Lâu nay các nhà
quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần
đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ
quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo
biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành
ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng
để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình
Dương….
Tuy nhiên, mọi
điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung
Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.
Sự cọ xát mạnh
về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng
ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…
Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….
Nếu như Trung
Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo
biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng
hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là
mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa,
địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?
Trước hết mà
nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn
chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng
không làm vỡ bình”.
Trung Quốc với
khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì
có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á
nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi
đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào
Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ
khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng
để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm
ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần
đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà
vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân
sự Mỹ đã phân tích.
Đương nhiên,
Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy
tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp
những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để
phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng
các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ
thuộc vào nó.
Với hơn 85%
lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn
toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị
động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca
là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên
phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng
đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền
kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.
…bằng kênh đào Kra.
Vào trung tuần
tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily
cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra
Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái
Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu.
Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ
hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một
diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc.
Lễ ký kết đã rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức hai nước bác bỏ
|
Kênh đào Kra
Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể
lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore
và Malaysia .
Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên
biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một
con đường” của nước này.
Kênh Kra
Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải
đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải
nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức
2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.
Một tháng sau
đó, theo The Straits Times ngày 20/8/2015, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng
biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ
biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
thông qua.
Dự án được thực
hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong
một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao
gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.
Nếu dự án với
Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng
Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ
xuất khẩu của Mỹ.
Giới phân tích
chính trị Thái Lan đang không tin Việt Nam xây cảng Hòn Khoai để tiếp nhận
than, bởi nếu đặt nó ra ngoài sự tương tác của kênh Kra Isthmus thì nó không có
ý nghĩa gì về giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện kênh Kra thì vị trí
“đắc địa” của Hòn Khoai trong địa kinh tế lại là chuyện khác. Vậy thì, việc xây
dựng cảng Hòn Khoai của Việt Nam
là dấu hiệu của việc triển khai thực hiện kênh đào Kra Isthmus?
Ý nghĩa địa
kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc
khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh
Kra Isthmus hoàn thành.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của
các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền
Việt Nam tại các đảo Trường Sa, .
|
Đến lúc này,
nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta mới thấy tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc.
Căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa sẽ cho phép Trung
Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có
các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ
Trung Quốc đổ tiền của vào Thái Lan xây dựng kênh đào Kra Isthmus.
Điều đặc biệt là
tại khu vực này không có bóng dáng của Mỹ, nó được coi như sân sau của Trung
Quốc…Tuy thế, “khu sân sau” này vẫn gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến
lược của Việt Nam
dù có muốn hay không.
Đến đây, chắc
chắn Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam sẽ có cách tiếp cận về an ninh trên Biển
Đông để đảm bảo đồng thuận về lợi ích cao nhất.
Xin hỏi bác Thống, nếu chiến sự xay ra, ở thế cùng, Việt Nam có đủ sức phong tỏa biển Đông không? và Trung Quốc có phương án đối phó được không?
Trả lờiXóaThời này không dễ xảy ra xung đột trên Biển đông đâu bạn
XóaBiển Đông là khoảng thở của Việt Nam. Thâu tóm được HS và TS là kiểm soát được lỗ thở của Việt Nam.
Trả lờiXóaMở rộng về biển đông một cách mạnh mẽ cũng là một cách để Trung Quốc che đi những khiếm khuyết của mình ở lục địa. Điều đáng tiếc là dù cố gắng như thế nào thì điều đó vẫn cứ lộ ra như thực tại của nó
Trả lờiXóaTrước mặt thì các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc bắt tay, ký kết và hứa hẹn mọi vấn đề ở biển đông. Nhưng đằng sau chúng lại nhảy vào cướp không hải đảo của chúng ta một cách trắng trợn
Trả lờiXóa