Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cuộc chiến địa chính trị sống mái Nga-Mỹ trên chiến trường Ukraine

Phần 1: quân cờ Ukraine
Kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine, chắc chắn sẽ xuất hiện ở châu Âu một cục diện địa chính trị rất khác với hiện tại.
Lịch sử chỉ ra rằng nước Nga chỉ thay đổi khi nó gặp phải một thất bại địa chính trị thực sự. Chẳng hạn, thất bại trong cuộc chiến Crimea 1853-1856 đã dẫn đến việc tan rã của chế độ nông nô và các cải cách tự do khác. Thất bại trước Nhật Bản năm 1905 mang lại Nghị viện đầu tiên của Nga và những cải cách của Pyotr Stolypin. Khủng hoảng sa lầy ở Afghanistan những năm 1980 tạo môi trường dẫn đến cải tổ của Mikhail Gorbachev để Liên Xô sụp đổ, cho ra đời một Liên bang Nga.
Cho nên, chỉ có người Nga mới có thể tự đánh giá thế nào là một thất bại của chính mình. Nếu Putin có thể thuyết phục người Nga rằng việc sáp nhập Crimea và Liên bang Nga của ông là một thắng lợi, tấn công Ukraine, đối đầu thách thức với NATO là vì lợi ích an ninh quốc gia, thì nước Nga sẽ tiếp tục hành xử cứng rắn và đầy dọa nạt trên trường quốc tế. Nhưng nếu người dân Nga tin rằng Ukraine là một sai lầm, đối đầu với NATO-Mỹ là mạo hiểm, thì một đất nước có chế độ chính trị rất khác sẽ có thể ra đời.
Rất may cho Putin và ban lãnh đạo nước Nga là dân Nga và ngay cả nguyên Tổng thống Mikhail Gorbachev-người có công lớn làm cho Liên Xô sụp đổ, đều nhất trí cao cho rằng, họ là những người bảo vệ lợi ích nước Nga tốt nhất. Ngay cả việc Putin bỏ về sớm tại hội nghị G-20 vừa qua khiến nhiều đánh giá của phương Tây cho rằng Putin bị mắng mỏ, bị cô lập…nhưng với người Nga thì không vậy, “lãnh đạo Nga có cần gì phải nói với các nước phương Tây thối nát”, đã là quá đủ.
Vậy thì, có gì có thể cản trở chiến lược, tư duy mới, của Tổng thống Putin? Khó có điều gì. Vấn đề là nó như thế nào và ra sao với Ukraine và NATO.
Nhìn toàn cục cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga có 2 phương cách để xử lý.
Một: Dùng toàn lực về kinh tế, tài chính, năng lượng để tung đòn đánh sập chính phủ hiện hành ở Ukraine. Kết quả là một chính phủ mới thân Nga hoặc trung lập sẽ được dựng lên, công nhận quyền tự trị của miền Đông.
Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Nga.
Thật vậy, chỉ riêng về tài chính, TT Putin nói rằng các ngân hàng của Nga "hiện đã mở rộng thêm một khoản vay trị giá 25 tỷ USD cho Ukraine" và cho biết Moscow không xiết món nợ 3 tỷ USD mà Kiev vay trước đây và đáng ra phải thanh toán lúc này. "Chúng tôi quyết định sẽ không làm điều đó bởi  vì nếu làm thế thì sau đó toàn bộ hệ thống tài chính của Ukraine sẽ sụp đổ". Rồi về khí đốt, than đá…nếu muốn Nga ra đòn cùng một lúc thì coi như chính phủ Ukraine hiện tại sẽ tiêu vong.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện một tình hình như vậy thì chiến lược của Nga tại Ukraine chưa giải quyết triệt để. EU còn có cơ hội để biến vấn đề Crimea sẽ luôn như một dãy đá ngầm trong dòng chảy quan hệ Nga-Ukraine sau này, tạo ra sự bất ổn tiềm tàng trong chiến lược với láng giềng. Vì thế, cách thứ nhất là lựa chọn của người thấp cờ, muốn “ăn non”. Cách này nếu sử dụng vào thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine dù không triệt để, không chắc thắng (vì vũ khí khí đốt chưa phát huy hết tác dụng và EU đang rất hung hăng) tuy còn hợp lý về góc độ mưu lược. Nhưng đến lúc này, dù chắc thắng 100%, thì phương cách này không còn ý nghĩa.
Hai: Chính phủ hiện hành chống Nga, thân phương Tây vẫn tồn tại, nhưng Nga tạo điều kiện cho quân ly khai tấn công đánh chiếm sân bay Donetsk, đánh chiếm cảng biển Mariupol…nghĩa là các vùng Lugansk, Donetsk, Mariupol, Crimea liền một dải, buộc chính phủ không còn sự lựa chọn nào khác là phải ký với quân ly khai theo ý tưởng áp đặt của mình.
Nếu thành công, đây là thắng lợi chiến lược triệt để, trọn vẹn nhất, đến mức phần còn lại của Ukraine lúc đó có theo EU và NATO đi chăng nữa thì Nga cũng không cảm thấy bị thách thức.
Có vẻ như Nga đang chọn cách này, bởi theo logic thì một chính phủ đứng đầu là Thủ tướng Yatsenyuk tuyên bố chống Nga đến quyết liệt như vậy, một Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh toàn diện với Nga như vậy…mà Nga lại giang tay giúp nó tồn tại là vô lý. Tại sao EU bất chấp Ukraine sống hay chết, quyết trừng phạt để làm phá sản ngân hàng Nga, trong khi Nga không tự cứu mình lại cố gắng giữ nền tài chính Ukraine không sụp đổ? Rõ ràng, Nga chưa muốn chính quyền của TT Poroshenko bị lật đổ. Vậy, đằng sau ý đồ này là gì?
Trước hết, đây là một chính phủ thân phương Tây, do phương Tây gây dựng. Chính phủ này đang chống Nga quyết liệt, nhưng hơn ai hết, Nga biết Kiev không đủ sức đương đầu với quân ly khai. Trong khi đó, chắc chắn quân ly khai không bao giờ có ý định ngừng bắn khi lãnh thổ của họ chưa thõa mãn, thì việc hô hào “tiêu diệt khủng bố” của Kiev là cái cớ cho Nga tăng cường sức mạnh ở miền Đông, đồng thời là cái cớ cho quân ly khai phát động tấn công trên danh nghĩa tự vệ. Do vậy, khi Kiev càng có những tuyên bố sốc về chiến tranh; Nga có những tố cao Kiev sắp tiến hành chiến tranh…là lúc quân ly khai đã sẵn sàng…nổ súng trước.
Sẽ là ngây thơ khi cho rằng Nga không cung cấp vũ khí hiện đại nhất của mình cho quân ly khai để ra đòn chiến thắng quân Kiev. Mặt khác, Nga đã tuyên bố “sẽ không cho phép Kiev tiêu diệt đối thủ chính trị…” thì chắc chắn Kiev sẽ không có cửa thắng khi tấn công quân ly khai.
Nếu chính phủ Kiev bất lực, buộc phải ký với quân ly khai một vấn đề gì đó về chính trị, lãnh thổ…thì sẽ có “tính pháp lý” cao đối với quân ly khai và với Nga, đó là sự chia cắt vĩnh viễn.
Thứ hai là chính cái chính phủ thân phương Tây (có EU là liên minh kinh tế và NATO là liên minh quân sự) này lại là yếu tố gây nên sự chia rẽ EU có hiệu quả nhất.
Phải thành thực công nhận rằng, chính phương Tây có công đầu trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Sau một loạt phản ứng của Nga, tình hình Ukraine giờ đây buộc EU có cách tiếp cận khác. Kiev đang kêu gào sự giúp đỡ, phương Tây nghe thấy, nhưng ở Ukraine bây giờ có gì quyến rũ để EU phải tự ghè đá vào chân mình nếu như không bị ép buộc của ông chủ Mỹ? EU đang tính toán lợi ích. Kiev đang nói gần nói xa về hệ thống trung chuyển khí đốt của phương Tây, EU nghe thấy, nên EU phải cắn răng gánh nợ cho Ukraine và đang bàn cách trừng phạt…quân ly khai thay vì Nga đó sao! Mà trừng phạt quân ly khai thì…bọn chúng (quân ly khai) “trên răng dưới váy”, lấy gì mà trừng phạt. Rốt cuộc, bỏ Ukraine thì không bỏ được mà vương vào thì mất đoàn kết vì đâu phải ai trong số 28 quốc gia EU cũng có cùng lợi ích. Khi lợi ích quốc gia không đảm bảo thì đừng nói đến hỗ trợ Ukraine, ngay cả theo EU hay theo Nga cũng không quan trọng. EU không chỉ có mỗi Hunggry, vương quốc Anh còn đòi bỏ EU nữa là.
EU đang ngồi trên lưng hổ. EU muốn xuống, bất luận con hổ dừng lại hay chết. Đó phải chăng là lý do EU muốn “đập” Nga mà bất chấp Ukraine chết hay sống như TT Putin đã “ngạc nhiên” trên kênh truyền hình Đức ARD.
Tất nhiên, Nga dại gì làm cho con hổ ấy dừng lại hay ra tay đập chết nó. Nga muốn nó sống và gầm thật to càng tốt, thậm chí tuyên bố sẵn sàng chiến tranh tổng lực với Nga của TT Ukraine Poroshenko cũng chẳng sao.
Thứ ba là từ Ukraine, tiếng chuông nguyện hồn…NATO đã rung lên…báo hiệu đã đến lúc NATO hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. NATO-cái gậy chỉ huy, gõ đầu châu Âu đáng kính của ông chủ Mỹ, trừ Liên bang Nga, vì danh dự và lòng tự trọng, đã đến lúc hãy quên nó đi…
Như vậy, bản chất của cuộc khủng hoảng tại Ukraine là một cuộc chiến địa chính trị  của Nga với phương Tây-Mỹ, mà chủ yếu là Mỹ-Nga, do đó, Ukraine phải biết mình là quân cờ hay là người chơi cờ.
Chắc chắn khi kết thúc khủng hoảng mang tên Ukraine, một cục diện địa chính trị rất khác sẽ xuất hiện ở châu Âu mà ở đó, trục Nga-Đức-Pháp là một cực của thế giới đa cực.
Chẳng phải ngẫu nhiên, ngày 18/3/2014, lúc sáp nhập Crimea vào Nga, nước Nga tuyên bố: “Hôm nay thế giới đơn cực đã kết thúc. Nước Nga đã nhận về mình trọng trách vô cùng to lớn”.

Vậy nước Nga có thể làm gì để châu Âu hiểu rằng, Mỹ dùng NATO để cai quản châu Âu như dùng Hiến pháp hòa bình để cai quản Nhật Bản? Có vẻ như Nga đã và đang hành động và đầu tiên chúng ta hãy chờ từ nước Pháp.
Phần 2: NATO

3 nhận xét:

  1. Tầm kiến thức quân sự, chính trị của bác Thống không ỏ "góc nhìn" mà là tầm bao quát sâu rộng. Đề nghị bác tiếp tục nghiên cứu và cống hiến. Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  2. Có bao nhiêu cách bổ sung collagen cho da bằng mặt nạ thế nhỉ? Cho mình hỏi trong thực phẩm nào nhiều collagen nhất và nó có tốt cho cơ thể không. Mình đang thắc mắc liệu có bao nhiêu mặt nạ tự nhiên bổ sung collagen vậy nhỉ, những trái cây nào có nhiều collagen là những loại nào có dễ tìm ngoài chợ không vậy. Collagen là gì? và uống collagen có xuất hiện gì không là điều mà nhiều chị em thắc mắc. Các bà bầu khi đang cho con bú uống collagen có nguy hiểm không và có loại collagen cho bà bầu không. Tùy vào từng loại collagen mà chúng ta uống collagen vào thời điểm nào trong ngày để tốt nhất cho cơ thể, bị tăng cân khhi uống collagen và hiệu quả như thế nào đối với những người béo phì

    Trả lờiXóa