Nga sử dụng vũ khí khí đốt điêu luyện như thế nào...
Có một thực tế không thể chối cãi là cả EU đang phụ
thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Có quốc gia thì nhiều, có quốc gia thì ít,
nhưng dù nhiều hay ít thì đều lo lắng, lo sợ khi nguồn cung khí đốt của Nga
không đến được với quốc gia mình. Chính thế mà Nga coi khí đốt như là vũ khí
lợi hại. Tuy nhiên, đâu phải ai, khi có trong tay vũ khí lợi hại cũng sẽ sử
dụng có hiệu quả, Nga không phải trong số đó, họ sử dụng vũ khí này điêu luyện
đến mức thượng thừa.
Dùng để buộc Ukraina bắt EU
làm con tin.
Trước hết, Ukraina là nơi trung chuyển khí đốt
của Nga sang EU, có đến 30% lượng khí đốt từ Nga đến EU theo lối này. Khi Nga
có kế hoạch xây dựng “dòng chảy phương Nam ” thì EU phản đối quyết liệt bởi
vì không muốn Nga độc quyền toàn bộ (vừa chủ đường ống vừa nhà xuất khẩu).
Tuy nhiên, EU cũng không tính đến diễn biến tại Ukraina .
Cứ tưởng làm xong cuộc cách mạng đường phố là đương nhiên, nơi trung chuyển khí
đốt thuộc địa phận EU là vũ khí khí đốt của Nga hết thiêng. Nhưng thực tế không
vậy, tại sự kiện Ukraine, Nga đã buộc EU phải bảo vệ đường ống khí đốt tại
Ukraine như bảo vệ “con ngươi mắt mình”. Đó chính là “con tin” của EU bị Ukraina bắt
giữ.
Điều này có nghĩa là, EU muốn làm gì với cái chính
quyền Ukraina thì làm, miễn
sao đừng để đường ống đó qua Ukraina
bị gián đoạn. Tức là hệ thống đường ống bị tàn phá do nội chiến lan rộng không
kiểm soát hoặc bị Ukraine lấy trộm…Trong khi Nga vẫn trung thành, cung cấp khí
đốt cho EU, nhưng nếu phát hiện bị Ukraine lấy trộm hay có “dòng chảy ngược” là
Nga khóa van vì vi phạm hợp đồng, Nga sẽ không chịu trách nhiệm. Đã có hiện
tượng “dòng chảy ngược” khi EU muốn cứu Ukraine, “bán lại” lượng khí đốt của
mình mua từ Nga đã bị Nga cảnh cáo bằng hình thức “lượng cung khí đốt cho một
số nước EU bỗng dưng giảm hụt 15% không hiểu lý do” khiến EU ngưng ngay lập tức,
như tuyên bố của Hungari...
Bị Nga cắt nguồn khí đốt vì nợ, Ukraine bây giờ như
kẻ đang ôm bom, ăn vạ với EU và biến EU thành con tin không hơn không kém. Điều
này không thể trách Nga, vì, thân thích thì tôi cho nợ, giá giảm, còn không
thân thích thì “tiền trao cháo múc”, trả hết nợ thì mua bán sẽ tiếp tục. Thế
thôi.
Lúc này, muốn có khí đốt để khỏi “đóng băng” trong
mùa Đông tới, Ukraine chỉ có 2 cách, hoặc là EU phải trả tiền thay hoặc Ukraine
sẽ ăn cướp từ đường ống khí đốt của EU. EU liệu có còn cách lựa chọn nào khác?
Theo logic thì do mùa Đông đã cận kề và với dự báo
là rất khắc nghiệt, thì EU phải “nôn” tiền ra cho Ukraina
và thực tế là thật, EU đã ký thỏa thuận bảo lãnh tài chính với Nga trả nợ cho Ukraina
mới hôm qua.
Dùng để trói
EU, tách vùng Donbas ra khỏi Ukraina .
Nếu như chỉ đòi được “nợ xấu”, bán được giá cao…với
kẻ mạt vận như Ukraina
thì chưa phải là thượng thừa. Nga đã sử dụng để đối đầu trực tiếp với EU mà
chắc chắn EU không thể quyết liệt trong hành động với Nga tại Ukraine. Đây là một nhận định
có ý nghĩa chiến lược mà nếu chính xác thì Nga sẽ rất mạnh tay với tình hình Ukraina .
Ngày 26/10/2014, Ukraina bầu quốc hội. Chẳng có gì
bất ngờ khi biết rằng quốc hội hầu hết là những người thân phương Tây, bài Nga.
Nga công nhận kết quả bầu cử này và không ngại ngần tuyên bố sẽ công nhận luôn
kết quả bầu cử ngày 2/11 của 2 khu vực ly khai ra khỏi Ukraine mà Nga gọi là
Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk. Đương nhiên, Mỹ, EU đe
dọa, phản đối quyết liệt tuyên bố này của Nga, nhưng vấn đề là bằng ngôn ngữ
hay bằng hành động mới quan trọng.
Lưu ý là về thời điểm. Thứ nhất, không phải muốn
thách thức hay làm bẻ mặt Kiev mà vùng Donbass quyết định bầu cử vào đầu tháng
11 thay vì thời gian Kiev cho phép. Sâu xa của việc chọn ngày này là thời điểm
trước và đầu mùa Đông là thời cơ để Nga hạ quyết tâm. Việc Nga công nhận kết
quả này tại thời điểm trước mùa Đông sẽ khiến cho EU bị động đối phó và tạo sức
răn đe mạnh hơn cho vũ khí khí đốt. Chắc chắn, EU sẽ chưa dám mạnh tay với Nga
trước mùa Đông khi không muốn tình huống xấu nhất xảy ra khi mùa Đông đến và
nguy hiểm hơn, không biết mùa Đông năm nay dài và lạnh ra sao.
Ukraine, bằng quân sự để đè bẹp quân ly khai là
không thể, do đó, chỉ trong chờ vào sự trừng phạt của Mỹ-EU vào Nga để kìm hãm
sự ly khai của vùng Donbass. Nhưng trong tình huống này nếu căng thẳng EU-Nga
tăng cao bao nhiêu thì Ukraina
có nguy cơ “đóng băng” bấy nhiêu. Ukraina trong tình thế này lại
giống kẻ “trên đe dưới búa”.
Thứ hai là đây là thời điểm EU đã buộc phải bảo đảm
tài chính cho Ukraine với Nga để tránh kẻ “ăn vạ đang mang bom” như đã trình
bày ở trên, cho nên, EU sẽ quyết liệt với Nga khi Nga tuyên bố công nhận kết
quả bầu cử ở vùng Donbass bằng ngôn ngữ là chủ yếu.
Và Ukraine thay đổi ra sao?
Phải công nhận, chỉ khi không thể
giành chiến thắng bằng quân sự sau nhiều tháng trời quyết liệt, tung hết sức
mạnh, “tốn nhiều học phí”, thì TT Poroshenko mới có chủ trương muốn giải quyết
vùng Donbass bằng đàm phán hòa bình, có vẻ như phù hợp với quan điểm Nga. Nhưng
Thủ tướng thì ngược lại, bài Nga và quyết tâm đàn áp bằng vũ lực quân ly khai.
Mâu thuẫn giữa Tổng thống và Thủ
tướng sau bầu cử đã khiến ông Poroshenko đi nước cờ khôn khéo là đề xuất ông Thủ
tướng Yatsenyuk tiếp tục tại vị. Trong tình hình Ukraine như hiện nay chính phủ
của ông Thủ tướng Yatsenyuk vừa phải dùng quân sự tiêu diệt quân ly khai, vừa cải
cách, khắc phục có hiệu quả tình hình chính trị, kinh tế đang phá sản, nếu
không sẽ bị quân đội đảo chính, lật đổ. Đây là tuyên bố sắc lạnh của các đơn vị
quân đội được các nhà tài phiệt nuôi dưỡng.
Vậy, liệu khi lên nắm quyền thủ
tướng, ông Yatsenyuk có thay đổi được gì một đất nước, kiệt quệ, tan nát…không?
Ông ta đè bẹp quân ly khai bằng sức mạnh quân sự của Mỹ-NATO hay bằng chính
quân đội mà Tổng tư lệnh là TT Poroshenko đã từng tuyên bố “Nga không muốn cho
họ chiến thắng”? Cả hai đều hoang tưởng.
Với những người có tư tưởng như ông
Yatsenyuk, tất nhiên không được Nga hoan nghênh; với thành phần cực đoan, phát
xít có mặt trong quốc hội cũng không được EU hoan nghênh, tin cậy…thì chính phủ
của ông ta chắc tồn tại không lâu. Đó là lý do tại sao ông Petro Poroshenko
không dại đưa người của Đảng mình vào tranh cử Thủ tướng dù kết quả kiểm phiếu
cuối cùng Đảng của khối Poroshenko đứng đầu.
Hiện tại, Ukraina đang chờ khí đốt. Muốn có
khí đốt thì khi Nga được đảm bảo đã có tiền của EU trong tài khoản. Nga thì đang
chờ EU “sáng suốt” bằng một loạt các hoạt động quân sự để nhắc nhở rằng, đừng
nên nhúng mũi vào công việc người khác, Nga sẵn sàng “đá rắn và không ngại va
chạm”. Hãy quên 2 cuộc bầu cử ngày 2/11 tại Donetsk và Lugansk đi, ít nhất cho đến hết
mùa Đông.
Như vậy, tại Ukraine cách nhau hơn 1 tuần có 3 ( thực chất là 2) cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử do Kiev tổ chức thì không có gì mới, vì cái chính phủ hay cả Tổng thống mới bầu không khác gì chính phủ tạm quyền sau khi lật đổ TT Yanukovych, ra đời trong một thế nước thậm chí còn tồi tệ hơn. Ukraine lại sẽ xuất hiện những cuộc cách mạng mới, bầu cử mới. Nếu hiện tại ở Ukraine có thay đổi thì đó chỉ là sự thay đổi "màu da trên xác chết". Nhưng cuộc bầu cử ở miền Đông Ukraine thì có sự thay đổi rất lớn đang chờ phía trước.
ngocthong19.5@gmail.com
ngocthong19.5@gmail.com
Chào anh nhé ! Chúc anh vui khỏe bình yên, mẹ em mới mất hôm 31/10 sau thời gian lâm bệnh mà em đã đi Huế gần 2 tháng chăm mẹ, nay mẹ đã yên lành nơi chín suối cùng ba, cuộc đời cứ vòng quay vô định theo thời gian, trái chín rồi sẽ có ngày rụng để cây xanh đâm chồi nảy lộc phải ko anh . Bảo trọng nhé Cá mập ơi !
Trả lờiXóaCả EU và Mỹ đều không cản được bước tiến của Nga
Trả lờiXóa