Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
VŨ KHÍ VÀ LỐI ĐÁNH VIỆT NAM – MỘT GÓC NHÌN GẦN
Vũ khí tạo ra lối đánh.
Lối đánh hay chiến thuật là hoạt động có tổ chức, tính khoa học của một lực lượng quân sự nào đó khi tham gia tác chiến trong chiến tranh.
Lối đánh phụ thuộc rất lớn vào vũ khí trang bị.
Ngày xưa vũ khí chính của người lính bất kỳ quốc gia nào chỉ là cung, kiếm và phương tiện chỉ là ngựa, thuyền (Vũ khí, phương tiện có thể gồm giáo mác và voi…nhưng cũng thuộc tính chất như VK, PT chiến tranh nêu trên). Chính vì thế nên nghệ thuật quân sự của Tôn Tử được coi như có một bản sắc chung cho các quốc gia.
Tuy nhiên, khi các quốc gia có nền khoa học phát triển kéo theo sự phát triển của vũ khí, phương tiện, trang bị quân sự (VKTB) thì trong tác chiến, hình thành rất nhiều chiến thuật khác nhau. Chẳng hạn như chiến thuật đổ bộ đường biển, đường không…và ngày nay thì xuất hiện nhiều chiến thuật mới bởi sự ra đời của máy bay tấn công không người lái, máy bay tàng hình, vũ khí lade…
Lối đánh phụ thuộc vào khu vực xảy ra tác chiến. Chẳng hạn, trong điều kiện khu vực tác chiến có địa hình không thuận lợi cho cơ động lực lượng trên bộ, trong khi đối phương thông thạo khu vực, cơ động nhanh hơn thì muốn thực hiện lối đánh vào đằng sau hay vào bên hông của đối phương là không thể. Nhưng khi có máy bay trực thăng thì lối đánh đó là có thể và chiến thuật trực thăng vận ra đời…Đó là ý nghĩa thực tế chứng minh cho mệnh đề “khi chiến thuật không thể thì công nghệ có thể” là vậy. Ngược lại, khi Việt Nam quá xa căn cứ máy bay B-52 Mỹ ở Utapao-Thái Lan mà không có máy bay, tên lửa nào tấn công vào được chỗ đó thì bằng lối đánh đặc công, vẫn có thể tiêu diệt được B-52 tại căn cứ này. Đó cũng là ý nghĩa thực tế chứng minh cho mệnh đề “khi công nghệ không thể thì chiến thuật có thể” là vậy.
Tàu ngầm làm thăng hoa lối đánh đặc công hay lối đánh đặc công là lối đánh nguy hiểm nhất mà tàu ngầm KILO Việt Nam có được?
Như vậy, có thể nói VKTB là cơ sở để tạo ra chiến thuật, hỗ trợ cho chiến thuật, làm thăng hoa chiến thuật, VKTB nào đều tương ứng với chiến thuật ấy. VKTB có trước, chiến thuật hình thành sau.
Vì thế, nói rằng “Mua sắm VKTB để phục vụ cho lối đánh Việt Nam”…không có nghĩa là lối đánh Việt Nam đó đã có từ thời Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt… để lại mà dựa trên cơ sở VKTB đã, đang và sẽ mua sắm, chế tạo, đồng thời dựa vào địa hình, địa vật của khu vực sẽ xảy ra tác chiến, lối đánh đó được nghiên cứu, xây dựng theo kiểu Việt Nam (tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam, tư chất người lính, kinh nghiệm chiến tranh…) để có được lối đánh Việt Nam.
Với nhiều lối đánh độc đáo, sử dụng VKTB hiện đại sáng tạo, trong tay Việt Nam khi VKTB hiện đại bao nhiêu thì lối đánh Việt Nam càng thăng hoa bấy nhiêu.
Đối đầu với tàu chiến địch có tầm bắn xa hơn.
Trong chiến tranh hiện đại VKCNC, khi so sánh lực lượng thì số lượng không thành vấn đề mà chất lượng mới là điều quan tâm hàng đầu. Chất lượng VKTB cao hơn, chẳng hạn như tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, sức hủy diệt lớn hơn…thì bên sở hữu nó có rất nhiều ưu thế khi tác chiến.
Nếu như giả thiết rằng độ chính xác, uy lực của VKTB và… của 2 bên là ngang nhau (vì chúng ta chỉ tập trung vào tầm bắn), khi VKTB của đối phương có tầm bắn xa hơn, thì rõ ràng, đây là một ưu thế lớn trong tác chiến.
Trên Biển Đông, Việt Nam, so sánh về chất lượng tàu chiến với đối thủ tiềm tàng thì chỉ có thể coi như cơ động nhanh hơn mà thôi. Ngoài ra, chấm hết.
Bắn xa hơn có nghĩa là tên lửa bay xa hơn, radar dẫn bắn nhìn xa hơn, có nghĩa là anh chưa thấy người ta thì bị tiêu diệt rồi. Nguy hiểm như vậy đấy và được dễ dàng phô trương cho người ta thấy nhất, đó là “cửa” đầu hàng hé mở cho ai hèn nhát, tê liệt ý chí chiến đấu.
Còn nhớ năm xưa, khi đối đầu với Mỹ có VKTB vượt trội về mọi mặt, Bác Hồ tuyên bố: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "Bê" gì đi chăng nữa thì ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng".
Lúc đó, mà bất luận thời nào cũng vậy thôi, che đậy sự hèn nhát của mình có người cho rằng “điếc không sợ súng” (ngôn ngữ mới là chém gió…) nhưng lời Bác là sự thật. Việt Nam thắng là bởi Bác và Bộ tham mưu Việt Nam đã có cơ sở (kế sách, lối đánh, bản lĩnh của dân tộc…) và đặc biệt người lính, người dân, dù chưa hiểu hết kế sách, lối đánh…nhưng tự tin, đặt trọn lòng tin và người chỉ huy, lãnh đạo quyết đánh, quyết thắng.
Ngày nay, trên Biển Đông, trước một kẻ địch có thực lực hùng hậu, VKTB hiện đại, Việt Nam dựa vào sự cơ động nhanh của tàu chiến hiện có, dựa vào địa lợi và sự hỗ trợ từ bờ…vẫn có nhiều lối đánh đủ sức đương đầu với ưu thế tầm bắn xa hơn của tàu chiến địch.
Những cơ sở sau đây để khẳng định điều đó:
Chiếm lĩnh vị trí xuất phát tấn công có lợi. Đó là vị trí mà chiến hạm của ta vận động tiếp cận mục tiêu đến tầm sử dụng hỏa lực với một thời gian ngắn nhất có thể (thời gian công kích).
Với việc sẵn sàng chiến đấu cao, quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ luôn là một yếu tố giành thắng lợi của quân đội và Hải quân Việt Nam, cho nên, ngay thời bình các đơn vị vẫn có những con tàu trực chiến tại những khu vực trực chiến.
Một con tàu khi trực chiến thì tên lửa đã vào bệ phóng, đạn dược đủ cơ số…và khu vực trực chiến đương nhiên, là nơi xuất phát tấn công có lợi nhất.
Khi SSCĐ được nâng cấp thì tùy theo, có thể có các lữ đoàn tàu, máy bay… vào trực chiến tại những khu vực trực chiến.
Biển của ta, trời của ta nên khu vực trực chiến dựa theo yêu cầu của chiến thuật, khu vực đó có thể là Trường Sa hay một nơi nào đó mà địch khó phát hiện…Như vậy, không có chuyện khi địch đã dàn đội hình tấn công, hoành hoành trên biển thì tàu chiến ta mới rời bến.
Tác chiến điện tử. Khi xung đột xảy ra, ta và địch đều hoạt động TCĐT, nghĩa là cả hai đều ra sức làm cho nhau “mù và điếc”.
Lúc đó, hệ thống chỉ thị, phát hiện mục tiêu của địch bằng radar trên tàu và vệ tinh quân sự dễ bị tổn thương hơn so với hệ thống chỉ thị, phát hiện mục tiêu quan trắc hiện đại chuyên sâu hơn trên bờ, đảo của ta. Điều đó có nghĩa là độ chính xác về mục tiêu mà hai bên thu nhận được thì địch sẽ không đáng tin cậy hơn, dẫn đến độ chính xác của tên lửa thấp buộc địch phải vào gần hơn hoặc ta có điều kiện vào gần địch hơn.
Lối đánh sở trường. Nếu như Việt Nam bị thất thế trong TCĐT thì dựa vào địa lợi, nghi binh, lừa địch, tập kích bằng nhiều lực lượng, nhiều hướng, liên tục cũng phát huy tác dụng.
Trên đây có thể coi là 3 giải pháp để hạn chế, triệt tiêu ưu thế tầm bắn xa của tàu chiến địch. Những nội dung cụ thể trong từng 3 giải pháp đó là một loạt bí ẩn mang tính bí mật quân sự mà những ai không có trách nhiệm chẳng cần phải quan tâm.
Cuối cùng là ý chí, bản lĩnh và trí tuệ người lính. Đây là yếu tố quyết định nhất.
Nếu như trong tầm hỏa lực của tàu mình, phóng tên lửa mà không diệt được mục tiêu, tàu đối phương vẫn né tránh tốt, băng băng lao tới thì bủn rủn tay chân, hoảng loạn là chỉ còn cách ôm phao cứu sinh. Ngược lại, khi biết tàu địch có tầm bắn xa hơn là hoang mang, không dám tiếp cận gần, tìm cách trốn chạy thì sớm muộn gì cũng bị tiêu diệt.
Bản lĩnh yếu là thiếu tự tin thì sự sáng tạo trong lối đánh bị triệt tiêu mà sáng tạo trong lối đánh hay vận dụng xử lý tình huống nhạy bén trong chiến đấu có tính quyết định thành bại của trận đánh. Điều này, chúng ta có quyền tin tưởng vào người lính của mình vì không phải nó chưa từng xảy ra.
Như vậy, vài ba tàu chiến được cho là hiện đại, tầm bắn xa…phô trương tập trận này nọ trên Biển Đông không khiến Việt Nam run sợ, hốt hoảng. Kế sách, lối đánh đã có sẵn, Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị cho việc bảo vệ chủ quyền của mình với một tinh thần bình tĩnh, tự tin, ý chí quyết tâm cao và đầy trí não.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Em ước 1 lần được đi tàu ngầm
Trả lờiXóaĐể ngắm con cá mập to đùng dưới đại dương (~_~)
Chúc anh tuần mới an lành, thành công nhé !