Chừng nào động dollars còn là nhu cầu toàn cầu thì chừng đó Mỹ vẫn là bá chủ thế giới!
Mới đây, Tổng
thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công
đầu tiên (First Strike) mang tên “Golden Tsar” nhằm vào “hệ thống Petrodollas”
của Mỹ…
Nếu thành công,
thì như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo
các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: “Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm
thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy
nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ...và ngay khi Nga và Trung
Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ”.
Vậy nguồn cơn,
thực chất và sự tác động của nó trong kế hoạch “First Strike” là như thế nào?
Tại sao?...
Để cung cấp cho
độc giả một cái nhìn tổng thể, trong phạm vi một bài viết là không thể, vì thế
chúng ta buộc phải lần lượt đi từ các nội dung, nếu như muốn có nhận thức trọn
vẹn…
Phần 1: Bretton
Woods – Ngai vàng gãy chân của Mỹ!
Năm 2005 khi
Trung Quốc có GDP vượt Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ thì giới học giả, trí thức
Trung Quốc gào thét rằng, đã đến lúc Trung Quốc chiếm ngai vàng của Mỹ, thống
trị thế giới.
Rồi, năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách
“Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu
Mỹ” của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân
đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Cuốn sách vừa
xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất. Hầu như không có một
phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, mặc dù nội dung cuốn sách nêu các
biện pháp soán ngôi Mỹ rất “cải lương” phi thực tế. Sách chỉ có giá trị kích
động, đến mức, đọc xong sách này, nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc
đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.
Muốn lật đổ “ngai
vàng” của Mỹ thì đương nhiên là không đơn giản vì nó được Mỹ bảo vệ bằng một
lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng ít nhất anh phải xác định “ngai vàng” của Mỹ
là cái gì, nó ở đâu…để mà nhắm tới, còn nếu không thì chỉ là con thiêu thân…
Giấy phép in tiền cho Cục dự trữ Liên bang
Vào năm 1941,
tại khách sạn Mount Washington ở Bretton
Woods , New Hampshire . Cuộc
tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh…đã ra đời một thỏa
thuận “Bretton Woods”…
Theo đó, về cơ
bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi
suất cố định với vàng…Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với
lãi suất cố định là 35 dollars một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn
cầu.
Sự chuyển đổi
quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối quan tâm về chế độ tỷ giá cố định và tạo
ra một cảm giác về an ninh tài chính giữa các quốc gia trong việc Pegging (hành
động thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ) giá
trị đồng tiền của họ với đồng dollars.
Rõ ràng, cách
bố trí Bretton Woods cung cấp một lối thoát hiểm: nếu một quốc gia cụ thể không
còn cảm thấy thoải mái với đồng dollars, họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng
dollars của họ thành vàng.
Sự sắp xếp này
giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng
đã hoàn thành một điều rất quan trọng khác: Thoả thuận Bretton Woods lập
tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện
trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn
cung lớn dollars là tất yếu...
Chính phủ Mỹ,
trên danh nghĩa, hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ này, vì
chính điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một “giấy phép” in tiền.
Tuy nhiên, điều
đáng tiếc là chính phủ Mỹ “có tiếng nhưng không có miếng” khi quyền in tiền nằm
trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trũ Liên Bang (FED).
Để dành quyền
in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No.
11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ “dollars
Mỹ” đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the
United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã
được in ra.
Kennedy đã làm
điều này đúng luật, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh
đạo FED thấy điều đó là sự phản bội tồi tệ, sau tất cả, chính họ đã đặt Kennedy
lên ghế tổng thống. Các nhà lãnh đạo FED đã lo sợ hành động của Kennedy khi
việc in mệnh giá lớn hơn sẽ tiếp nối mệnh giá nhỏ, và tương lai Kennedy sẽ đẩy
FED hoàn toàn ra khỏi quyền in tiền là không xa.
Với sắc lệnh
Tổng thống No.11110, Kennedy tưởng rằng đã bắt đầu quá trình loại bỏ êm dịu FED
ra khỏi quyền in tiền, nhưng thật đáng buồn nó cũng chính là bản án tử hình cho
J. Kennedy. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 Kennedy bị ám sát.
Kể từ đó, chẳng
còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn
nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED
vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu
tăng lên đối với đồng USD là ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên
bang…
Bạn đã bao giờ
tự hỏi tại sao dòng đầu tiên đập vào mắt trên tờ dollars Mỹ là Dự trữ Liên bang
(Federal Reserve Note)? Câu trả lời là đơn giản là dollars Mỹ được Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ in ra.
Như vậy, Cục dự
trữ liên bang Mỹ có một mối quan tâm rõ ràng trong việc duy trì nhu cầu toàn
cầu ổn định và ngày càng tăng đối với đồng dollars Mỹ vì họ tạo ra chúng và sau
đó kiếm được lợi nhuận với lãi suất mà họ đặt ra. Quá tuyệt vời.
Tất nhiên,
người tiêu dùng Mỹ, Chính phủ liên bang và Cục Dự trữ Liên bang đều có lợi cho
các mức độ khác nhau từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ bắt nguồn từ
thỏa thuận Bretton Woods.
Cú “shock Nixon” 1971, trò chơi “Bretton
Woods” kết thúc!
Dưới thời
Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD, đến
thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ
đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó. Nợ tăng lên
này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa
và tiền tệ nghèo nàn, là điều rất có vấn đề với vai trò tiền tệ của Mỹ…
Nhưng đó không
phải là các vấn đề tài chính của Mỹ khiến cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm
nhất mà thay vào đó, sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới
là điều đáng báo động nhất.
Hoa Kỳ đã tích
luỹ rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ
hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt
đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.
Tình hình đã
khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy
giả (tờ dollas).
Mỹ đã chảy máu
vàng, và Washington
biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.
Ngày 15/8/1971,
Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố “đóng cửa sổ vàng”. Theo đó, đồng dollars chính
thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết
thúc…cũng có nghĩa “ngai vàng Bretton Woods” mà Mỹ ngồi lâu nay đã “gãy chân”
đã đến lúc thay thế…
Có thể nói,
việc tuyên bố “đóng cửa sổ vàng” của Tổng thống Mỹ Nixon là một quyết định cực
kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của nước Mỹ. Tất nhiên, Mỹ
không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars
thành chúa tể thế giới cực kỳ ngoạn mục…
Mỹ lại thiết
lập và ngồi lên một “ngai vàng” khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. “Ngai
vàng” mang tên “Hệ thống petrodollars” trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến
nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ…
cảm ơn bài viết của anh Thống !
Trả lờiXóaBài viết tuyệt vời
XóaXin phép chia sẻ bài của anh. Cám ơn.
Trả lờiXóaXuất sắc. Cám ơn.
Trả lờiXóaĐúng như bạn nghĩ
Xóa