Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

ĐÃ ĐẾN LÚC VIỆT NAM PHẢI QUYẾT ĐỊNH!



Vụ giàn khoan HD 981 đã lột tả bản chất vốn có mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Việt Nam có cần phải tôn trọng mối quan hệ “ngàn đời” này không?

Tình hình khu vực và thế giới đã thay đổi.
Trên Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống của cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông; bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và Nhà nước Việt – Trung.
Không những Việt Nam, Philipines bị Trung Quốc gây hấn, đe dọa mà ngay cả Indonesia, Malaysia, Trung Quốc cũng nhe răng múa vuốt biến 2 quốc gia này thành đối thủ.
Nga-Trung Quốc tăng cường quan hệ trong tình thế Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt sau sự kiện Ukraine và Trung Quốc bị liên minh Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Philipines bao vây. Rõ ràng sự bắt tay Trung Quốc và Nga với nhau diễn ra xuất phát từ mục đích chống cùng kẻ thù chung là Mỹ.
Căng thẳng Trung Quốc-Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã thay đổi Nhật Bản và Mỹ không cách nào khác là khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, thực hiện quyền tự vệ tập thể mà theo đó, Nhật Bản sẽ sử dụng vũ lực trong 3 trường hợp sau: Khi an ninh của Nhật Bản bị đe dọa; khi một đồng minh thân thiết của Nhật Bản bị tấn công và khi một quốc gia bị tấn công đề nghị Nhật Bản điều binh trợ giúp.
Bắt đầu từ đây, Nhật Bản không những là một cường quốc kinh tế mà thực sự là một cường quốc quân sự hùng mạnh, có vị trí gần Việt Nam nhất trên khu vực Châu Á-TBD.
Có thể nói, thế trận và cục diện địa chính trị trên khu vực Châu Á-TBD đã thay đổi lớn và rất rõ ràng trong đó một điểm đang rất nóng nổi lên có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông là Việt Nam một mình đang đối phó với sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam cùng với 134 tàu chiến , hải cảnh, hải giám và máy bay bảo vệ cho hành vi phi pháp của họ.
Việt Nam phải làm gì khi bị Trung Quốc lấn tới?
Hòa bình và an ninh Việt Nam đang bị đe dọa bởi nước láng giềng Trung Quốc. Đồng bào ta thực sự lo lắng và kiên quyết phản đối, cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, chia sẻ và tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.
Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật của mình là bành trướng, bá quyền nước lớn, hung hăng, ngang ngược, bất chấp đạo lý và pháp lý, quyết tâm cậy mạnh để chiếm trọn Biển Đông.
Với tình hình này, Việt Nam buộc đã sẵn sàng chuẩn bị cho biện pháp “không hòa bình”, nhưng trước hết là chuẩn bị cho “sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh”. Đó là phải tạo thế và lực cho mình.
Đành rằng Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền, lối ngoại giao mềm dẻo, cương nhu… với gã hàng xóm Trung Quốc của ông cha, nào là đánh thắng nó nhưng vẫn cấp thuyền ngựa cho nó rút về nước, đánh thắng nó nhưng hàng năm vẫn phải cống nộp… vì thế giới ngày xưa một nước nhỏ ở cạnh một nước lớn có tâm địa bành trướng, luôn cậy đông, mạnh, đi cướp các quốc gia láng giềng nhỏ bé thì biết kêu ai, nhịn nó một tiếng, nhường nó một miếng cho yên cửa, yên nhà, miễn sao nó đừng đụng đến mình.
Nhưng, cả ngàn năm nay dã tâm cướp nước ta, thôn tính nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc thì chưa bao giờ thay đổi.
Nhưng, thế giới bây giờ đã khác xưa, đã toàn cầu hóa. Vì vậy, đường lối, đối sách với Trung Quốc của chúng ta cũng không thể vận dụng rập khuôn kiểu ngày xưa của ông cha.
Chính sách quốc phòng “ba không”, Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc bất chấp Trung Quốc không muốn như vậy, họ muốn lớn hơn là Việt Nam phải thuần phục, lệ thuộc hoàn toàn cơ. Một con chuột dâng cho con mèo miếng phomat là chuột được yên? Không đâu, mèo muốn cả con chuột.
Việt Nam phải thay đổi để thoát ra khỏi cảnh ngang trái bức bách này và vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hạ đặt sâu trong thềm lục địa Việt Nam-một cuộc xâm lược kiểu mới rất thâm độc và nguy hiểm có lẽ là một cơ hội.
Năm 1979, Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn bộ biên giới, Đảng, quân đội Việt Nam đã xác định: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, là đối tượng tác chiến trực tiếp. Ngày nay, tình thế chúng ta khác trước rất nhiều, thuận lợi hơn rất nhiều thì Việt Nam chọn bạn mà chơi, chọn “anh em” để giúp nhau khi hoạn nạn mà không ngại chuyện “tế nhị” như ông cha ta ngày xưa. Chẳng phải Việt Nam đã liên minh quân sự với Liên Xô và nhờ sự liên minh này mà Trung Quốc đã phải bại trận năm 1979 đó sao?(Ai không tin thì hãy xem lại hoạt động quân sự của Liên Xô khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979)
Với Nga, khi mối quan hệ Nga-Trung nồng ấm sẽ có sự tác động vào mối quan hệ Việt-Nga. Tuy nhiên, do bản chất mối quan hệ Nga-Trung giống như Liên Xô với Mỹ và Anh bắt tay nhau chống phát xít Đức, cho nên, chắc chắn mối quan hệ Việt Nam-Nga sẽ trở nên tin cậy hơn bởi Việt Nam sẽ là “quả đấm” của Nga ở Tây TBD.
Với Nhật Bản, đây là cường quốc kinh tế, quân sự có vị trí địa lý gần Việt Nam nhất, có cùng với Việt Nam một kẻ thù chung, có tuyến hàng hải sống còn trên Biển Đông và không có một mâu thuẫn nào với Việt Nam về quyền lợi kinh tế, quân sự, ngoại giao và chính trị. Chỉ cần biết rằng, Trung Quốc chưa bao giờ vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản” và hết triều đại này đến triều đại khác từ cổ cho tới kim, Trung Quốc chưa bao giờ khuất phục được Việt Nam thì mới thấy sự thâm thù, cay cú của chủ nghĩa Đại Hán với 2 quốc gia Việt, Nhật.
Bởi vậy, liên minh với Nhật Bản chống kẻ thù chung (bây giờ nói thẳng toẹt ra là chống Trung Quốc) là thượng sách và điều may mắn, thuận lợi là vấn đề này lại phụ thuộc chủ yếu vào Việt Nam.
Với Philipines, tuy là một quốc gia có tiềm lực quân sự yếu nhưng vị trí chiến lược của Philipines và Việt Nam đã biến tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương ngoài phải vượt qua eo biển Malacca lại buộc phải qua “eo biển” Cam Ranh-Subic.
Như vậy, liên minh với Nhật Bản tạo ra cho Việt Nam về lực, với Philipines tạo ra cho Việt Nam về thế.
Sự thách thức ngặt nghèo, nguy hiểm luôn là điều kiện cho những quyết định táo bạo có tính lịch sử. “Thay đổi cách đánh” trong Điện Biên Phủ là minh chứng và chắc chắn “Thay đổi cách đánh” trong tình hình hiện nay thì đã đến lúc Việt Nam phải quyết định.

14 nhận xét:

  1. À đã có bài đăng mới. Like cho câu này "Như vậy, liên minh với Nhật Bản tạo ra cho Việt Nam về lực, với Philipines tạo ra cho Việt Nam về thế." Hi hi. Chúc chú viết thêm nhiều bài mới ạ, mà sao chú toàn đăng bài trên báo Đất Việt thôi vậy? Sao chú không gửi cho báo khác nữa ạ?

    Trả lờiXóa
  2. Cháu cũng hi vọng một tam giác như thế sẽ thành hiện thực

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn anh về bài viết này. Hy vọng một liên minh chống kẻ thù chung sẽ hình thành để Việt Nam thêm thế và lực mới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nên nhớ là đối ngoại của Việt Nam rất khôn khéo

      Xóa
  4. Hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tuyên bố không liên minh quân sự với một nước nào để chống lại nước thứ ba. Nhưng họa xâm lăng của Tàu ngày càng bức thiết nên cái thế chân vạc Việt Nhật Phi để chống lại sự xâm lăng của Tàu là cực sáng suốt ...Rất mong đảng và nhà nước nghĩ đến phương án này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãnh đạo VN tuyên bố vậy bởi vì "Còn một cơ hội hòa bình nào VN cũng phải cố gắng". Tuy nhiên chuẩn bị thì phải chuẩn bị và khi đã công khai thì đã hoàn tất rồi.

      Xóa
  5. Em thấy liên minh với anh nào cũng được miễn là thế lực bậc trung và có liên quan trong khu vực và đang có tranh chấp với TQ càng tốt. Như Ấn, Philipine, Nhật, Hàn đều được. Tránh mấy anh bự dễ bị đè đầu và làm phản đâm sau lưng, các anh lớn hay đi đêm với nhau sau lưng mình, không tin được. Mấy anh đang có tranh chấp với TQ, nhất là trong khu vực, là đáng tin nhất và khó phản bội nhất xét về lợi ích. Còn tình nghĩa truyền thống thì đến Nga mà đã có dấu hiệu phản bội rồi. BTT theo Tàu còn Cuba ở xa không quan tâm, hết nhiệt tình như hồi 1979.

    Trả lờiXóa
  6. Like Bác! Cháu đợi mãi mới thấy bài mới của bác, Chắc bài này bác phải suy nghĩ rất nhiều mới có thế mạnh dạn là người đầu tiên đưa ra vấn đề nhạy cảm và có thể là mang tính lịch sử này!

    Trả lờiXóa
  7. Anh Lê Ngọc Thống nên lưu ý . Tầu dương đông kích tây, hư hư, thực tực. Con cháu Tào Tháo lòng dạ thâm hiểm khôn lường. Nó ầm ỹ Biển Đông nhưng không được quên trên đất liền, ví dụ những diễn biến bên...Lào

    Trả lờiXóa
  8. Cháu chào bác Thống ! cháu rất thích và hay theo dõi những bài viết của bác,cháu cũng rất ủng hộ liên minh Nhật-Việt-Phil
    Theo cháu TQ đang bắn một mũi tên trúng nhiều đích:
    1- Hướng dư luận ra Biển Đông để giải quyết các vấn đề trong nước
    2-Thử ý chí của VN,nếu VN k kiên quyết thì họ sẽ nuốt trọn Biển Đông
    3-Gửi thông điệp cảnh báo Mỹ đã suy yếu TQ đang hùng mạnh và xem phản ứng của Mỹ
    4-Lại một lần nữa thử tình anh em Nga-Việt
    5-Thử nghiệm chiêu xâm lược kiểu mới
    6-Không chiếm được cả thì cũng kiếm được ít lợi lộc
    7-Cho cả thế giới biết Mỹ đã hết thời độc tôn,TQ bây giờ mới là số 1(Một kiểu lăng xê mình lên)
    ...
    Cháu nghĩ họ đã tính toán từ lâu và rất kỹ,TQ k muốn chiến tranh quy mô lớn nhưng có thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ trên biển hoặc một cuộc chiến xâm lược kiểu mới như đang diễn ra.Các bác lãnh đạo VN mình đã khôn khéo làm phá sản âm mưu của TQ bằng việc kiên quyết đấu tranh hòa bình đề cao công ước quốc tế,các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề trên thế giới nhưng nếu không có sự ủng hộ của toàn dân thì cũng khó thành.Nhân dân ta đoàn kết yêu chuộng hòa bình,tinh thần dân tộc ta bất khuất chính điều này không nằm trong dự tính của TQ và ta được cả thế giới ủng hộ.TQ đang phải trả một cái giá rất đắt đó là mất hình ảnh của mình vì thế mà họ cay cú ta.Vì thế mà theo ý kiến của cháu ta phải vừa đấm vừa xoa nó bác ạ,bởi ta chưa đủ mạnh để đương đầu với nó.

    Trả lờiXóa
  9. mọi việc lớn phải cân nhắc thật kỹ

    Trả lờiXóa