Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

CAM RANH VÀ SUBIC – SỰ KHÁC BIỆT 2 THƯƠNG HIỆU.


Cam Ranh và Subic hiện tại không còn là căn cứ quân sự của nước ngoài nào nhưng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo theo tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông, một lần nữa, Cam Ram Ranh, Subic lại được sự quan tâm lớn của giới quân sự, ngoại giao và của các bên liên quan.
Subic-thương hiệu Philippin.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippin xảy ra quyết liệt khi bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc dùng tàu cá có hộ tống của tàu Hải giám chiếm đoạt và bãi Cỏ May (một trong 9 đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippin đang làm chủ) đang bị Trung Quốc lăm le chiếm nốt khi tuyên bố chủ quyền ngang ngược.
Thực tế thì đã có vài lần Philippin đàm phán “song phương” với Trung Quốc nhưng ở vào thời điểm thế lực của Hải quân quá yếu trong khi tham vọng của Trung Quốc quá lớn, không thể kiềm chế, thì đàm phán trong vị thế đó làm sao thành công cho Philipines.
Rốt cuộc, khi Philippin đã thấm hiểu được “ý chí” của Trung Quốc thì cái giá phải trả là mất bãi cạn Scarborough. Và, cho đến giờ, phải chăng giữa Trung Quốc và Philippin thì “không còn gì để nói với nhau”, “các biện pháp ngoại giao đã cạn” trong tranh chấp chủ quyền trên biển?
Philippin kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì vi phạm UNCLOS với cái gọi là “đường lưỡi bò”; Philipines tăng cường sức mạnh với tốc độ nhanh cho lực lượng Hải quân, không quân; Philippin làm mới nóng liên minh quân sự với Mỹ; Philippin là nước ở châu Á-TBD duy nhất công khai bày tỏ ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang…là sự đáp trả rất quyết liệt, nhưng với Trung Quốc, nếu chỉ vậy thôi thì đây là chuyện nhỏ. Philippin sử dụng căn cứ Subic như thế nào mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, lo ngại của Trung Quốc.
Rõ ràng là cả Trung Quốc và Philippin đều biết chính xác là Mỹ không đem quân sang để đánh nhau với Trung Quốc bởi mấy đảo đá, bãi cạn của Philippin tranh chấp vì đó không phải là lợi ích quốc gia của Mỹ. Philippin cũng đã có bài học của Gruzia quá tin vào NATO, Mỹ sẽ đối đầu quân sự với Nga nên có hành động “xỉa răng cho cọp”. Nói chung, ít có một quốc gia nào đi bảo vệ một quốc gia nhỏ bé mà sẵn sàng đụng đầu với một đối thủ ngang ngửa, đặc biệt quốc gia thực dụng như Mỹ thì không có.
Hiện diện quân sự của Mỹ ở Subic không phải cùng trực tiếp với Philippin tranh chấp chủ quyền mà để không chế Biển Đông và eo biển Malacca khi cần, ngăn cản Trung Quốc đang ham muốn và ráo riết thực hiện.
Khi Mỹ hiện diện tại Subic thì cái gọi là “vòng dây xiết quanh cổ Trung Quốc” càng chặt lại là điều Trung Quốc, một siêu cường, không thể chấp nhận.
Trong điều kiện đang tồn tại liên minh quân sự Mỹ-Philippin thì sự hiện diện của Mỹ tại Subic là “danh chính” và chỉ cần Philippin “mời” là “ngôn thuận”.
Có thể nói, đụng độ tranh chấp với Philippin, đã gây ra một mâu thuẫn trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc rất khó giải quyết. Đó là, Trung Quốc phải lựa chọn giữa việc đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông hay lôi thôi với mấy cái đảo đá chìm để “dọn chỗ VIP trên Biển Đông” cho Mỹ…
Và, đó cũng chính là sự khai thác, sử dụng triệt để Subic kiểu Philippin hay Subic-thương hiệu Philippin.
Cam Ranh-thương hiệu Việt Nam.
Philippin và Việt Nam cũng có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Cam Ranh của Việt Nam còn có lợi thế hơn Subic nhiều lần…Nhưng Việt Nam và Philippin có cách khai thác sử dụng 2 cảng nổi tiếng đó khác nhau để tạo ra thương hiệu khác nhau.
Thứ nhất là:
Philippin có liên minh quân sự với Mỹ nên không sợ Trung Quốc tấn công. Việt Nam không liên minh quân sự với ai cả nên phải tăng cường cảnh giác, tự lực tự cường, “thắt lưng buộc bụng” để nâng cao năng lực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, bắt chúng phải trả giá đắt.
Với tinh thần đó, Việt Nam đã, đang chỉ có đủ khả năng, tìm mọi khả năng, tăng cường mọi khả năng, sử dụng, khai thác một cách hợp lý, sáng tạo vị trí Cam Ranh, Trường Sa nhằm một mục đích là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông được quốc tế công nhận mà không nhằm làm hại hay để đối phó với một quốc gia nào.
Đó cũng là điều giải thích rõ ràng quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với quốc gia nào để chống nước thứ 3 (lẽ dĩ nhiên điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có chuyện cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự).
Cho nên, Cam Ranh chỉ là căn cứ quân sự liên hợp gồm không quân, hải quân hiện đại của Việt Nam, chỉ phục vụ mục đích quân sự duy nhất cho Việt Nam. Đồng thời, Cam Ranh cũng là nơi cung cấp dịch vụ (hàng hải, hậu cần, kỹ thuật) cho tàu thuyền quân sự hay dân sự của bất cứ quốc gia nào.
Thứ hai là:
Một số người hô hào là hãy cho Mỹ đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh để đối phó với Trung Quốc…
Giả sử như vậy thì khi Trung Quốc tấn công Trường Sa, xâm lấn chủ quyền thì Mỹ trực tiếp đánh Trung Quốc vì Việt Nam? Hoang tưởng.
Với Cam Ranh, giới quân sự thì đánh giá Cam Ranh có một vị trí vô cùng quan trọng và lợi hại trong khu vực. Rằng, ai có Cam Ranh thì khống chế được Biển Đông, ai có Trường Sa cũng khống chế được Biển Đông và cuối cùng thì ai khống chế được Biển Đông là làm chủ toàn khu vực…
Điều lý thú là Việt Nam có cả Cam Ranh và Trường Sa nhưng lại không có ý tưởng khống chế Biển Đông để làm chủ khu vực ngay cả khi nếu có đủ khả năng để phục vụ cho ý tưởng đó. Nhưng đó lại là ý tưởng của Mỹ nếu như Mỹ có Cam Ranh của Việt Nam.
Tại sao Việt Nam có đủ khả năng khai thác sử dụng Cam Ranh để bảo vệ chủ quyền của mình mà phải giao cho người khác sử dụng vì lợi ích quốc gia của họ không trùng hợp với lợi ích quốc gia Việt Nam?
Đó là điều vô lý, dại dột, không thể xảy ra.
Và cuối cùng:
Tính cách dân tộc, nền văn hóa dân tộc và đặc biệt là từ năng lực, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền…của 2 quốc gia khác nhau.
Kết luận vấn đề là làm sao xây dựng được thương hiệu mạnh? Muốn vậy phải liên kết, hợp tác với ai...thì phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ. Chắc chắn các sếp đã có bài rồi.
ngocthong19.5@gmail.com

4 nhận xét:

  1. Hi vọng bài quân sự của các sếp khá hơn bài kinh tế trong 37 năm qua
    Mà kinh tế không khá lên được thì bài quân sự cũng chỉ là ý tưởng, là dự án treo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài kinh tế cũng khá đấy chứ BU, nhưng ăn lại còn phá nữa thì chịu sao cho thấu. Như Vinasin chẳng hạn, Việt Nam dứt khoát phải có và thành công "ý tưởng" Vinasin, đó là ý tưởng của cường quốc biển, của một quốc gia bước chân xuống là biển. Nhưng đau lắm BU ơi, Vinasin mất rồi, Ba Son, Bạch Đằng...không đủ.

      Xóa
  2. Ngoài nớ thời tiết ra răng
    Trong ni thời tiết mưa dầm anh ơi

    Chúc tuần mới vui khỏe nha chàng Cá Mập (~_~)

    Trả lờiXóa
  3. Ngoài nớ siêu bão đến rồi
    Ko biết anh chàng Cá Mập bi chừ ra răng ? (~_~)

    Chống siêu bão thật an toàn nha anh ơi !

    Trả lờiXóa