Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013
BẢO VỆ TRƯỜNG SA TỪ "TẦM NHÌN XA" CỦA MỸ
Đối với Việt Nam, lực lượng Hải quân phải bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng 200 hải lý, lúc này, không phải là quá sức, đó chỉ là nhiệm vụ của một lực lượng Hải quân ven bờ.
Nhưng, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, quần đảo cách xa đất liền từ 400 đến 600 km là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi chỉ ý chí, quyết tâm thôi chưa đủ mà còn phải trí tuệ.
Hải quân ven bờ (khả năng tác chiến chỉ ven bờ) xây dựng và phát triển trở thành Hải quân đại dương (khả năng tác chiến bất cứ đâu trên đại dương) không phải ngày một ngày hai mà phải trải qua nhiều thập kỷ, với khoa học công nghệ thôi chưa đủ mà phải có kinh nghiệm và truyền thống…
Trung Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy với những tham vọng lớn về đại dương cũng đang vật lộn với vô vàn khó khăn để trở thành Hải quân đại dương. Điều đó có nghĩa không phải bất cứ đâu trên đại dương, Hải quân Trung Quốc muốn là được, không gian địa lý ngăn cản họ. Một tướng hải quân Mỹ từng nói rằng, “ngoài căn cứ 500 km, hải quân Trung Quốc không biết làm gì”, không phải là không có lý.
Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết Trung Quốc có hàng ngàn máy bay chiến đấu đủ các thế hệ trong lực lượng không quân. Lực lượng này dù chất lượng thế nào thì vẫn là một sự răn đe lớn cho những quốc gia nào dám tác chiến trong vùng trời lục địa Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây có phải là điều quan tâm lớn cho Đài Loan hay Trường Sa hay không? Đương nhiên là không, bởi, không phải máy bay nào trong số đó cũng tác chiến được trên vùng trời Đài Loan hay Trường Sa hay đưa nó lên được tàu sân bay (nếu có). Tăng tầm bay bằng một cuộc cách mạng về động cơ, nhiên liệu của máy bay thì không thể, bởi vậy, đóng tàu sân bay và tiếp dầu trên không là biện pháp kỹ thuật tối ưu của không quân Trung Quốc hiện nay nếu như muốn tác chiến tầm xa.
Lợi dụng địa lợi, khai thác triệt để tính năng kỹ thuật của vũ khí để chiếm ưu thế tác chiến.
Làm chủ vùng biển, trước hết là làm chủ vùng trời trên vùng biển đó của lực lượng không quân hải quân, đó là chân lý của các cuộc xung đột hay chiến tranh trên biển hiện đại.
Có thể nói, đang có một cuộc chạy đua với thời gian, âm thầm, quyết liệt, đầy trí não của Việt Nam và Trung Quốc để sẵn sàng làm chủ vùng trời khu vực quần đảo Trường Sa.
Nếu như Trung Quốc đang tăng cường nguồn lực để đóng tàu sân bay, chế tạo máy bay tiêm kích hạm, máy bay tiếp dầu trên không…để khắc phục bất lợi về địa lý thì Việt Nam, với thuận lợi về khoảng cách địa lý, Việt Nam tất nhiên đi theo hướng khác.
Thứ nhất, đó là khai thác triệt để tính năng kỹ thuật hiện có của máy bay, tăng cường số lượng, điều chỉnh phù hợp giữa tính đa nhiệm và chuyên sâu…nhằm để chiếm ưu thế tác chiến tuyệt đối trên vùng trời Trường Sa nếu xung đột xảy ra.
Chẳng cần phải giấu diếm, với tính năng kỹ thuật hiện có, ngay cả SU-27 của trung đoàn 940 vẫn thừa khả năng tác chiến ở Trường Sa thì không phải nghi ngờ gì về khả năng của SU-30MK2. Như vậy, kỹ thuật (công nghệ) của vũ khí hiện có thì khoảng cách địa lý của không quân hải quân Việt Nam không thành vấn đề. Vấn đề còn lại là số lượng và chiến thuật như thế nào để bảo đảm tác chiến chắc thắng.
Việc tăng cường thêm 12 chiếc SU-30MK2 có nằm trong tính toán đó của Việt Nam hay không thì chỉ có Bộ tham mưu Hải quân biết rõ, nhưng dư luân phần nào thấy được ý chí quyết tâm cao độ nhưng đầy trí não để bảo vệ Trường Sa của Việt Nam.
Nguyên với 36 chiếc máy bay Su-30MK2 hiện đại không kém gì không quân Trung Quốc không cần tiếp dầu vẫn thừa thời gian vần vũ trên vùng trời Trường Sa, chưa tính các loại SU khác…chắc chắn khiến đối phương phải suy nghĩ cẩn trọng. Và, không biết trong số máy bay đó có bao nhiêu chiếc chuyên về không đối hạm, chuyên không đối không, chuyên về áp chế điện tử…thì suy nghĩ phải “2 lần”.
Thứ hai là khai thác triệt để địa lợi để chiếm ưu thế về chiến thuật.
Lộ hướng tấn công là một điều không thể chấp nhận trong binh pháp. Lộ hướng tấn công sẽ gây cho ta 2 tình huống cực kỳ nguy hiểm. Một là đối phương chủ động bố trí lực lượng, sử dụng lực lượng có lợi chiếm ưu thế để đối kháng. Hai là bị đối phương ngăn chặn bằng phục kích, tập kích và bố trí những hệ thống vật cản (mìn, thủy lôi…)
Lâu nay, không ít các vị tướng hiếu chiến, các học giả quá khích của Trung Quốc luôn đe dọa nào là “dạy cho Việt Nam một bài học”, nào là “muốn thì cứ đánh chiếm” (Trường Sa)…và nếu như là thật, lúc đó, tấn công Trường Sa thì hướng tấn công của lực lượng không quân Trung Quốc luôn bị lộ vì hướng đó là hướng bắt buộc. (Chúng ta chưa đề cập đến hướng trên biển)
Lộ hướng tấn công là sự bất lợi lớn về chiến thuật. Nếu như trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” do hướng tấn công của B-52 Mỹ là bắt buộc nên đã lộ rõ tử huyệt là “điểm chuyển hướng” thì giờ đây, Trung đoàn radar 290 trên đỉnh Sơn Trà-Đà Nẵng, không cần phải vạch nhiễu tìm thù cũng dễ dàng dẫn đường cho không quân Việt Nam xuất kích đến đúng lúc, đúng tử huyệt (là “điểm tiếp dầu trên không” chẳng hạn) trên hướng tấn công của không quân Trung Quốc (nên hiểu đây là lối đánh du kích của không quân với hình thức phục kích), hoặc vân vân.
Làm được điều này có nghĩa là Việt Nam hạn chế được số lượng máy bay Trung Quốc tham gia tác chiến và hạn chế được thời gian tác chiến của những máy bay này trên khu vực không phận Trường Sa
Trạm Radar trên đỉnh Sơn Trà, chứng tích của người Mỹ đã dùng để khống chế và theo dõi toàn bộ khu vực rộng lớn từ đảo Guam (Mỹ) phủ qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), nhưng với Việt Nam, cùng với vị trí Cam Ranh, chỉ cần quản lý khu vực Trường Sa đã là quá đủ.
Như vậy, với lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm của Việt Nam luôn kém ưu thế và khả năng tác chiến tầm xa nhiều lần so với Trung Quốc khi tác chiến tại khu vực Trường Sa thì trước mắt, sự hỗ trợ của không quân là rất lớn. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm có nhiều phương án tác chiến khả thi để bảo vệ vững chắc Trường Sa.
Hơn lúc nào hết, huyện đảo Trường Sa, huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc đã và đang hiên ngang với một niềm tin tất thắng. Cả dân tộc, cả đất nước, đang tất cả cho Trường Sa, vì Trường Sa.
ngocthong19.5@gmail.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mỹ đang chuẩn bị oánh Syria
Trả lờiXóaTrường Sa hùng dũng ko sờn lòng son
Chúc anh Cá mập chiều thứ 5 an lành, nghỉ lễ có về quê thăm Bọ Mạ ko hè ? (~_~)
Anh ko bỏ được vio clip đua thuyền lên à ? Mai cho em em bày cho cách bỏ nhé !
Trả lờiXóabachduongqt3065@yahoo.com.vn
Đã đọc hai lần bài viết này, rất cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaNhưng cũng chỉ nói chuyện Trường Sa thôi
Còn lấy lại Hoàng Sa hẳn là chuyện không tưởng !!
Vậy theo anh Nhật Bản bao giờ lấy lại quần đảo Curil từ tay Nga?
XóaChờ thời cơ ta xẽ lấy lại Hoàng Sa khi hải quân đủ mạnh
Xóa