Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Sẽ ra sao nếu Nga là…như Mỹ!



Kinh doanh lợi ích không gì dễ, nhanh, lợi nhuận khủng bằng khi có tư tưởng Đế quốc và sức mạnh siêu cường.
Có một thực tế mà rất khó để phủ nhận là kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ trở thành quốc gia Bá chủ thế giới, và từ vụ “khủng bố 11/9” tại nước Mỹ thì cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới do Mỹ lãnh đạo được bắt đầu…
Nhưng thật trớ trêu, khi Mỹ có mặt ở đâu, khu vực nào để chống khủng bố thì khủng bố nổi lên nơi đó cùng với chiến tranh, xung đột, hỗn loạn…mà người dân yêu chuộng hòa bình nghe khủng khiếp, lo sợ…
Người ta nói, từ những cuộc “chống khủng bố”, “ủng hộ dân chủ”…đó mà lợi ích kinh tế, chính trị của Mỹ được dày lên, chẳng hạn, các quốc gia có chính quyền không “thân Mỹ” thì bị thay thế, các đầu sỏ tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ thì giàu sụ vì bán được vô số vũ khí và nước Mỹ trở thành một Cảnh sát thế giới, vân vân và vân vân.
Đó là khoảng thời gian thế giới đơn cực khi Mỹ đứng đầu, nhưng khi trật tự thế giới đã hình thành đa cực (Nga, Trung Quốc đã trỗi dậy thách thức quyền bá chủ của Mỹ) thì tư tưởng chiến lược toàn cầu của các siêu cường sẽ biến thế giới này ra sao…rất được dư luận quan tâm lo lắng.
Nga khác Mỹ…
Tư tưởng chiến lược toàn cầu của Mỹ cho đến trước khi Trump làm Tổng thống luôn rõ nét là gây chiến tranh, tạo hỗn loạn để tồn tại thì của Nga thời Putin là hòa bình để phát triển.
Hãy bắt đầu từ vụ khủng hoảng Ukraine.
Nga muốn hòa bình, phát triển với láng giềng Ukraine, để Ukraine không bị lôi kéo sang EU, Nga đã hợp tác thân thiện với Ukrain dưới thời Tổng thống Yanukovych hỗ trợ 15 tỷ dollar. Nhưng Mỹ-NATO-EU không muốn thế đã tổ chức Maidan để lật đổ Yanukovych.
Kết quả sau Maidan dưới bàn tay của Mỹ, về kinh tế, từ một nước trung bình tại châu Âu nay đội sổ và tệ hại hơn. Về chính trị, trở thành một chư hầu hạng bét của Mỹ, bất ổn, nội chiến…
Tiếp theo, các hoạt động chống khủng bố do Mỹ đứng đầu tại Afganistan, Iraq, Lybia với kết quả quân khủng bổ nổi lên như nấm sau mưa, nhà nước thì thất bại, xung đột chiến tranh nổ ra hỗn loạn không điều khiển được…
Tại Syria nếu như không có Nga, Syria cũng sẽ như Lybia, có điều chúng ta dễ thấy ở đây là tư tưởng chiến lược của Nga và Mỹ xử lý Syria có sự khác biệt. Đó là, người Nga muốn kết thúc chiến tranh bằng đàm phán các bên, xây dựng hiến pháp mới, bầu cử…thì Mỹ-Phương Tây không muốn. Mỹ muốn Assad phải ra đi, nhưng Nga cho rằng Assad ra đi hay không phải do nhân dân Syria quyết định…
Chỉ vài đơn cử như vậy để chứng tỏ Nga không muốn gây hỗn loạn, xung đột quân sự mà muốn hòa bình để phát triển. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người cho rằng, chẳng qua là Nga không hùng mạnh như Mỹ sau chiến tranh lạnh để có đủ nguồn lực thực hiện nên chấp nhận…
Vậy bây giờ, Nga – thời Putin, có làm được như Mỹ không khi có đủ điều kiện?
Nếu Nga như Mỹ…
1, Michal Marek, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Ba Lan, đã chia sẻ kịch bản của ông về cách Nga có thể chiếm miền Nam của vùng Odessa, cắt Ukraine khỏi Biển Đen để duy trì ảnh hưởng ở Transnistria và cung cấp cho nước cộng hòa này những nguồn lực cần thiết như thế nào……(do phạm vi bài báo, nên không nêu ra kịch bản của Michal Marek)
Tuy cái kịch bản này nhằm hướng tới mục đích chủ yếu là khiêu khích, kích động…nhưng, điều đặc biệt lý thú là kịch bản này của ông rất đúng với “nguyên mẫu” mà Mỹ-NATO-EU thường thực hiện đạo diễn trong các cuộc cách mạng màu, mùa xuân Ả rập...của cuộc chiến địa chính trị vừa qua.
Nếu như căn cứ vào “nguyên mẫu” và của kịch bản này thì tại đây, giới quan sát nhận thấy mồn một Nga có đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để thực hiện thành công “dễ như lấy đồ chơi trong túi” ý đồ này nếu như Nga muốn. Và, nếu như Nga muốn thì kịch bản này (của Michal Marek) chắc chắn sẽ là phương án tác chiến tối ưu của Điện Kremlin.
Thật may mắn cho Ukraine (cho ít nhất đến lúc này) Nga hành xử không như Mỹ…
2, Tuyến Biển Bắc.
Ai cũng biết, tuyến Biển Bắc (NSR) là tuyến hàng hải thứ hai ngoài tuyến hàng hải đi qua kênh đào Suez của Ai Cập. Không cần biết là tuyến hàng hải nào ngắn hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn…mà chỉ cần quan tâm rằng, nếu như kênh đào Suez bị hỗn loạn khiến cho tàu bè qua đó không ai bảo đảm an ninh…thì tuyến đường còn lại là cứu cánh duy nhất.
Bây giờ hãy xét xem “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà Nga có…
Tuyến biển Bắc chủ yếu đi qua lãnh hải Nga, Nga đã chuẩn bị gần như đủ cho an toàn hàng hải, như đội tàu phá băng, các radar, các điểm trú đậu…với một tư thế duy nhất chỉ có Nga mới đảm bảo được vấn đề này. Không chỉ thế, Nga còn đặt ra “luật NSR” cho các tàu thương mại, quân sự đi vào NSR.
Đương nhiên, Mỹ và một số quốc gia như Na Uy, Canada…giẫy lên đành đạch nhưng muộn quá rồi, Nga đã bá chủ Bắc Cực. Không một thế lực nào kể cả Mỹ-NATO và Trung Quốc cộng lại cũng không thể hất Nga ra khỏi đó vì Nga đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vật chất cho quân sự…quá đầy đủ nếu như so sánh với Mỹ-NATO là chưa có gì…
Chiến lược Biển Bắc của Nga – Putin là chiến lược “đón băng tan ở Bắc Cực”. Người Nga đã tính “nước cờ dài hơi” như vậy không biết có dính dáng gì đến kênh đào Suez không, nhưng thật kích động, Mỹ và thế giới đã chống mắt lên nhìn băng đang tan thật….
Nga bây giờ không phải là Liên Xô, Nga là Cộng hòa hay Đế quốc gì đó không rõ, nhưng phải nên học Hoa Kỳ, không học toàn bộ thì ít ra vài món tủ về “tinh hoa dân chủ” nào đó.
Lẽ nào trong khi Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự tại các điểm chiến lược thì Nga thiết lập các căn cứ công nghiệp. (Một khu công nghiệp Nga-Ai Cập đang được tạo ra gần kênh đào Suez đang thu hút sự quan tâm từ các quốc gia khác trên lục địa)…là sự cạnh tranh…công bằng???
Bây giờ nếu như kênh đào Suez bị chặn thì từ châu Âu đến châu Á và ngược lại thì tuyến hàng hải còn lại chính tuyến Biển Bắc (NSR). Vấn đề là chặn như thế nào, bằng cách nào…mà nêu ra “kịch bản” với Putin Đại đế - Trùm KGB thì đúng là kẻ đó không biết ngượng…
Quả thật, kinh doanh lợi ích không gì dễ, nhanh, lợi nhuận khủng, bằng sức mạnh siêu cường và tư tưởng Đế quốc.

1 nhận xét:

  1. Mỹ đi theo con đường hủy diệt nước khác để đem lại lợi ích cho Mỹ; nhưng Nga thì ngược lại, Nga muốn hòa bình và phát triển

    Trả lờiXóa