Nga – Putin đã làm được điều mà thế giới sau chiến tranh lạnh không ai làm nổi, đó là đánh sập 2 huyền thoại tạo nên nguồn gốc cơ bản cho quyền lực tuyệt đối Mỹ: Ưu thế quân sự và tính bất khả xâm phạm.
Không thể phủ
nhận kể từ khi Liên Xô tan rã thì quyền lực Mỹ trên toàn thế giới là vô đối.
Nhưng, vào năm 2013, khi sáp nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Nga Putin tuyên bố
đây là thời điểm “thế giới đơn cực đã kết thúc”…lúc đó thế giới rất ít người
tin.
Thế giới đơn
cực kết thúc tức là thế giới do Mỹ đứng đầu kết thúc để xuất hiện một thế giới
có cấu trúc quyền lực mới – đa cực, mà Nga là một cực trong đa cực đó.
Đương nhiên, Mỹ
không tin, không nghe và làm mọi cách, mọi biện pháp để bóp chết nước Nga đã
dám thách thức quyền lực Mỹ.
Cho đến nay,
nước Nga – Putin đã làm được điều mà thế giới sau chiến tranh lạnh không ai làm
nổi, đó là đánh sập 2 huyền thoại tạo nên nguồn gốc cơ bản cho quyền lực tuyệt
đối Mỹ: Ưu thế quân sự và tính bất khả xâm phạm.
Ưu thế quân sự
vượt trội và bất khả xâm phạm đã khiến cho Mỹ làm mưa làm gió trên thế giới
“thích thì lấy, ghét thì đánh” mà không một quốc gia nào dám ho he chống lại…
Nhưng khi “ưu
thế quân sự” trở nên không vượt trội, có khi kém hơn đối thủ và “tính bất khả
xâm phạm” bị mất (tức là khi ra đòn với đối thủ thì sẽ bị hứng đòn) là một thực
tế phủ phàng cho Mỹ, biểu hiện rõ nét trong Thông điệp Liên bang ngày 1/3 của
Putin.
Rõ ràng, với
tình thế đó thì Mỹ chẳng làm gì được nước Nga. Và, khi Nga, Trung Quốc đã trỗi
dậy ngạo nghễ thách thức Mỹ thì cấu trúc quyền lực có thay đổi? Các đồng minh
của Mỹ có dám bảo vệ lợi ích quốc gia của mình sẵn sàng mặc cả với Mỹ sòng
phẳng, công bằng hay vẫn bị Mỹ ép?...
Quyền lực Mỹ, bài kiểm tra thứ nhất: S-400
Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nói,
S-400 – Hệ thống phòng không của Nga, là một loại vũ khí không chỉ đơn thuần là
tiên tiến hiện đại…mà là một loại vũ khí địa chính trị số 1 của thế giới.
Giới quân sự,
đặc biệt là giới chính trị Mỹ-Phương Tây đang quan tâm theo dõi sát sao và ngăn
cản bằng mọi cách việc xuất khẩu S-400 của Nga không phải là tranh dành thị
trường mà chủ yếu là ai thắng ai trong cuộc chiến địa chính trị.
Chúng ta biết,
sức mạnh của bộ máy quân sự toàn cầu Mỹ-PT là không quân và tên lửa (Tomahawk là
sứ giả thần chết là ngôn ngữ ngoại giao). Mỹ-PT không thể dùng bộ binh trong
tất cả các cuộc chiến chiếm tài nguyên từ Nam Tư cho đến Iraq , Syria …
Chính vì thế, bảo
đảm đầy đủ về “bầu trời mở” cho Mỹ- NATO, chủ yếu là máy bay quân sự Mỹ, là
động lực và điều kiện chính cho sự ra mắt của một cuộc xâm lược khác.
Quyền được “bay
tự do” trên không phận của bất kỳ quốc gia đồng minh của Mỹ là một trong những
điều tệ hại mà một quốc gia có chủ quyền rất khó chấp nhận bởi nó như một
“thanh gươm Damocles” khiến cho quyền lợi quốc gia luôn bị Mỹ-PT thao túng,
chèn ép…
Việc Thổ Nhĩ Kỳ
quyết tâm chi 2,5 tỷ USD mua 4 tiểu đoàn S-400 của Nga (hợp đồng hoàn tất năm
2019) là một sự vùng vẫy mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thoát ra khỏi sự khống chế
của Mỹ-PT, để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia…
Thổ Nhĩ Kỳ là
đồng minh trong khối NATO với Mỹ nhưng lợi ích an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ lại
xung đột bởi người Kurd Syria .
Chỉ cần một dấu
hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng Nga là lập tức hệ thống phòng không Patriot
của NATO rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tình huống mà có thể các hành động quân sự
của Thổ Nhĩ Kỳ với người Kurd động đến Mỹ thì một “bầu trời mở” của Thổ Nhĩ Kỳ cho
Mỹ-NATO có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ yên tâm tác chiến tại Syria?
Vì thế, việc
trang bị S-400 cho quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hay Saudi…nhằm mục đích chủ
yếu là không muốn không quân Mỹ-NATO muốn làm gì thì làm trên không phận của họ
khi cần thiết.
Về ý nghĩa
chính trị thì đây là một hành động cho thấy các quốc gia đồng minh hay các quốc
gia trang bị S-400 là muốn được Mỹ-PT tôn trọng chủ quyền, muốn có chính sách
đối ngoại độc lập…là điều khó chấp nhận đối với Mỹ-PT.
Quyết tâm của
Thổ Nhĩ Kỳ trang bị S-400 đến nay là không thể đảo ngược khiến Mỹ như ngồi trên
đống lửa. Mọi giải thích về độ tương thích, về quy ước khối…không làm Thổ Nhĩ
Kỳ bùi tai khi mà lợi ích an ninh của họ bị Mỹ coi thường.
Với quyền lực
Mỹ hiện nay, liệu Mỹ có dám trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ không? Nếu trừng phạt thì
nguy cơ NATO rã đám, Mỹ có dám?
Quyền lực Mỹ, bài kiểm tra thứ 2: rút khỏi
JCPOA
Sau gần 13 năm
trời đàm phán để ký với Iran
một thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) thì nay, 9/5, Liên minh Châu Âu (EU) mà Đức đại
diện đã Mỹ đơn phương rút khỏi.
Chuyện lạ, là
chỉ có Israel, Ả rập Xê út và thế lực người Sunni tại Trung Đông ủng hộ nhiệt
liệt, còn Liên minh EU và tất nhiên Nga, Trung Quốc phản đối quyết liệt.
Tại sao EU tức
là NATO lại phản đối quyết liệt? Câu trả lời dễ dàng rằng, EU có quyền lợi kinh
tế với Iran …
Theo các chuyên
gia Đức, xuất khẩu dầu của Iran
khiến giá giảm, EU tiết kiệm được 700 tỷ Euro mỗi năm. Iran mở rộng sản xuất phải cần đến
các nhà sản xuất thiết bị EU tạo ra doanh thu cho EU từ 2-2,6 ngàn tỷ cho
khoảng thời gian 5-8 năm.
Tuy nhiên, lợi
ích của châu Âu ở Iran
không chỉ giới hạn ở năng lượng. Thực hiện theo đòn cấm vận Mỹ thì EU phá
bỏ hợp đồng cung cấp 100 máy bay Airbus A350 XWB cho quốc gia này với tổng số
18 tỷ USD.
Nói cách khác,
Trump rút khỏi thỏa thuận đã đóng cửa một thị trường khổng lồ lên đến 7 ngàn tỷ
Euro của EU, nhưng đó mới chỉ tiền trực tiếp...
Nếu tính đến
bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa, cho thuê hoặc bán công nghệ, vật tư cho địa
phương, các đơn vị phục vụ cho quân đội, triển vọng các dự án tưới tiêu và hậu
cần “Bắc-Nam”, con số này tăng gấp đôi, và một số chuyên gia cho rằng thậm chí
22-23 nghìn tỷ Euro.
Thử hỏi có mối
giao lưu kinh tế nào mà có mức lợi nhuận như vậy trong thị trường hiện nay?
Trong khi đó, vì
lợi ích của Hoa Kỳ, điều này đòi hỏi EU phải tăng “cống nạp quân sự” hàng năm
ít nhất là 72 tỷ Euro để chiến đấu với một kẻ thù tưởng tượng là nước Nga…
Tất cả, tất cả
các nguyên nhân lớn đã khiến cho EU chống đối quyết định của Mỹ là không ngạc
nhiên. Nhưng vấn đề là tại sao EU dám chống lại Mỹ mới khiến chúng ta quan tâm.
Liệu Mỹ có dám
trừng phạt EU khi Nga, Trung Quốc đang ngạo nghễ thách thức Mỹ?
EU tuyên bố,
nếu Iran cam kết thực hiện
nghiêm chỉnh JCPOA như hiện nay thì EU cam kết thực hiện đầy đủ và thực chất
thỏa thuận với Iran
bất chấp Mỹ rút bỏ đơn phương.
Trong khi đó,
Iran tuyên bố nếu Nga, Trung Quốc và EU tôn trọng cam kết thỏa thuận thì Iran
cũng sẽ cam kết tôn trọng thực hiện thỏa thuận…
Như vậy, xét
tình huống hiện tại thì Mỹ đang đấu với EU, Nga, Trung Quốc và nếu như không có
gì thay đổi thì quyết định rút khỏi JCPOA của Trump là sự chuẩn bị cho mình một
“Điên Biên Phủ” hay các nhà Phương Tây gọi là một “Waterloo” trong tương lai.
Quyền lực của
Mỹ sẽ đến đâu? Liệu EU có làm như EU nói hay chưa thoát khỏi cái gậy chỉ huy
của Mỹ?
Mỹ luôn phải dè chừng trước những hành động của Nga
Trả lờiXóa