga? Thì chắc chắn sẽ có nhiều nghị sỹ dơ tay. Chắc chắn thì NATO có đủ
tỉnh táo để không nghe Mỹ xúi dại vì một Ukraine đã hết giá trị sử dụng.
Có một điều mà dư luận thế giới hết sức lo ngại khi
nghĩ đến nguyên nhân của chiến tranh thế giới lần 2 do Đức phát động. Châu Âu
không nên biến Nga thành nước Đức. An ninh của châu Âu không thể không tính đến
nước Nga.