Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Không phải là bóng đá – là lòng tự tôn dân tộc!


Lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc của người Việt bao đời nay mà sự kiện U-23 Việt Nam là nút kích hoạt, kết nối phát tiết…
Khong phai la bong da ma la long tu ton dan toc
Thế giới đang rất ngạc nhiên khi chứng kiển cảnh cả nước Việt Nam đón đội bóng U-23 của mình giành Á quân Châu Á từ Trung Quốc trở về…
Tuy nhiên, tầng lớp những tinh hoa chính trị nước Pháp, nước Mỹ và tất nhiên, không thể không nhắc đến người Trung Quốc, thì họ không ngạc nhiên, bất ngờ một chút nào, bởi lẽ, với họ, đó không phải là một cái gì cụ thể, không phải là bóng đá, không phải là U-23 Việt Nam…
Không phải, không chỉ là bóng đá!
Hàng vạn người dân ùa ra đường đón U-23 Việt Nam và nên nhớ rằng không chỉ thế đâu, còn có hàng triệu, hàng triệu người từ mái nhà, từ góc phố, từ góc chợ đang chăm chú theo dõi trên màn hình mà tâm hồn như đang bay bổng tràn ngập chiến thắng…
Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng hân hoan, đến mức một Phó Thủ tướng cũng ra đường “đi bão” hô vang “Việt Nam vô địch”…Thủ tướng chính phủ cũng bỏ công việc trong 4 giờ để đón “đoàn quân chiến thắng”…
Bóng đá ư? Không hẳn, không phải. Bởi lẽ trong đó không phải ai ai cũng thích bóng đá đến độ đam mê, cũng hiểu bóng đá, cũng coi bóng đá như môn thể thao vua…
Mấy cô, mấy bà chẳng quan tâm gì đến ngoại hạng Anh, không cần biết đến Ronaldo, Bekham hay Messy, Mét siếc gì hết đâu, thấy bóng đá là chuyển kênh ngay…thế nhưng kể từ khi đội U-23 Việt Nam đánh bại đội Australia là như cơn nghiện…vừa xem vừa chửi trọng tài ra rả mỗi khi thổi còi phạt U-23 Việt Nam của họ…
Đúng rồi, giờ đây càng hiểu trong lúc vận nước như “mành treo chuông nặng” thì từ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 12/1946 của Bác Hồ, cả nước như “lên đồng” lao vào trận “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Pháp đại bại bằng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Giờ đây mới hiểu “không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”, mới hiểu sâu sắc hơn ý thơ của nhà thơ Tố Hữu “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, mới hiểu “xe chưa qua nhà không tiếc” của dân khu 4 anh hùng...là nguồn cơn ý chí, tinh thần của dân tộc này cho ngày 30/4/1975 lịch sử.
Vậy thì bóng đá ư? Không phải chỉ là bóng đá. Những quốc gia có đội bóng vô địch Wolr Cup người ta cũng không đón chào như vậy, như Việt Nam. Phải chăng hơn 90 triệu dân Việt Nam quá đam mê bóng đá, coi bóng đá như một tôn giáo? Không phải.
Đơn giản là chẳng có dân tộc nào như dân tộc Việt, vì dù bị hơn ngàn năm đô hộ bởi phong kiến phương Bắc, rồi một thế kỷ thực dân cũ, mới…nhưng vẫn không “đồng hóa” được dân tộc này bởi lòng tự hào, tự tôn dân tộc đã nhiễm vào gen di truyền người Việt.
Lòng tự hào, tự tôn dân tộc đó khi được kích hoạt, kết nối thì tạo ra một sức mạnh dân tộc vô địch mà bất cứ kẻ thù nào sớm hoặc muộn đều bị đánh bại. Và thực tế đã chứng minh hùng hồn…
U-23 Việt Nam giải Á quân châu Á ư? Một phần, nhưng trên tất cả đó là sự biểu hiện lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc của người Việt bao đời nay mà sự kiện U-23 Việt Nam là nút kích hoạt, kết nối lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt phát tiết, trào dâng…
Tự hào, tự tôn dân tộc là nguồn gốc của lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược đã ăn sâu vào huyết thống của người Việt hơn 4000 năm nay và đúng như Bác Hồ đã nói “tinh thần ấy kết thành một làn sóng nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”…
Tổ quốc bị xâm lăng, bị đe dọa xâm lăng, chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa xâm hại thì lòng tựu hào, tự tôn dân tộc dâng lên, phát tiết thành lòng yêu nước, căm thù xâm lược, cả nước sẵn sàng ra trận…
Những tiếng lạc loài…
Như đã nói trên, không phải ai người Việt Nam cũng đam mê bóng đá, coi bóng đá như một tôn giáo, nhưng chính bóng đá mà cụ thể là thành công của U-23 Việt Nam đã kích hoạt, kết nối lòng tự hào, tự tôn dân tộc phát tiết…
Vì thế kẻ nào đi ngược lại “làn sóng” này là lập tức bị nhấn chìm ngay và luôn không ngo ngoe chống đỡ.
Xúc phạm đến chiến thắng của U-23 Việt Nam ư? Coi giải đấu này như học sinh thi đấu ư?...Hãy lấy Daniel Hauer, một tay quốc tịch Mỹ đang làm rể ở Việt Nam, làm gương.
Tuy thế, đáng buồn hơn có những người Việt Nam mang tên nhà “đấu tranh dân chủ” lại không vui với cái vui này, tỏ vẻ cay cú với chiến thắng của U-23 Việt Nam…thì quả thật tầm hiểu biết và sự nhạy bén, nhận thức về chính trị của họ quá kém nêu không muốn nói là ngu dốt.
Họ đã biến mình thành một người đi ngược chiều với chiều dân tộc, trở thành một tiếng kêu lạc loài.
Nên nhớ và nên hiểu, cả nước chào đón chiến thắng của U-23 Việt Nam không phải chỉ là bóng đá. Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ chào đón U-23 Việt Nam trở về không phải chỉ là bóng đá…mà thông qua đó biểu hiện và phát huy, củng cố, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Sự hân hoan, trào dâng của cả nước đã cho thấy sức mạnh vô địch của một dân tộc mà các thế lực thù địch trước đây chưa kịp hiểu và hiểu sơ sài thì nay đã hiểu hơn. Đó là sức mạnh răn đe cho bất cứ kẻ thù nào muốn xâm hại đến quyền và lợi ích của dân tộc này.

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Bản lĩnh, trí tuệ của Việt Nam

Một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là Việt Nam đang nằm trong tâm điểm sự cọ xát địa chính trị mạnh giữa 2 thế lực siêu cường là Trung Quốc và Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Một số nhà phân tích chiến lược nước ngoài kể cả một số nhà phân tích chính trị trong nước cho rằng, trong tình thế đó, Việt Nam đang thực hiện đối sách “đi dây” hay đang “cân bằng lực” giữa Mỹ-Trung Quốc…
Và thế là xuất hiện những thế lực “diễn biến hòa bình” trong và ngoài nước lu loa rằng, Đảng CSVN trong thế lựa chọn khắc nghiệt bởi “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền, theo Mỹ thì mất Đảng quyền”. Một số kẻ lại còn phán “theo Mỹ là mệnh lệnh của lương tri thời đại”…
Nhưng đáng tiếc, họ đã đánh giá thấp giới tinh hoa chính trị Việt Nam, vai trò, vị thế Việt Nam. Nói cách khác, họ đã đánh giá thấp trí tuệ, bản lĩnh dạn dày trận mạc của Đảng CSVN.
Việt Nam không “đi dây” cũng không “cân bằng lực” mà Việt Nam đã có những nước đi khác tuyệt vời đầy bản lĩnh, trí tuệ…khiến cho Trung Quốc cũng như Mỹ chỉ còn biết “tâm phục, khẩu phục”.
Thế nào là “cân bằng lực”? 
Sau khi Liên Xô tan rã, 3 nước nhỏ Estonia, Latvia và Litva tách ra thành 3 quốc gia độc lập. Với chiến lược của Mỹ đưa NATO tiến về phía Đông, áp sát Nga nhằm buộc Nga quỳ gối, đồng thời, với ý chí bài chống Nga, 3 quốc gia nhỏ này đã gia nhập NATO.
Nga lúc đó như “con Gấu đang ngủ đông” và chỉ đến khi Gruzia, Ukraine cũng đang gây căng thẳng với Nga để gia nhập NATO thì “Gấu Nga đã tỉnh giấc”. Phản ứng mãnh liệt, quyết đoán của Nga đã khiến NATO chùn tay mà không dám kết nạp Gruzia, Ukraine vào NATO như ta đã thấy...
NATO tiến về phía Đông đe dọa an ninh Nga là điều Nga không thể chấp nhận và tha thứ cho kẻ nào chống lại Nga.
Tuy nhiên, 3 nước vùng Baltic lại khác, họ đã là thành viên của NATO và thực hiện sách lược dùng NATO để “cân bằng lực” với Nga trong khi Nga không có biểu hiện nào chứng tỏ là xâm lược họ ngoài sự tuyên truyền kích động của Mỹ và Phương Tây.
Rốt cuộc, 3 nước vùng Baltic không chỉ là tự dưng nhảy vào giữa làn ranh cọ xát địa chính trị của 2 thế lực lớn mà nguy hiểm hơn sẽ trở thành tuyến đầu nếu như Nga-NATO xảy ra xung đột quân sự hay một cuộc chiến tranh lớn.
Một sự dại dột điên rồ mà bất luận trong tình huống nào thì 3 nước vùng Baltic đều là con tốt thí đầu tiên.
Đó là điển hình của đối sách “cân bằng lực” mà các nhà phân tích thời cuộc muốn nói đến.
Tại Biển Đông, thực thế là đã có sự tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời, cũng có mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương…và Việt Nam cũng ở trong vị trí, tình thế giống với 3 nước vùng Baltic, nhưng rõ ràng hơn, bởi Trung Quốc không phải là Nga.
Đương nhiên, chúng ta không dại thực hiện đối sách “cân bằng lực” kiểu của 3 nước vùng Baltic trên…
Thế nào là “đi dây”?
“Đi dây” theo nghĩa đen là một hành động rất mạo hiểm mà chỉ cần một sơ sẩy là tai nạn. Buộc phải quan hệ với 2 cường quốc vừa là đối tác vừa là đối tượng chẳng khác nào “đi dây” trên vực thẳm, cho nên, mức độ nguy hiểm là vô cùng lớn. Sai lầm là thảm họa.
“Đi dây” giữa 2 cường quốc như thế còn nguy hiểm hơn “cân bằng lực” bởi sự phụ thuộc mang tính sống còn vào trong mỗi bên là rất cao mà chính bản thân không thể tự quyết định số phận của mình.
“Đi dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam phải luôn luôn bị động điều chỉnh chính trị, đối ngoại, quốc phòng…theo sự thay đổi của Trung Quốc và Mỹ. Và cho đến một mức tới hạn nào đó Việt Nam sẽ hỗn loạn, tự “rơi” khi không thể cân bằng…
Thực tế đã chứng minh là có nhiều lúc tình hình tranh chấp trên Biển Đông diễn ra căng thẳng, nhưng Việt Nam vẫn không thực hiện đối sách “đi dây” khi điều mong muốn của ai đó là Việt Nam sẽ lao về phía Mỹ đã không xảy ra. Với bản lĩnh, trí tuệ, Việt Nam có đối sách riêng của mình.
Đối sách của Việt Nam là gì?
Đó là đối sách “cân bằng ngoại giao” để nhằm mục tiêu thực hiện chính sách trung lập với nguyên tắc: Lợi ích dân tộc, quốc gia trên hết.
“Cân bằng ngoại giao” dựa trên đường lối “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong đó có Trung Quốc và Mỹ”. “Cân bằng ngoại giao” khác biệt căn bản với “đi dây”. “Cân bằng ngoại giao” là sự phát triển mối quan hệ một cách cân bằng chứ không điều chỉnh mối quan hệ (chính trị, an ninh…) phù hợp để cân bằng với đối tác như “đi dây”...
Chính sách quốc phòng 3 không của Việt Nam thực hiện, thực chất là biểu hiện của chính sách trung lập, là sự phủ định đối sách “cân bằng lực” mà mọi người lầm tưởng.
Trung lập của Việt Nam là không chống Trung Quốc cũng không chống Mỹ, Việt Nam không lấy Mỹ để “cân bằng lực” với Trung Quốc trên Biển Đông…nhưng làm sao để kết quả cho ra phải giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, trong một môi trường hòa bình, hợp tác cùng có lợi…?
Quả thật, điều này nói thì dễ, nhưng thực hiện được là rất không dễ dàng mà phải có trí tuệ, bản lĩnh cộng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân để tạo nên sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Lịch sử đã chứng minh rằng, không phải quốc gia nào muốn trung lập cũng thành công. Trung lập thành công khi chỉ khi nếu anh ngã theo bên nào thì cán cân lực lượng sẽ nghiêng hẳn về bên đó.
Với ý nghĩa đó thì, nếu khi xảy ra đối đầu Trung Quốc-Mỹ mà “cân bằng lực” hay so sánh lực lượng, sẽ nghiêng hẳn về bên nào mà Việt Nam theo thì khi đó, Trung Quốc và Mỹ mới để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”.
Còn nếu Việt Nam theo bên nào mà không ảnh hưởng gì đến so sánh lực lượng thì Trung Quốc và Mỹ không để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”. Họ sẽ “tiện tay” làm những thứ gì họ muốn mà không sợ gì. Chẳng hạn, họ chiếm luôn đảo Trường Sa hay nỗ lực thực hiện cách mạng màu…
Campuchia thời Xihanuk cũng tuyên bố trung lập đấy thôi, nhưng Mỹ đâu có cho anh “ngồi yên theo dõi” chiến tranh xảy ra ở Việt Nam…vì Campuchia trọng lượng “nhẹ như bông thốt nốt” khiến Mỹ không quan tâm…
Vậy, Việt Nam đã đang làm gì để thoát ra khỏi sự cọ xát địa chính trị mạnh của 2 siêu cường nhưng vẫn giữ được sự trung lập? Bằng cách nào để Việt Nam không cuốn vào “trò chơi” của các nước lớn? (còn tiếp)

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Việt Nam trong cấu trúc quyền lực Châu Á-TBD

Quyền lực, vị thế, không tự nhiên mà có, phải cạnh tranh bằng thế, lực và bằng năng lực của mình. Quyền lực tạo ra vị thế và ngược lại chính vị thế củng cố và tăng cường quyền lực.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh apec tại đà nẵng

Kể từ năm 1975, Việt Nam thống nhất, giang sơn thu về một mối, trải qua hơn 40 năm xây dựng, phát triển, giờ đây, đã đến lúc chúng ta có quyền nói, đặt vấn đề về điều này, rằng, Việt Nam trong cấu trúc quyền lực tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Cấu trúc quyền lực thế giới hôm nay…
Sau chiến tranh lạnh, Mỹ siêu cường thế giới lên ngôi bá chủ hoàn cầu từ năm 1991 khi Liên Xô chính thức tan rã. Trật tự thế giới đơn cực khởi điểm từ lúc đó mà không ai có thể phủ nhận.
Từ năm 1991 đến năm 2013, hơn 2 thập kỷ, Trung Quốc đã đang “giấu mình chờ thời” còn nước Nga cũng đang âm thầm phục hồi vị thế sau cú choáng tan rã Liên Xô…
Tại sao chúng ta lấy cái mốc thời điểm năm 2013 là bởi vì năm đó, khi Nga sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga, tổng thống Nga Vladimir Putin long trọng tuyên bố với thế giới “…bắt đầu từ đây, thế giới đơn cực chính thức kết thúc.”
Tuyên bố của Putin cho thấy ít nhất, nước Nga là một cực ngoài Mỹ và Mỹ không còn là thế lực mạnh nhất duy nhất của thế giới.
Sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ đã không còn uy lực như trước, Mỹ không thế một mình nói “không” với bất kỳ ai, không thể muốn làm gì thì làm trên thế giới.
Trật tự thế giới đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra, nhưng đổi lại, các quốc gia thành viên trong quan hệ quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, họ có nhiều tùy chọn hơn.
Trong khi đó, thế giới đơn cực không có sự cân bằng quyền lực nên luôn tạo ra những mối quan hệ quốc tế không công bằng khi quyền lực tập trung vào một quốc gia hay một nhóm quốc gia…Về nguyên tắc cấu trúc vật chất thì đa cực có tính bền vững hơn đơn cực…
Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương điều gì sẽ xảy ra khi trật tự thế giới đã thành đa cực?
Rõ ràng, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
Khu vực này mà lực lượng Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là nơi các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt hơn bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được.
Một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cũng đồng nghĩa với sự Finlandisation (ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam, Malaysia...
Thực vậy, Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình, có thể sẽ trở nên ít hiền hòa với các nước láng giềng phía Nam để thực hiện chiến lược Biển Đông cùng với chiến lược “một vành đai một con đường” đầy tham vọng của họ…
Việt Nam trong “tâm bão địa chính trị” Châu Á-Thái Bình Dương.
Vào tháng 11/2017, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa, Tập Cận Bình thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ khi được bầu lại tại Đại hội XIX ĐCSTQ, thăm Việt Nam.
Cũng trong tháng đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chính thức thăm Việt Nam. Đây là tổng thống thứ 4 của Mỹ thăm Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên thăm Việt Nam khi đang ở đầu nhiệm kỳ đầu.
Chuyến thăm của 2 người đứng đầu 2 siêu cường đến Việt Nam khiến một số nhà phân tích chiến lược nước ngoài kể cả một số nhà phân tích chính trị trong nước cho rằng Việt Nam đang “đi dây” hay “cân bằng lực” giữa Mỹ-Trung Quốc…
Nhưng, đáng tiếc, đó là sự đánh giá thấp các tinh hoa chính trị Việt Nam và vị thế Việt Nam…Họ không hiểu thấu đáo chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam, bởi chính sách này đã loại bỏ hoạt động “cân bằng lực” như mọi người nghĩ.
Thực tế là Việt Nam rơi vào giữa sự cọ xát địa chính trị rất mạnh của 2 thế lực Mỹ và Trung Quốc. Nếu dùng đối sách “cân bằng lực” hay “đi dây” là mạo hiểm, sớm muộn cũng bị nghiền nát, do đó, khôn ngoan nhất là đi ra ngoài sự cọ xát đó.
Việt Nam đã dùng đối sách “cân bằng ngoại giao” thay vì “cân bằng lực”, cùng với tăng cường thế lực quốc gia (kinh tế, quốc phòng) để trở thành đối tác chiến lược của đôi bên. Đó là cách để vượt ra và Việt Nam đã vượt ra thành công.
Bắt đầu từ đây, sự đụng độ chiến lược “một vành đai một con đường” của Trung Quốc và chiến lược “xoay trục” sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ có xảy ra thì Việt Nam đứng ngoài, chủ động tính toán lợi ích có lợi nhất.
Điều này thể hiện về quyền độc lập, tự do, quyền làm chủ của chúng ta không để Việt Nam rơi vào vòng xoáy của “tâm bão địa chính trị” và nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn...
Nếu như trước đây, dù “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng…” nhưng không ai cho chúng ta hòa bình, thì ngày nay, vị thế Việt Nam đã khác, khi có lợi thì tham gia, hợp tác, không có lợi thì không tham gia mà không một thế lực nào có thể buộc Việt Nam phải tham gia.
Lịch sử đã chứng tỏ rằng, một quốc gia muốn trung lập, nếu không mạnh, không có vị thế thì “không ai cho anh trung lập”, mà quốc gia đó bị các cường quốc khác cuốn vào “trò chơi” khi cần…
Do đó, chỉ có thể vị thế Việt Nam mới phát huy hiệu lực chính sách quốc phòng “ba không” của Việt Nam và chính nó trở lại củng cố vị thế Việt Nam.
Vị thế quyền lực Việt Nam tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Trước hết chúng ta hãy nhìn Việt Nam qua cách cư xử của láng giềng Trung Quốc vĩ đại.
Không thể phủ nhận là đã có một sự tranh chấp gay gắt lâu dài, phức tạp về chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Không thể phủ nhận, Trung Quốc đã từng có thái độ nước lớn, hung hăng, đe dọa sử dụng vũ lực trên Biển Đông, đặc biệt là từ năm 2013 trở về trước.
Nhưng đến hôm nay có thể nói, Việt Nam và Trung Quốc đã kiểm soát tốt tình hình Biển Đông như lãnh đạo 2 nước tuyên bố và quốc tế ghi nhận.
“Kiểm soát tốt tình hình Biển Đông” có một ý nghĩa rất to lớn đối với vị thế, quyền lực của Việt Nam trên khu vực ĐNA nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
“Kiểm soát tốt tình hình Biển Đông” có nghĩa là làm chủ tình hình, không để tình hình xảy ra ngoài ý muốn đôi bên, duy trì tình trạng hòa bình, ổn định để phát triển cùng có lợi theo cách “Win-Win” (cùng thắng).
Vậy, logic của vấn đề đó là gì?
Logic của vấn đề đó là tuyến hàng hải Biển Đông, Ấn Độ Dương có tính quyết định thành bại trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, do đó, đương nhiên, Trung Quốc phải, muốn, vượt qua mọi đối thủ để biến Biển Đông thành “ao nhà”…
Logic của vấn đề đó là Việt Nam đã có đủ thế lực để răn đe, ngăn ngừa chiến tranh. Việt Nam có đủ khả năng đương đầu với bất kỳ thế lực nào không tôn trọng lợi ích Việt Nam, xâm hại chủ quyền Việt Nam và sẽ buộc họ phải trả giá đắt, rất đắt, nếu như gây ra.
Tiếp theo chúng ta hãy nhìn Việt Nam qua cách cư xử của Mỹ, một siêu cường bá chủ thế giới, một cựu thù của Việt Nam.
Mỹ muốn xóa bỏ chế độ CSVN là đã xảy ra và không chỉ thế, họ đã từng muốn biến Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá”, họ đã từng cấm vận Việt Nam hơn 20 năm. Tuy nhiên, điểm nhấn quan trọng nhất là Tổng thống Mỹ đã mời Tổng bí thư Đảng CSVN sang thăm chính thức năm ngoái.
Đây là một cú chấn động địa chính trị tại Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ loại bỏ ý thức hệ, đặt quan hệ chiến lược vì lợi ích quốc gia Mỹ lên trên hết.
Tại sao?
Mỹ nhận thấy Việt Nam có một vai trò, vị trí rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại, Việt Nam cũng nhận thấy lợi ích toàn cầu của Mỹ tương đồng với lợi ích quốc gia của mình để cùng hợp tác, bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
Đến đây, từ mối quan hệ với Trung Quốc, với Mỹ, chúng ta nhận thức được rằng, để có được một kết quả như vậy là không hề đơn giản, không hề dễ dàng, muốn là được.
Chúng ta cần phải biết và nếu đã biết, rằng, một quốc gia yếu, không có vai trò, vị trí chiến lược, không có thế lực, không có năng lực thì không có khả năng để quan hệ bình đẳng, được tôn trọng của các siêu cường thế giới, đặc biệt là với Mỹ, Trung Quốc.
Vậy, vị thế quyền lực của Việt Nam tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là gì? Không ai định vị rõ ràng, chỉ biết rằng, Mỹ, Trung Quốc, Nga…muốn làm gì ở Châu Á-Thái Bình Dương thì không thể bỏ qua trách nhiệm và quyền lợi của Việt Nam tại đây