Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu!



 “Già néo đứt dây”, EU đang hốt hoảng...
Tuyên bố của Tổng thống Putin về việc ngừng dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) đã gây cho châu Âu “cảm giác lạ”. Bằng mọi cách trì hoãn, ngăn cản Nga thực hiện dự án này, châu Âu đã không nghĩ rằng Nga lại từ bỏ nó dễ dàng dứt khoát đến vậy.
Trong giới chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), rõ ràng,,, họ thừa biết sự giận dữ của Moscow, nhưng rất yên tâm rằng, Nga sẽ không có con đường nào khác ngoài việc tiếp tục xây dựng South Stream theo điều kiện riêng mà họ đặt ra. Tiếc thay, trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của Putin, những tính toán của họ đã trở nên sai lầm và khiến EU đang hốt hoảng.
Về ý nghĩa chính trị, EU đã thắng Nga khi buộc Nga phải đình chỉ dự án South Stream. Bởi lẽ, EU không muốn phụ thuộc vào Nga hoàn toàn, khi Nga độc quyền về đường ống cung cấp khí đốt và nguồn khí. EU đã hoàn toàn “chính trị hóa” đường ống khí đốt South Stream.
Nhưng, nên nhớ rằng EU đang rất cần South Stream để đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế phải phụ thuộc vào một Ukraine bất ổn. Vấn đề là cái South Stream đó có đáp ứng yếu tố chính trị mà EU đặt vào đó hay không mà thôi.
Chính vì thế, khi Nga đã chấp nhận “không nài ép EU thực hiện” nữa vì “châu Âu không cần đến South Stream” thì EU lại...hốt hoảng. Kinh tế mới quyết định chính trị, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream sẽ bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua Ukraine.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream đã bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua mỗi đường Ukraine.
Làm gì có chuyện các thành viên EU không cần South Stream, ít nhất là 7 thành viên của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Việc các nước này bị thiệt hại đặc biệt là Bulgaria, Serbia và Hungary, chẳng hạn, hủy bỏ dự án này có thể khiến Bulgaria mất đi nhiều lợi ích, trong đó, riêng nguồn thu ngân sách từ phí trung chuyển khí đốt sẽ đem lại cho họ 400 triệu euro/năm…luôn là “nguy cơ bất ổn” cho EU.
Rõ ràng là bất kỳ động thái nào liên quan tới mặt hàng này cũng có thể là nguyên nhân khiến nội bộ EU lục đục. Họ đã lên tiếng tố cáo đây là “trò chơi mèo vờn chuột của các nước lớn”, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic đã nói trên đài truyền hình quốc gia "Liệu còn có dự án nào tốt hơn South Stream không? Chúng ta đang phải trả giá cho một cuộc xung đột giữa các cường quốc lớn”…
Do vậy, nếu EU không giải quyết thấu đáo lợi ích chung và riêng, kinh tế và chính trị thì có nguy cơ đổ vỡ. Nước Anh đã vì quyền lợi riêng trong vấn đề người lao động nhập cư đã đe rời bỏ EU thì không có gì bảo đảm là 7 nước này không có suy nghĩ đó. Vấn đề là lợi ích bị ảnh hưởng nhiều hay ít mà thôi.
Rõ ràng là EU đang ngăn cản không cho Nga thực hiện dự án Nouth Stream khiến Nga đầu hàng, bỏ cuộc. EU nên ăn mừng chiến thắng chứ, sao người phát ngôn Ủy ban châu Âu còn tuyên bố: " Ủy ban châu Âu và EU vẫn duy trì cam kết đối với khu vực về đường dẫn khí đốt và thứ 3 tuần tới sẽ là một trong những cơ hội đầu tiên để đại diện các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu đối thoại về vấn đề này cũng như xem xét xây dựng liên minh năng lượng cho EU. Ủy ban châu Âu cho rằng, cuộc đối thoại vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 9/12 tới, bởi an ninh năng lượng luôn được đặt ưu tiên hàng đầu”? (VOV) 
Ra vậy! Cuộc mặc cả Nga-EU về South Stream đã đến hồi gay cấn. EU “ra giá” quá cao khiến Nga quay lưng và khi Nga quay lưng thì EU hốt hoảng gọi lại. Nhưng Nga đã “bỏ của chạy lấy người” rồi. Nga bị phương Tây cấm vận, giá dầu giảm khiến kinh tế suy thoái, vay tiền thì EU cấm…thì lấy tiền đâu mà đầu tư.
Tuyên bố dừng dự án Nouth Stream cũng chính là thông điệp của Nga: Thôi, các ngài hãy quên South Stream đi. Các ngài chỉ còn mỗi đường dẫn khí đốt qua đất của “kẻ tống tiền” Ukraine mà thôi. Ráng mà khuyên nhủ Kiev và quân ly khai thế nào đó để mà nhờ cậy trong mùa Đông rét buốt trước khi có dòng chảy khí đốt đến từ Mỹ.
Nga dừng dự án South Stream đồng nghĩa với việc khí đốt từ Nga đến EU chỉ một con đường là phải qua Ukraine. Tình hình này sẽ tạo điều kiện cho Kiev tống tiền EU càng lớn và đây mới là thắng lợi lớn của Ukraine.
Cách đây vài tháng, EU đã ký với Nga thỏa thuận tài chính bảo lãnh trả nợ cho Ukraine để Nga mở van khí đốt cho Ukraine sau khi đã khóa 6 tháng. Tuy nhiên hiện giờ, điều đó vẫn chưa xảy ra và Nga đã cho Kiev một đòn tiếp theo là cắt nguồn than đá bán cho Kiev, thì mùa Đông này khi hết lượng khí đốt dự trữ, Ukraine sẽ ra sao? Điều này chỉ EU là biết rõ hơn ai hết.
Với thế, thời, như vậy, trước mùa Đông này, chắc chắn quân ly khai sẽ tấn công mạnh vào quân chính phủ Kiev để buộc EU phải 2 lựa chọn, hoặc là phản ứng lấy lệ hoặc là tan nát hệ thống đường ống trung chuyển ở Ukraine. Nếu như tình hình Ukraine căng thẳng, giao tranh ác liệt xảy ra thì đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu nhất định bị trục trặc là đương nhiên, Kiev sẽ giở trò với lượng khí đốt của châu Âu trong đường ống đi qua đất của mình là có thể…
Rốt cuộc, châu Âu tái hiện mùa Đông lạnh lẽo như năm 2009 hay không lại phụ thuộc vào Kiev và...sự tấn công của quân ly khai, mà quân ly khai với Nga như thế nào thì ai chả biết. 
Như vậy, Nga, nếu như trả đòn cấm vận của EU bằng khí đốt thì hoặc là trực tiếp cắt nguồn cung tại Nga hoặc dùng Ukraine, mà cả hai đều không có gì khác nhau, thì Ukraine chính là nơi mà Nga có thể ra đòn nhất theo cách đó khiến EU không có cớ để lên án, vừa che đậy được hành động không “quân tử” của Nga đối với khách hàng EU (Dù EU đã, đang cấm vận Nga cũng chẳng quân tử gì).

Vì thế, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga là có tính toán đúng về thời điểm, là nước “rút xe chiếu tướng” của Nga, được coi như là lời tuyên chiến khí đốt của Nga với châu Âu. Mùa Đông, cuộc chiến tranh khí đốt Nga-châu Âu đã bắt đầu.
 Đột phá Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu như trước đây thì Nga không dễ dàng từ bỏ South Stream, bởi vì tài sản khí đốt không phải như đồng tiền để lâu thì sinh lợi, mà khí đốt chỉ sinh lợi khi được tiêu dùng, nhưng bây giờ tình hình đã khác.
Chắc chắn là Nga không từ bỏ South Stream trong tương lai, nhưng hiện tại, Nga không việc gì phải sốt sắng với South Stream khi trong túi đã cạn tiền mà có một hướng đi khác thõa mãn được 3 mục tiêu: Bán được khí đốt; trả đũa đòn cấm vận của EU; đột phá vào một mắt xích trọng yếu của NATO. Đó chính là hướng đột phá chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ của Nga.
Tại chuyến thăm của TT Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Thổ đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng. Ở đây ta chỉ chú ý đến 2 điểm: Thứ nhất, từ ngày 01/01/2015, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua khí đốt của Nga với giá giảm 6%, và từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một đường ống dẫn công suất mới là 63 tỷ mét khối mỗi năm. Thứ hai, bắt đầu tái lập quan hệ giữa Moscow và Ankara về vấn đề Syria.
Một. Đường ống dẫn khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen - Blue Stream.
Đường ống dẫn khí đốt này sẽ thay thế cho South Stream, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiếp nhận, sẽ xây dựng một kho gas ngầm khổng lồ sát biên giới Hy Lạp (Nam EU) vừa giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng, vừa là một trung tâm phân phối năng lượng cho các quốc gia Nam EU và vùng Balkan…
Không chấp nhận, ngăn cản South Stream, thì đương nhiên các nước thành viên EU không thể mua khí đốt trực tiếp từ nhà sản xuất Nga với mức giá thấp hơn, mà buộc các nước này sẽ mua khí đốt thông qua một trung gian là Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại đắt hơn.
Nhập giá khí đốt thấp nhất từ Nga, và có một lực lượng lao động tương đối rẻ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu so với hầu hết các quốc gia thành viên EU. Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ được lợi lớn, rất lớn khi ký thỏa thận này với Nga.
Vậy Nga được gì trong thay đổi hướng xuất khẩu mới này?
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream.
Rõ ràng là những cơ sở kỹ thuật của South Stream được Nga chuyển sang phục vụ cho Blue Stream, do đó, những thiệt hại khi bỏ dự án South Stream sẽ được bù đắp khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu sang đầu mối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là qua thỏa thuận này Nga đã ra đòn trả đũa sự bao vây, cấm vận trừng phạt của EU vào Nga. Nga có cơ sở để hạ quyết tâm tuyên chiến khí đốt với châu Âu mà không sợ hết đường lùi. Đồng thời, như chúng ta thấy, thực ra, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga chỉ là đòn gây áp lực với EU, buộc EU phải “hạ giá”, thay đổi quan điểm “chính trị hóa” trong đàm phán triển khai South Stream mà thôi, bởi cả hai, Nga và EU đều cần thiết (Nga thì bán được khí đốt, còn EU thì tránh được Ukraine) và bị tổn thất lớn lớn khi hủy bỏ vĩnh viễn dự án này.
Thực tế là EU đang kêu gọi Nga hãy quay lại dự án và Bulgaria cũng lên tiếng đồng ý...nhưng lập trường của Nga là "nó đã chết", đã là thi đấu thì nước cờ đã đi rồi, không được hoãn. Không cẩn thận thì EU sẽ vỡ trận trước đòn hiểm mang bản sắc "nhu đạo" này của Nga.
Hai. Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria.
Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khi vấn đề Syria vẫn tồn tại là chứng tỏ lợi ích, chiến lược quốc gia, của 2 bên thỏa thuận đạt được là rất lớn. Chỉ cần biết qua 8 thỏa thuận công khai của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thôi, mà đã biến vấn đề Syria từ gai góc, đối đầu quyết liệt trong quan hệ 2 nước, thành “tròn trịa” thì mới thấy được giá trị của các thỏa thuận.
Có thể nói NATO đang rất lo lắng khi Nga triển khai lực lượng hùng mạnh tại Crimea. Việc này đã khiến cho cán cân quyền lực khu vực thay đổi nghiêm trọng. Nga đã chứng minh cho NATO và Kiev một thực tế nghiệt ngã là lấy lại Crimea là không tưởng.
Các thành viên NATO quanh Biển Đen bao gồm Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, theo các chuyên gia quân sự thì chỉ có Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với 15 tàu ngầm, 19 tàu khu trục, tàu tên lửa 25 và 20 tàu khác là có thể tạo ra nguy hiểm cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Thổ Nhĩ kỳ là một thành viên NATO có lực lượng đông nhất sau Mỹ, đang có nhiều bất đồng với khối, chẳng hạn như trong mua tên lửa Trung Quốc, tấn công IS…nói chung vẫn còn dòng máu nóng của Đế chế Ottoman cho nên khó chịu với gậy chỉ huy của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được Nga cung cấp công cụ bảo đảm, chủ động cho an ninh năng lượng, kinh tế, điều mà không phải đến từ huyền thoại NATO, từ sân chơi EU mà Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi vô vọng để gia nhập. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc phòng mà Thổ Nhĩ Kỳ có được từ ngoài NATO.
Tờ báo Nga RIA Novosti bình luận “Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận “người Tatars (gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ở Crimea chưa bao giờ được đối xử tốt như vậy về quyền nhà nước và tình trạng ngôn ngữ; thừa nhận Crimea là một phần của Nga…Châu Âu bất ngờ và giữ im lặng như chết”…
Có thể chúng ta chưa tin vào lời bình của tờ báo này, song quả thật, châu Âu bất ngờ về kết quả “chuyến đi phương Tây” của Putin là đúng và châu Âu đã im lặng hay nhiều lời về sự tái lập mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thì dư luận đã biết. Phải chăng đây là sự ra tay nhanh, hiểm, của ngài Putin?
Nếu như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được gắn chặt nhau bằng lợi ích kinh tế như khí đốt, điện hạt nhân…thì vị trí thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là không còn ý nghĩa. Khi đó, một lỗ hổng phòng thủ cực lớn của NATO được tạo ra, một mắt xích trọng yếu nhất ngăn chặn Nga tại biển Đen ra Địa Trung Hải bị chặt đứt. 
Pháp là thành viên NATO nên đang đau đầu với áp lực của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga giữa 2 thái cực hoặc là lời lớn khi bán được, hoặc là lỗ lớn khi không bán. Chọn lời hay lỗ là chọn ở lại hay rời bỏ NATO của Pháp. Thực ra, Pháp gia nhập NATO đâu phải vì để cậy nhờ ô an ninh của Mỹ mà vì mục đích kinh tế. Vì vậy, phép tính toán thiệt hơn của nước Pháp đang diễn ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp rời bỏ NATO?...Không phải ai cũng biết, nhưng nếu như vậy thật, thì ai cũng biết là có liên quan đến Nga.
Khi khả năng và kỹ năng lãnh đạo thế giới của Mỹ đang bị suy giảm; khi thế giới luôn vận động không ngừng và đang có xu hướng chuyển động đa cực thì các mối quan hệ, những định vị chiến lược không thể đứng yên. 

1 nhận xét: