Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

HÌNH THÁI HẢI CHIẾN BIỂN ĐÔNG.

Sẽ có 2 tình huống xung đột quân sự xảy ra cao nhất trên BĐ, với sự đối đầu quyết liệt nhất mà Trung Quốc luôn luôn nắm quyền quyết định tấn công trước để phá vây, vươn ra Thái Bình Dương.
Thứ nhất, xung đột quân sự xảy ra giữa Trung Quốc với Nhật Bản-Mỹ khi Trung Quốc đổ bộ chiếm quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu ngư. Ngoài ra có thể là Philipines cũng là một nguyên nhân để cho Trung Quốc và Mỹ xung đột quân sự, nhưng tình huống xảy ra là không cao. Tuy vậy, trong thời gian gần đây khi Philipines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và tranh chấp Bãi cỏ mây (thuộc Trường Sa của Việt Nam) đang diễn ra căng thẳng thì xung đột quân sự Trung Quốc-Philipines cũng rất dễ xảy ra giống với cách Crimea của Ukraine nhất.
Thứ hai, xung đột quân sự sẽ xảy ra giữa Trung Quốc với Việt Nam khi Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam để biến Biển Đông thành “ao nhà”.
Nếu như chỉ nhìn nhận đơn thuần về mặt quân sự thì 2 tình huống xung đột nêu trên rất dễ xảy ra, nhưng hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại thì đối tượng tác chiến trực tiếp không chỉ là lực lượng quân sự mà còn nền kinh tế (thương mại, năng lượng) của đối phương. Do đó, nếu như tấn công vào mục tiêu kinh tế mà hậu quả gây cho đối phương nặng nề thì chắc chắn nó sẽ được lựa chọn, ưu tiên.
Lịch sử Việt Nam trong lần thứ 3 đối đầu với quân Nguyên đã chứng tỏ sẽ không có việc Thoát Hoan ra lệnh rút quân, sẽ không có trận đại chiến trên sông Bạch Đằng nếu không có cú đánh hiểm vào tử huyệt kẻ thù là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Ngày nay, các đòn tấn công vào tàu vận tải quân sự, hậu cần, kỹ thuật cũng làm cho hạm đội đối phương chịu hậu quả nặng nề, mất sức chiến đấu hơn cả tiêu diệt một vài khu trục tên lửa.
Đánh vào nền kinh tế của đối phương có nhiều cách, nhưng với một quốc gia có tính “quốc đảo”, nghĩa là thương mại, năng lượng…hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển như Nhật Bản và thậm chí Trung Quốc, thì ngăn chặn, cắt đứt đường biển là một đòn đánh vô cùng hiểm mà trước khi tiến hành hoạt động quân sự, Trung Quốc, Nhật Bản đều phải “ suy nghĩ 2 lần”: Rằng, liệu các tuyến hàng hải vận chuyển năng lượng, thương mại của mình có bị xâm hại, gián đoạn, hay không? Bất ổn chính trị, bạo loạn…trong nước mình có xảy ra không?...
Thủ tướng Việt Nam tại Shangri-La cảnh báo: “Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường”.
Sự cảnh báo đó đã cho thấy rõ tư tưởng tác chiến của lực lượng hải quân các quốc gia trong khu vực là tấn công vào các tuyến đường hàng hải huyết mạch của đối phương là nhiệm vụ ưu tiên và là một đòn đánh cực hiểm khi xung đột quân sự xảy ra.
Vì vậy hoạt động quân sự trên Biển Đông không chỉ đơn thuần đánh chiếm vài hòn đảo mà nhiêm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của tác chiến là tấn công hay phòng thủ, như thế nào để cắt đứt hay bảo vệ tuyến hàng hải của 2 bên đối đầu.

Ở châu Á-TBD, trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược, có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của lndonesia và Malaysia).
Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hoá từ Trung Đông, Châu Phi đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Bắc Á đều phải đi qua eo biển này. Ba eo biển thuộc chủ quyền của lndonesia là Sunda, Lombok và Makassar đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Nói “dự phòng” bởi nếu hành trình theo tuyến hàng hải này thì con đường phải dài ra nên cước phí vận chuyển cao hơn nhiều lần qua eo biển Malacca.
Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Có thể thấy, tuyến đường hàng hải huyết mạch của an ninh năng lượng, thương mại, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gặp rất nhiều bất trắc, rủi ro hoặc ít nhất cũng bị gián đoạn trong một thời gian không định trước khi xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông.
Tuy Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng trên bộ như các đường ống dẫn dầu ở Myanmar… nhưng chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu cả nước là không đáng kể so với đường biển.
Trong tình thế đó nếu Trung Quốc muốn dùng sức mạnh quân sự để biến Biển Đông thành “ao nhà” thì phải đảm bảo chắc chắn không được để gián đoạn dòng hàng hóa thương mại và năng lượng đến Trung Quốc từ Trung Đông và Châu Phi…có nghĩa là lúc đó Trung Quốc buộc phải khống chế được eo biển Malacca hoặc 3 eo biển “dự phòng”, đồng thời, phải bảo đảm chắc chắn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” trên Biển Đông thành công để tránh bị sa lầy.
Đây là 2 yêu cầu sống còn, quyết định Trung Quốc sẽ dùng biện pháp quân sự trên Biển Đông hay không và dùng lúc nào, với ai

21 nhận xét:

  1. Thía là tròn 1 tháng chiếc máy bay MH370 mất tích rồi, thật bí ẩn anh nhỉ ? Mai là ngày quốc tổ nghỉ mà về Nhật Lệ yêu thương đi nhé ! Tuần mới tràn niềm vui nha ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Theo một số thông tin trên báo chí mà cháu được biết, Trung Quốc đang có ý định làm một đoạn kênh dài cắt miền Nam Thái Lan qua đến đảo Phú Quốc để biến thành con đường mới trên biển. Một dạng như kênh đào Suez. Theo chú nếu điều đó xảy ra thì cục diện địa chính trị sẽ diễn biến thế nào?
    Chúc chú luôn vui khỏe

    Trả lờiXóa
  3. Đụng đến Nhật hoặc Philipin là đụng đén Mỹ
    Đụng đến VN thì không đụng đến ai
    Thật mỉa mai thay cái tình đồng chí anh em ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đụng đến VN thì không đụng đến ai... nhưng đến giờ chưa ai dám đụng. Tự do sướng quá.

      Xóa
    2. xin lỗi, thằng Tàu nó nuốt Hoàng Sa và một phần Trường Sa từ lâu rồi

      Xóa
  4. Thưa chú,
    Tình hình ở Ukraine sẽ làm cho Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn nếu không muốn nói là một đối tác quan trọng.
    Như vậy có khả năng Nga sẽ nhường cho TQ phần Biển Đông để đổi lại cho Nga sự ủng hộ của TQ tại Ukraine không?
    Nếu Nga nhường cho TQ phần biển Đông thì VN sẽ ra sao nếu không có sự hỗ trợ của Nga về vũ khí khi có hải chiến với TQ xảy ra?
    Kính chào chú và kính chúc chú luôn khỏe

    Trả lờiXóa
  5. Chào chú. Chú là người lính từng tham gia nhiều trận đánh. Thì chú có thể không sợ, chứ như bọn cháu bây giờ... lớn lên trong hòa bình, chỉ biết học hành, toàn được dạy phải ngoan ngoãn gọi dạ bảo vâng. Thì cháu sợ chiến tranh lắm chú ạ.

    Trả lờiXóa
  6. Đợt này nghỉ lễ hơi dài ( 5 ngày)
    Em sang chúc anh chàng Cá mập vui hoài nhé anh (~_~)

    Trả lờiXóa
  7. Cần phải tìm mọi cách để giữ lấy hòa bình, nhân nhượng tối đa để không xảy ra chiến tranh. Đó là điều nhân dân muốn. Hòa bình mới được có vài chục năm mà đã lại chiến tranh rồi, suốt ngày đánh mới đấm. Việt Nam ngoài đánh nhau ra thì còn giỏi cái gì nữa... tập trung phát triển kinh tế nào.
    Hơn nữa nếu chiến đấu Việt Nam chỉ giỏi tác chiến trên đất mình. Mới 1 lần xuất quân ra ngoài biên giới đánh Campuchia là một đối thủ yếu hơn Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Trung Quốc lại đưa dàn khoan dầu vào biển Đông của Việt Nam rồi chú ạ.

    Trả lờiXóa
  9. Mong bài viết của chú về chủ đề này

    Trả lờiXóa
  10. Tình hình là cái dàn khoan to tường đã đặt cách bờ biển VN có khoảng 200km thôi. Đợi vài tháng nữa chắc sẽ biết TQ có sợ bị thiệt hại về kinh tế không.

    Trả lờiXóa
  11. Dàn khoan của Trung Quốc bị tàu cảnh sát biển Việt Nam điều ra ngăn cản, đã bị tàu Trung Quốc đâm rách trên biển Đông của Việt Nam.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tau-trung-quoc-dam-tau-viet-nam-tren-bien-dong-2987327.html

    Trả lờiXóa
  12. VIỆT NAM PHẢI KHẨN TRƯƠNG MUA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ĐỂ TỰ CHẾ TẠO TÊN LỬA, RADA, TÀU CHIẾN, TÀU NGẦM.... ĐỂ BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG. NGOÀI RA PHẢI ĐỔI MỚI VỀ CHÍNH TRỊ ĐỂ HỢP TÁC, LIÊN MINH QUỐC PHÒNG VỚI MỸ, NHẬT BẢN.

    Trả lờiXóa
  13. Xin được trả lời chung cho các bạn một điều: Đã qua rồi thời Việt Nam bị các nước lớn mặc cả trên lưng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong A. Thống nghiên cứu & sưu tầm một số thông tin thực về cuộc đua công nghệ vũ trụ hiện tại, tác chiến không gian vũ trụ ... các nguồn năng lượng mới ngoài hệ mặt trời.

      Xóa