Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

VÌ SAO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM KHÔNG KỶ NIỆM CUỘC CHIẾN NĂM 1979?

Đương nhiên, Việt Nam và Trung Quốc có 2 cách giải thích khác nhau hoàn toàn về mục đích được coi là “nhạy cảm” của cuộc chiến này.
Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó. Trung Quốc cho rằng đó là một cuộc chiến tranh phản kích tự vệ chống lại “tiểu bá Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là Việt Nam gây hấn trên biên giới, tấn công vào Trung Quốc.
Cách đặt tên cho cuộc chiến tranh này của nhà cầm quyền đã lừa bịp người dân và người lính Trung Quốc suốt một thời gian dài khi trình độ dân trí của dân Trung Quốc còn thấp, mọi liên lạc thông tin với quốc tế bị hạn chế dù không cần phải bưng bít.
Ngày nay dân trí Trung Quốc đã khác, nếu chính quyền cứ dùng luận điệu rất lố bịch này để tuyên truyền thì dân Trung Quốc sẽ coi như chính phủ đã xúc phạm đến họ và sẽ phản tác dụng.
“Một sự bất tin vạn sự bất tín”, đã đến lúc người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao lại lừa dối họ? Đây là câu hỏi mà Bắc Kinh rất khó trả lời nên tốt nhất là ỉm đi cho xong chuyện.
Với Việt Nam thì chẳng cần phải hô hào, cuộc chiến này là chính nghĩa và sự thật không thể chối cãi là Việt Nam đã chiến thắng, một chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc phương Bắc.
Nói là hiển hách nhất bởi có mấy kết quả sau:
- Đánh tan một đạo quân đông nhất hơn 60 vạn tên.
- Nhanh nhất với chỉ 16 ngày.
- Lần đầu tiên chặn ngay địch từ cửa ngõ biên giới.
- Giống Lý Thường Kiệt khi tấn công vào đất địch và giống Nguyễn Trãi khi mở đường cho địch rút chạy mà không tấn công truy kích.
- Giống Tổ tiên khi thực hiện đối ngoại sau chiến tranh.
Một sự thật hiển nhiên như vậy nên Việt Nam chẳng cần phải khuếch đại phô trương chiến thắng. Trung Quốc quốc là nước lớn nên cứ để cho họ coi là chiến thắng cũng chẳng sao. Chiến thắng Mỹ đã khiến Mỹ thù vặt, cấm vận Việt Nam 20 năm trời đã cho Việt Nam bài học quý giá.
Tuy thế nhưng Việt Nam vẫn khắc cốt ghi tâm cuộc chiến đó bằng những hành động của mình. Đó là con cháu được học về cuộc chiến tranh đó, những anh hùng liệt sỹ, thương binh được tôn vinh như những anh hùng, liệt sỹ, thương binh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây. (Lưu ý, chỉ có ông tướng Cương và Dương Trung Quốc chẳng có con cháu, hay anh em là thương binh, liệt sỹ trong cuộc chiến năm 1979 và không chịu đọc sách nên nói năng bất chấp sự thật mà thôi).
Kết luậ là: Nếu anh bắn vào lịch sử một viên đạn thì sẽ nhận lại một quả đại bác.

5 nhận xét:

  1. Em nghĩ đó là 1 cuộc chiến vô nghĩa, cuộc chiến chỉ đem lại nỗi đau cho dân lành vì thế kỷ niệm làm gì hở chàng Cá Mập ơi ! Tuần mới thành công đại thành công nha ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Ừ đúng vậy đó em. Có điều không kỷ niệm nhưng phải nhớ em nhỉ. Mình đâu muốn chiến tranh. Vì cuộc chiến này mà thay vì anh là giáo viên dạy toán cấp 3 thì nay...Anh tham gia vào cuộc chiến này mà ngón tay trỏ đưa vào có súng khi chưa ráo mực học trò mà em.

    Trả lờiXóa
  3. Sao tự nhiên anh lại thích ca huế thế ? Em lại ko thích mấy, em chỉ thích những bài ca trong giai điệu tự hào thôi, tối thứ 7 cuối tháng ( hôm 22/2 tối thứ 7) anh chàng bác sĩ có cái tên khó nghe Tăng Hà Nam Anh đã phát biểu đỡ khó nghe hơn lần trước, chắc có nhiều phản đối quá nên anh ta ngại chăng ? Sao thế vì cuộc chiến này mà anh đi bộ đội thay vì là thầy giáo dạy văn cấp 3 à ? Chừ về làm thầy giáo vẫn chưa muộn mà hì hì, 2 cách cách của anh học giỏi chăm ngoan thế là nhất anh rồi

    Nghe Hương Mơ ca Huế nhé ! Cô bé này hát tuyệt hay em thích (~_~)

    http://www.youtube.com/watch?v=pTom1hYI3nA

    Trả lờiXóa
  4. khơi lại nỗi đau và sự mất mát làm gì

    Trả lờiXóa