Cách đây 30 năm, vào ngày
6/8/1991, lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay trong lịch sử tàu ngầm của nhân
loại, tàu ngầm SSBN của Liên Xô mang tên “Novomoskovsk” đã salvo (phóng liên
thanh hay phóng loạt) 16 ICBM R-29MR (“mã danh của NATO là SS-N-23) trong 128 giây trúng mục tiêu.
ICBM R-29MR (Sineva) có trọng lượng
phóng 40,3 tấn, mang từ 4-10 đầu đạn hạt nhân (mỗi đầu đạn 100 kT), tầm bay
11.543 km, sai lệch 500m. Tính đơn giản, 16 Sineva này có 160 đầu đạn hạt nhân
tương đương 16.000 kT.
Có thể nói đây là một món quà của
thế hệ cha anh người Nga đã để lại cho hậu duệ của họ, đồng thời cũng là một
chiến thắng cuối cùng của Liên Xô trong chiến tranh lạnh đã đang và sẽ làm cho
Mỹ-NATO tiếp tục kinh hoảng cho đến ngày nay.
Tại sao Liên Xô cần tàu ngầm salvo?
Không thể phủ nhận, thời Liên Xô
và nay thì lực lượng hải quân Mỹ với hàng chục tàu sân bay luôn là làm chủ đại
dương. Do đó, các tàu ngầm Mỹ hoạt động từ các khu vực đại dương mà Hải quân Mỹ
thống trị, làm chủ, có thể bình tĩnh bắn đạn dược của mình trong nhiều loạt đạn
và sau đó nhận các tên lửa mới ngay trên biển.
Trong khi đó, Hải quân Liên Xô và
Nga hiện nay thì không như vậy. Nếu Hải quân Liên Xô có cách tác chiến như của
Mỹ thì tàu ngầm Liên Xô sẽ bị phát hiện và bị tiêu diệt ngay khi đang và sau
khi phóng tên lửa bởi một lực lượng săn ngầm hiện hữu liên tục trên đại dương.
Do đó, nếu việc nỗ lực đưa tàu ngầm
của mình về điều kiện phóng ban đầu (NSU) của tàu ngầm Mỹ sau khi phóng là
không cần thiết…thì với tàu ngầm Liên Xô đó là một yêu cầu quan trọng: phải có
thời gian để bắn chính xác tất cả các tên lửa vào các mục tiêu nhanh hơn so với
việc Mỹ hoạt động trong khu vực tuần tra phát hiện, tiêu diệt nó.
Vì vậy, khả năng bắn toàn bộ lượng
đạn của tên lửa vào mục tiêu một cách chính xác và nhanh chóng, chỉ trong một lần
bắn, đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, sống còn của tác chiến ngầm Liên Xô
và…Mỹ ngày nay...
Liên Xô đã thành công…
Quả thật không dễ dàng để đi đến
thành công khi phải giải quyết một loạt vấn đề kỹ thuật nảy sinh…
Chúng ta tưởng tượng rằng một
ICBM nặng 40 tấn đột ngột thoát ra khỏi thân tàu khiến momen mũi tàu và đuôi
tàu biến thiên làm trọng tâm tàu thay đổi, độ ổn định gặp nguy hiểm. Điều khiển
một con tàu nổi như vậy đã khó thì tàu ngầm lại càng khó khăn bao nhiêu…
Năm 1969, tàu ngầm SSBN K-140 Đề
án 667A dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Yuri Beketov đã bắn liên tiếp 8 tên lửa,
nhưng, như Yuri Beketov kể lại thì sau khi phóng 4 quả thì con tàu thay vì như
lý thuyết sẽ bay (nổi) nhanh lên mặt nước thì nó ngược lại tụt xuống quá độ sâu
NSU cho phép phóng tiếp…
Tình hình đó, bằng bản lĩnh, trí
thông minh và kinh nghiệm, Thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước khỏi bể cân bằng,
tăng tốc độ…đưa tàu về vị trí NSU rồi lệnh phóng tiếp 4 quả còn lại. Vụ phóng
thành công nhưng phụ thuộc vào con người chưa có tính đại trà.
Ngày 5/12/1989, tàu ngầm K-84
(nay là K-84 Yekaterinburg) vào vị trí phóng ở biển Barents nhưng thất bại hoàn
toàn.
Phải mất 2 năm sau, ngày 6/8/1991
từ những kinh nghiệm quý báu, với sự chăm chỉ, thông minh, sáng tạo của các kỹ
sư Liên Xô, tàu ngầm Novomoskovsk đã thành công về kỹ thuật công nghệ cho salvo
16 ICBM R-29MR…
Các tên lửa được bắn cách nhau 8 giây, từng quả một, thân tàu mạnh mẽ
rùng mình khi bắt đầu mỗi tên lửa thoát ra, nhưng con tàu không vượt ra khỏi
NSU, vẫn ở trong hành lang phóng, di chuyển với tốc độ theo yêu cầu và bảo đảm
độ chính xác khi bắn…
16 quả ICBM R-29MR phóng ra mất
128 giây, trong đó, hai tên lửa mang đầu đạn đã trúng mục tiêu, 14 quả còn lại
là tên lửa không mang đầu đạn (không quan trọng vì không có ảnh hưởng gì đến kết
quả phóng loạt).
Đây là một tiến bộ vượt bậc về
công nghệ và một thành công lớn về chiến thuật khiến lúc đó Hội đồng an ninh Mỹ
họp khẩn và đặt ra câu hỏi: “Liệu với khoảng cách tối thiểu, nước Mỹ có thể
ngăn chặn được mấy cú “salvo” như vậy?”…
Chiến thuật phóng loạt còn phù hợp không?
Thật may mắn là chiến thuật phóng
loạt của tàu ngầm hiện nay không chỉ có tác dụng với Liên Xô và Nga bây giờ mà
điều lý thú xảy ra khi nó còn là nhu cầu cấp thiết của lực lượng hải quân Mỹ hơn
là của Nga, bởi 3 nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, “phóng nhanh hơn bị bắn
chìm” vẫn là nguyên tắc tác chiến đầu tiên của lực lượng tàu ngầm nói chung.
Có thể lực lượng săn ngầm chưa
phát hiện tàu ngầm trước giai đoạn tấn công, nhưng khi tàu ngầm ở điều kiện NSU
(hành lang phóng) phóng tên lửa đầu tiên sẽ lập tức bị phát hiện. Lúc này thời
gian để phóng hết tên lửa rồi lẫn trốn và thời gian hành động tiêu diệt của lực
lượng săn ngầm, ai nhanh hơn sẽ thắng.
Thứ hai, hiện nay Nga và Mỹ đã có
vệ tinh trinh sát hàng hải quản lý vùng biển, đại dương 24/24 và xác định mục
tiêu trên biển chỉ sai số khoảng 3 m. Do đó, nếu như tàu ngầm Mỹ phóng loạt nhiều
nhất là 4 quả thì với một cơ số 16 -24 quả, nó phải phóng lai rai. Lúc đó điều
gì sẽ xảy ra?
Với tốc độ 10M của Kinzhal và 8M
của Zircon dẫn đường bởi hệ thống Lania mới nhất của Nga (Mỹ có NOSS) thì phóng
loạt 128 giây hết 16 ICBM như tàu ngầm Nga rồi “lủi mất tăm”…đã khó thoát khỏi
Zircon hay Kinzhal rồi, huống chi phóng “lai rai”…
Rõ ràng, khi Nga có tên lửa siêu
thanh và Laina thì ưu thế bá chủ đại dương của Mỹ đã không còn là lợi thế của lực
lượng tàu ngầm Mỹ. Trong khi Mỹ chưa có tên lửa siêu thanh như Zircon, Kinzhal
thì tàu ngầm Mỹ dễ chết trong khi đang phóng tên lửa hơn là tàu ngầm Nga.
Thứ 3, Nga vẫn tiếp tục Liên Xô cải
tiến, nâng cấp công nghệ phóng loạt cho tàu ngầm. Mới đây, ngày 12/12/2020,
SSBN của Hạm đội Thái Bình Dương mang tên “Vladimir Monomakh” đã phóng “SALVO”
4 tên lửa đạn đạo “Bulava” từ Biển Okhotsk. Lưu ý, Nga bắn đạn thật chứ không
phải thử nghiệm salvo – điều quá bình thường với tàu ngầm của họ.
Bulava không phải là Sineva, 4 quả
Bulava là hơi thừa nếu như muốn đưa đảo Vương quốc Anh xuống dưới mực nước biển.