Mất chủ quyền là mất đảng quyền và mất đảng quyền là
mất chủ quyền là lý lẽ trong giai đoạn lịch sử hiện nay của Việt Nam .
Nhiều người đã đặt Việt Nam trong một lý lẽ: “Theo Trung
Quốc thì mất chủ quyền; theo Mỹ thì mất Đảng quyền”. Hiểu rõ ra là:
(1) Theo Trung Quốc thì mất chủ quyền nhưng được
Đảng quyền.
(2) Theo Mỹ thì mất Đảng quyền nhưng được chủ quyền.
Trong một lý lẽ, nếu tiền đề mâu thuẫn nhau thì đó
không phải là một lý lẽ hay là một phán đoán đúng. Chẳng hạn, đây không phải là
một lý lẽ: Chúa làm được tất cả, thì Chúa có thể làm ra một hòn đá mà Chúa nhấc
không nổi không? Ở đây Chúa “làm được tất cả” mâu thuẫn với Chúa “không nhấc
nổi”. Như vậy khi đã có một sức mạnh không gì cản nổi thì đương nhiên sẽ không
có một điều gì đó mà không thể lay chuyển được và ngược lại.
Đối với (1), “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền” là
đúng, là điều khẳng định. “Theo Trung Quốc” được hiểu là quốc gia, dưới sự lãnh
đạo của Đảng cầm quyền đưa đất nước phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế, chính trị,
quân sự, đối nội, đối ngoại…vào Trung Quốc- một láng giềng luôn có âm mưu thôn
tính biển đảo của Việt Nam. “Theo” một quốc gia có dã tâm như vậy thì mất chủ
quyền biển đảo là điều khẳng định chắc chắn và chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu (1) là một lý lẽ thì sau từ “nhưng”, cụm từ “được
Đảng quyền” (tồn tại vai trò lãnh đạo của Đảng), phải là điều được khẳng định,
nếu không được khẳng định thì (1) không phải là một lý lẽ khi tiền đề mâu thuẫn
nhau. Và thực tế là nó không được khẳng định.
Thật vậy, sự sống hay trái tim của Đảng CSVN là sự
hoạt động, lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh dành độc lập dân tộc, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng hùng mạnh, hung hăng đến đâu,
kiên quyết giữ vững và bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng. Nếu không có
hoạt động này, nếu run sợ, nhu nhược, đầu hàng trước kẻ thù thì coi như trái
tim bị ngừng đập, Đảng sẽ chết. Nếu vì sự tồn tại của mình mà bán rẻ quyền lợi
dân tộc, nhân nhượng để mất biển đảo thì trở thành đảng phản dân hại nước, mà
đã là đảng phản dân, hại nước thì số phận cũng như đảng Quốc dân đảng năm 1946
mà thôi.
Như vậy, “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền nhưng
được Đảng quyền” không phải là một lý lẽ. Mất chủ quyền là mất Đảng quyền mới
là lý lẽ.
Đối với (2), “theo Mỹ thì mất Đảng quyền” là đúng,
là điều khẳng định và chẳng cần tốn thời gian vô ích để chứng minh điều này.
Tương tự trên, nếu (2) đúng là một lý lẽ, thì sau từ “nhưng”, cụm từ “được chủ
quyền” phải là điều được khẳng định.
Trước hết, muốn hiểu “theo Mỹ” là như thế nào thì ta
lấy chế độ Việt Nam
cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu xưa làm dẫn chứng. Không có ai “theo Mỹ” nhiệt
tình như VNCH, thế nhưng Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp ngay trước mắt mà không
dám đánh trả dù lực lượng hùng mạnh hơn Trung Quốc, phải chăng Mỹ đã bán Hoàng
Sa? Hoàng Sa không phải là chủ quyền sao? Nếu vậy, ngay cả một chính thể VNCH
“theo Mỹ” như vậy, Mỹ cũng bỏ để chạy lấy người…thì cụm từ “được chủ quyền” bị
phủ định.
Hiện nay, Việt Nam
nếu mất Đảng quyền thì còn tệ hơn hàng trăm lần Ukraine . Đa nguyên, đa đảng, đa
vùng…, chưa gì mà đã có hiện tượng đòi thành lập quốc gia riêng như ở Tây
Nguyên, phía Bắc, huống chi…thì đất nước này thành loạn. Lúc đó, đừng nói chi
một vài hòn đảo mà Tổ quốc này, bọn xấu nó cướp dễ như “lấy đồ chơi trong túi”
thì chủ quyền có được ở đâu?
Như vậy, “theo Mỹ thì mất Đảng quyền nhưng được chủ
quyền” không phải là một lý lẽ. Mất Đảng quyền là mất chủ quyền mới là lý lẽ.
Tất nhiên, bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại
trong một giai đoạn nhất định, do đó, lý lẽ hay chân lý xã hội đều có tính lịch
sử.
Thông thường, khi điều gì đó không phải là lý lẽ thì
giải quyết nó bằng phủ định. “Theo Trung Quốc thì mất chủ quyền…; theo Mỹ thì
mất đảng quyền…” thì Việt Nam
không theo ai hết.
“Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và
mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là
đối tác (bạn bè); bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu
của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng (kẻ
thù) của chúng ta”. Đây là tư duy mới của Việt Nam khi xác định đối tác, đối tượng
trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Một trong những sách lược trong đường lối đối ngoại biểu
hiện khá rõ sự khôn khéo của Việt Nam
trong bối cảnh cục diện địa chính trị phức tạp và gay gắt đang xảy ra là chính
sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam tuyên bố.
Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam
là: Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không liên minh quân sự và không
theo nước này chống nước kia.
Đây là một chính sách thể hiện sự hòa hiếu, chuộng
hòa bình của Việt Nam
nhằm (chủ yếu) để tránh căng thẳng, đối đầu với quốc gia láng giềng (Trung Quốc).
Rõ ràng là khi ở cạnh một láng giềng hùng mạnh, luôn có dã tâm không tốt với
Việt Nam, trong khi không thể “thay đổi láng giềng”, không muốn phụ thuộc, thì
chính sách này là sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện sự khôn khéo.
Nếu như Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản mà họ vẫn có
cách “giải thích khác” khi cần, thì chính sách quốc phòng “3 không” này của
Việt Nam như là phần “thì” trong mệnh đề điều kiện “nếu…thì” mà phần “nếu” được
hiểu ngầm. Khi các nguyên thủ quốc gia tuyên bố là “Việt Nam sẵn sàng thực hiện
quyền tự vệ chính đáng” thì chính sách “3 không” này đã nêu bật lên cái phần
“thì”, phần hiểu ngầm "nếu" rất rõ. Nếu anh đàng hoàng, tử tế với tôi thì…nhưng khi
Việt Nam bị tấn công hay bị đe dọa tấn công thì ngay việc nổ súng bắn vào anh
tôi cũng không ngần ngại, thì “3 không”, tự nó đã phủ định, không còn ý nghĩa.
Sẽ có một số hiểu lầm vì cố ý xuyên tạc hoặc vì chưa
hiểu dẫn luận ngôn ngữ, nhưng thật ra, chính sách quốc phòng “3 không” là một
“đòn” ngoại giao quân sự rất lợi hại. Nó có tác dụng răn đe rất lớn khi giới
hạn giữa “3 không” và “3 có” là rất mỏng manh.
Điều “có” mà bất kỳ láng giềng nào coi Việt Nam là đối
tượng phải lo lắng nhất, run sợ nhất là “cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân
sự”. Khi bị dồn đến chân tường, nếu Việt Nam cho phép Mỹ hay Nhật Bản đặt căn
cứ tại Cam Ranh chẳng hạn (là hành động tự vệ chính đáng), thì chẳng hay ho gì
cho đối tượng tác chiến trực tiếp của Việt Nam.
Như vậy, thực
chất “3 không” là “3 có” được báo trước, nếu như ai đó có hành động đe dọa,
thách thức nghiêm trọng đến an ninh của Việt Nam.
Có thể nói, đưa ra một mệnh đề dù là có lý lẽ hay
không như trên, người ta đã có vẻ mặc nhiên coi Việt Nam như là một quân cờ mà
Trung Quốc hay Mỹ dùng để chơi trên bàn cờ chiến lược của họ. Tuy nhiên, đó
không phải là tư tưởng và hành động của người trong cuộc vì thời thế đã khác
xưa nhiều.
Việt Nam độc lập, ko ngả theo bên nào cả, độc lập dân tộc và cnxh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Nếu đã độc lập thì thiết nghĩ chuyện chủ quyền và đảng quyền ko cần bàn tới nữa. Vì sẽ không để mất quyền nào cả.
Trả lờiXóaNhưng làm sao để độc lập khi mà Trung Quốc thì có âm mưu như thế, còn Mỹ lại có ý đồ như vậy?
XóaHihi, hôm cháu trả lời nhận xét của chú, ko hiểu sao hôm đấy blog của chú bị lỗi gì ấy. Nói chung là cháu chẳng sợ TQ, cũng ko sợ Mỹ vì cháu là người Việt Nam, vậy thôi ạ hi.
XóaAnh Bán Báo này nói hay đấy
XóaVới quan hệ quốc tế của Việt Nam, chúng ta không thể dùng từ "theo" vì đường lối xuyên suốt của chúng ta là độc lập và tự chủ hoàn toàn chủ động. "Theo" là phụ thuộc và bị động.
Trả lờiXóaBiết thế, nhưng đây là mình trích dẫn một số dư luận đấy chứ.
XóaBác Thống đã từng nói, TQ là chúa cơ hội, Việt Nam có biến là TQ động binh. Thâu tóm Việt Nam là âm mưu muôn đời của lãnh đạo TQ. Bây giờ, ngoài cơ hội quốc tế diễn biến phức tạp thì nội tình Việt Nam có gì để TQ nắm bắt động binh ở BIển Đông thưa bác Thống?
XóaNói thì dài nhưng có 2 điều kiện để TQ động binh:
Xóa1 Kinh tế không phát triển, an sinh XH tệ hai.
2 Bất ổn về chính trị.
Đúng vậy, trong lần trả lời báo chí bác Chí Vịnh cũng đã gửi thông điệp với TQ rằng ngưoi dân Việt Nam có thể mất niềm tin về tệ nạn tham nhũng hiện nay, nhưng dân Việt Nam luôn đặt vận mệnh tổ quốc lên trên hết.
Trả lờiXóa