Mỹ và Nga không ngại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lợi
ích quốc gia khiến cả hai phải bình tĩnh lựa chọn thiệt hơn khi cư xử…
Trong quan hệ
quốc tế, một quốc gia ở giữa sự cọ xát địa chính trị của 2 cường quốc lớn muốn
tồn tại họ thường thực hiện sách lược “đi dây”.
Hoạt động đối
ngoại để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia giữa 2 cường quốc trong tình thế đối
đầu địa chính trị như Nga-Mỹ hay Trung Quốc-Mỹ như đi trên dây qua 2 bờ vực
thẳm mà sơ sẩy là toi mạng. Vì thế “đi dây” kiểu đó đòi hỏi phải có tính nghệ
thuật, có bản lĩnh mà không phải ai, quốc gia nào cũng có thể.
Thực tế, nhiều
nhà nghiên cứu chiến lược quốc tế đã cho rằng Việt Nam đang thực hiện đối sách
“đi dây” giữa Trung Quốc - Mỹ…và, Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia cũng “đi dây” giữa
2 bờ vực Nga và Mỹ nhưng…không bao giờ bị rơi.
Từ
thất bại này, Mỹ phạm đến sai lầm khác…
Có thể nói, để
chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rơi vào tình trạng này là do Mỹ
đã phạm sai lầm hay chính xác là Mỹ đã thất bại trong âm mưu thực hiện loại bỏ
Erdogan khi phát hiện có dấu hiệu chính quyền Erdogan đã đi chệch quỹ đạo
Mỹ-NATO của chính quyền Obama.
Thất bại của
chính quyền Barack Obama và “con diều hâu” đầu đàn là Hillary Clinton với Thổ
Nhĩ Kỳ trong vụ tổ chức đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan, đã
chịu hậu quả nghiêm trọng là hủy hoại mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Lẽ ra, sau khi
đánh bại Hillary Clinton và đảng Dân chủ Mỹ để lên ngôi Tổng thống, Donald
Trump có điều kiện, lý do chính đáng và cơ hội để sửa sai trong mối quan hệ với
Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không, Trump đã đã không tận dụng nó.
Trong ba năm,
chính quyền của Tổng thống Trump đã tán tỉnh, “kết hôn ngoài giá thú” với người
Kurd – kẻ thù mà chính quyền Erdogan coi là khủng bố, đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ,
đã khiến cho mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ càng tồi tệ hơn trước.
Từ một đồng
minh, một thành viên NATO có một vị trí, vị thế vô cùng quan trọng trong hệ
thống NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, trong phút chốc đã “ly thân” NATO - trạng thái mà bất
kỳ một tác động nào khi cần thiết cũng có thể trở thành một đồng minh chiến
lược của Nga.
Đến đây, sự
hoảng hốt, lo sợ của Mỹ đã lộ rõ…Hãy chú ý đến chuyến thăm Mỹ của Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mới đây theo lời mời của Tổng thống Mỹ Trump.
Báo chí Thổ Nhĩ
Kỳ vui mừng hân hoan coi chuyến thăm đã đem lại chiến thắng cho Thổ Nhĩ Kỳ,
trong khi báo chí Mỹ không đưa tin một cách tích cực về chuyến thăm này. Thổ
Nhĩ Kỳ chiến thắng và Mỹ phải nhượng bộ? Chúng ta tự trả lời khi đồng ý với
điều này.
Thứ nhất, việc
Trump đồng ý tham gia cuộc họp là rất quan trọng, vì Erdogan, bất chấp các mối
đe dọa, đã không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của Mỹ. Hơn nữa, chính
Erdogan đã thực sự đã đẩy người Mỹ ra khỏi Bắc Syria, nơi mà bây giờ, lợi dụng
tình hình, quân đội của Assad đã có được không cần một phát súng.
Trong bối cảnh
chính trị như vậy, sự đồng ý của Trump cho một cuộc gặp mà không cần điều kiện
tiên quyết đã là một thất bại. Và, dù đã quen với việc đối xử với các đối
tác NATO, nhưng Trump buộc phải nói về những điều khoản bình đẳng với Erdogan.
Thứ hai, Trump
không thể thuyết phục Erdogan từ bỏ định hướng liên minh với Nga, hơn nữa,
trong cuộc gặp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn đe với lưu ý rằng, chưa biết chừng,
mối quan hệ giữa Ankara và Moscow là mối quan hệ đối tác chiến lược.
Chúa ơi! Với
thực tế Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của NATO, điều này, tất nhiên, có thể nào
xảy ra???. Bạn có thể là một đối tác chiến lược của đất nước mà liên minh
quân sự hướng tới, mà trong đó bạn được giao nhiệm vụ tiêu diệt nó(!?).
Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quân tốt!
Nên biết, Quân
đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng thực sự có khả năng chiến đấu thực sự duy nhất của
liên minh NATO: 612 nghìn quân. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Nga, cùng
với các nhân viên dân sự, số lượng khoảng 900 nghìn người, nhưng họ phải hoạt
động trên một khu vực rộng lớn từ Kaliningrad đến Vladivostok.
Ngoài ra, các
lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ khá cân bằng và có khả năng, không giống như
các quân đội châu Âu khác, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chiến đấu. Tất
nhiên, về chất lượng vũ khí và trang bị, chúng thua kém các đội quân hạng nhất
(Nga, Mỹ), nhưng chúng có thể tạo ra những vấn đề đáng kể cho bất kỳ kẻ thù
nào. Và, vẫn chưa biết liệu sẽ có ít nhất 5 đội quân trên thế giới có thể
tin tưởng vào việc đánh bại người Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc đụng độ trực tiếp.
Do đó, không có
gì đáng ngạc nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò quan trọng ở Trung
Đông. Và, bất kỳ sự thay đổi các ưu tiên chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay
đổi cán cân quyền lực trong khu vực không có lợi cho Hoa Kỳ và Israel .
Rõ ràng, Thổ
Nhĩ Kỳ không phải là một quân tốt mà là một người chơi có những lợi thế nhất
định mà Mỹ-phương Tây không thể xem thường sự nguy hại của nó khi trật tự quyền
lực thế giới đã hình thành đa cực mà Nga đang nổi lên như một người chơi chính
tại Trung Đông.
Đã đến lúc Mỹ -
NATO đã cảm nhận được sự lạnh lưng, hở sườn khi vắng Thổ Nhĩ Kỳ.
Sườn phía Nam của NATO
Rõ ràng, thực
tế Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác không đáng tin cậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống
phòng không S-400, Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác kinh tế chiến lược với Nga bằng đường ồng
dẫn khí đốt Turk Stream…là phá vỡ NATO nên phải loại bỏ. Nhưng trục xuất Thổ
Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO có nghĩa là tuyến phòng thủ phía Nam của NATO sụp đổ hoàn toàn.
Tệ hơn nữa là
nếu Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tượng tác chiến của NATO thì NATO sẽ phải suy nghĩ
về việc xây dựng một hệ thống phòng thủ suốt chiều dài của Biển Địa Trung Hải,
bởi vì Balkan, Ý và thậm chí cả Tây Ban Nha sẽ bị tấn công.
Vì vậy, Thổ Nhĩ
Kỳ không thể bị trục xuất khỏi NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không dại muốn rời
khỏi NATO. Cho nên, sự độc lập của Erdogan ở sườn phía Nam NATO sẽ phải được
hòa giải bằng cách nào đó…là vấn đề của giới lãnh đạo Mỹ-NATO tại Brussels …
Mặc dù mối quan
hệ với Mỹ đang tồi tệ, nhưng người ta cho rằng Erdogan chưa đủ gan và mạo hiểm
để tiến đến gần Nga hơn. Thổ Nhĩ Kỳ có đủ khả năng, bản lĩnh để cân bằng ảnh
hưởng của Nga và Mỹ, bảo vệ lợi ích quốc gia trong một thời gian, giai đoạn cho
phép.
Mỹ không thể ép
Thổ Nhĩ Kỳ quá đáng đến giới hạn Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO đến Nga, nhưng Nga
cũng không quá coi thường lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Trung Đông…dẫn
đến Thổ Nhĩ Kỳ không sợ Nga và Mỹ.
“Đi dây” giữa
Nga và Mỹ trong tình thế này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bị rơi, nhưng điều gì sẽ xảy
ra nếu như Nga và Mỹ bắt tay nhau? Lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị Nga, Mỹ biến thành
một “vùng đệm chiến lược” hay kiểu như một “bức tường Berlin ”. Erdogan và chính quyền của ông ta
sẽ không tồn tại.
Các quyết sách chiến lược của các nguyên thủ quốc gia rất quan trọng, nó quyết định thành hay bại trong đối ngoại
Trả lờiXóa