Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Dagger và Zircon thống lĩnh đại dương!

 


Hôm qua, Trung tướng David Krumm, Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang và Không quân Mỹ khu vực Bắc Cực, thay mặt Lầu Năm Góc đã chính thức đưa ra tuyên bố phản đối các hoạt động của Lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga tại sát, dọc biên giới phía Bắc Hoa Kỳ và coi đây là “mối đe doa quân sự trực tiếp” vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cảnh báo rằng, trong các cuộc diễn tập này, Nga có khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh Dagger.

Tên lửa siêu thanh Dagger (Kinzhal) là một trong 6 loại vũ khí mới mà Putin đã công bố tháng 3/2018. Dagger được trang bị cho MiG-31K và trên cả Tu-22M3 và Tu-160 có tốc độ bay M10, tầm bắn 2000 km. Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đề vô dụng trước Dagger.

Tuy nhiên, Dagger không phải là loại tên lửa siêu thanh mà Tổng thống Nga có thái độ khen ngợi và yêu thích nhất mà Putin dành điều đó cho tên lửa siêu thanh khác mang tên Zircon ra đời sau này, thông qua các lần quan tâm và tuyên bố của mình về Zircon.

Vậy tên lửa siêu thanh Zircon nó có những điểm “đáng yêu” gì?

1, Là loại tên lửa phổ thông cấp chiến dịch- chiến thuật

Thực ra, quân đội Nga có nhiều tên lửa mà nghe tên là nổi khủng khiếp cho kẻ thù và nhân loại, chẳng hạn như Avangard, Sarmat, Bulava hay Poseidon…nhưng đó là vũ khí cấp chiến lược, nó dùng để răn đe là chính và chỉ dùng cho ngày tận thế.

Trong khi đó, Zircon là loại tên lửa chống hạm, đối đất, được sử dụng trong bất kỳ cấp chiến dịch-chiến thuật nào. Nói cách khác, nó không có bất kỳ sự hạn chế nào về tình huống sử dụng.

2, Là loại tên lửa được bố trí cả trên không và trên bờ…

Iskander-M cũng là loại tên lửa siêu thanh (5 – 7M), cũng cơ động “bay lượn như chim” cũng khiến mọi hệ thống phòng thủ bất lực nhưng nó chỉ bố trí trên đất liền.

Dĩ nhiên, là tên lửa diệt hạm thì nó được bố trí trên tàu mặt nước, tàu ngầm, nhưng khác với Dagger, chỉ được bố trí trên máy bay có tốc độ siêu thanh, Zircon có thể bố trí (gắn) trên máy bay không có tốc độ siêu thanh và cả trên bờ, bởi Zircon bay với tốc độ siêu thanh bằng động cơ của nó.

Zircon được phóng lên qua giai đoạn 1 và 2 thì giai đoạn 3 nó tự tăng tốc bằng động cơ của mình với tốc độ siêu thanh là M 7.

3, Là sát thủ diệt hạm…

Khi có một cuộc hải chiến xảy ra, nếu Zircon được nhấn nút thì mục tiêu sẽ bị “xuống đáy” mà không một hệ thống phòng phủ nào trên đó, cho đến thời điểm hiện nay, có thể ngăn chặn.

Tuy nhiên, đến nay thì Zircon mới được chứng minh là chúng từ tàu mặt nước phóng lên bay với khoảng cách 350 km trúng mục tiêu trên bờ, tức mục tiêu cố định, còn mục tiêu trên biển thì chưa kiểm nghiệm và Nga dự kiến trong tháng tới sẽ thử nghiệm phóng Zircon hết tầm 1000 km từ tàu ngầm.

Tại sao lại thử nghiệm khâu diệt hạm hết tầm bắn của Zircon sau cùng?

Thứ nhất: Máy bay F / A-18 trên tàu sân bay Mỹ có bán kính chiến đấu cho các nhiệm vụ đối không, đối hải chỉ 740 km. Nếu Zircon phóng thành công ở tầm lớn hơn 740 km, trong khoảng đến 1000 km thì coi như ngay cả tàu sân bay cũng bị đe dọa mà không được bảo vệ. MiG-31K phóng Dagger từ khoảng cách hơn 1000 km – gọi là sát thủ tàu sân bay, là thế.

Thứ hai: Bất kỳ một loại tên lửa hành trình hay diệt hạm nào cũng phải có hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu.

Xác định chính xác vị trí mục tiêu trên mọi đại dương, trước đây chỉ Mỹ làm được bởi hệ thống trinh sát radar Lacrosse, bao gồm 4 vệ tinh trên quỹ đạo 680 km, nhưng chỉ trong phạm 4000 km vuông, sai số xác định vị trí từ 1-6 mét, nhưng Nga thì chưa.

 Để xác định chính xác tọa độ mục tiêu trên đại dương bằng vệ tinh, Nga có Hệ thống giám sát toàn cầu “Liana”. Hệ thống Liana này cần có hệ thống vệ tinh chủ động là Pion-NKS và thụ động là Lotos-C1. Nga đã phóng 5 vệ tinh thụ động Lotos-C1, nhưng Pion-NKS thì chưa được phóng.

Vào ngày 25/6/2021 Nga đã phóng vệ tinh trinh sát radar 14F139 Pion-NKS (radar trinh sát chủ động) của tổ hợp không gian trinh sát hàng hải và chỉ định mục tiêu 14K159 “Liana”, sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, Pion-NKS đã hoạt động bình thường (không một báo chí phương Tây nào đăng tin).

Khi Pion-NKS đươc phóng lên thì hoạt động của 2 loại vệ tinh sẽ đồng bộ cùng lúc. Lúc đó, hệ thống không chỉ nghe mà còn nhìn rõ các con tàu nhỏ trên đại dương và xác định tọa độ vật thể tương phản vô tuyến với độ chính xác từ 1 đến 3 m.

Như vậy, xác định vị trí, chỉ thị mục tiêu trên đại dương Nga đã đi sau Mỹ nhưng ngày 25/6/2021, Nga đã đuổi kịp và vượt Mỹ khi hệ thống vệ tinh mới hiện đại hơn, khu vực quan sát rộng hơn. Có thể nói đây là một “con mắt tinh tường” mà Nga đã lắp thêm vào tên lửa Zircon.

Chính có hệ thống Liana và với sự “dễ tính” của Zircon (gắn vào phương tiện nào cũng OK), Zircon trở thành một loại vũ khí “tấn công nhanh toàn cầu” là sự lựa chọn đầu tiên mà Nga sẽ triển khai đe dọa tất cả các mục tiêu trong tầm quản lý của hệ thống Liana Nga.

4, Là loại tên lửa chỉ Nga có…

Một loại vũ khí “đáng yêu” như vậy lại độc đắc, nghĩa là chỉ Nga mới có, ngoài ra, Mỹ muốn có thì phải mất rất nhiều thời gian khi các cuộc thử gần đây nhất đã hoàn toàn thất bại.

Việc Nga độc quyền Zircon đã khiến cho quy tắc chơi trên biển lâu nay bị đảo lộn, tạo ra một ưu thế lớn cho Nga. Sự đảo lộn quy tắc chơi chẳng khác nào bạn đang tác chiến với tư duy của vũ khí cung tên, giáo mác, thì trong khi đó đối phương lại sử dụng lựu đạn và súng AK.

Zircon là loại tên lửa siêu thanh nhưng nguy hiểm hơn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, bởi tên lửa hạt nhân thì rất khó để để sử dụng, nhưng Zircon sức công phá của nó chỉ bằng động năng cũng tàn phá như sức nổ hạt nhân, lại sử dụng trong mọi tình huống. Tổng tư lệnh tối cao Lực lượng vũ trang Nga không yêu thích Zircon mới là chuyện lạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét