Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
TRIỀU TIÊN "ÔM BOM VÀ CON TIN LIỀU CHẾT"
Trước lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, trước thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.
Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?
Không những căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng mà càng ngày đã có những dầu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu khi sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra đã không thể thành hiện thực.
Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.
Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.
Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỷ mỹ để sẵn sàng bóp chết Triều Tiên tức khắc ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc nếu như Triều Tiên manh động.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc đã từng vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?
Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.
Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố, hoênh hoang, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới thì không phải chuyện đùa, không dành cho những kẻ “yếu tim”.
Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.
Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu nhầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa . Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?
Trung Quốc sẽ bỏ rơi Triều Tiên? Tính nhạy cảm của vấn đề đến mức có một tờ báo nào ở Trung Quốc đăng tin như vậy thì TBT báo đã bị buộc thôi việc. Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.
Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên đã tỏ ra hốt hoảng, lo sợ, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.
Đây, thực ra là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết” của Triều Tiên. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc gánh chịu, như thế nào thì đã rõ.
Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.
Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá , mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa khi chế độ bị sụp đổ.
Triều Tiên rất muốn giống với Myanma, họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.
Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên hoảng hốt, lo sợ khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.
Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?
Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhà cầm quyền 2 miền gây ra và tội lỗi này họ phải gánh chịu trước dân tộc họ.
Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.
Tới đây, sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, theo đó một nước CHDCND Triều Tiên bị rệu rã, kiệt quệ sau nguy cơ một cuộc “chiến tranh hạt nhân” chắc chắn sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… sẽ không còn và không thể như trước nếu như không muốn bị sụp đổ hoặc lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ đẩy căng thẳng lên cao.
Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.
Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận, duy nhất của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó dù như vào một thùng không đáy, không phải vì tình đồng chí, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.
Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.
Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình với Mỹ là chưa thể.
Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ôm bom cảm tử hở anh ? Cho em ôm với (~_~)
Trả lờiXóaAnh thì ... được nhưng ôm bom thì đừng.
XóaCó người sợ ôm bom rồi, nên ko dám nhắn nữa hi hi
Trả lờiXóaChúc anh tuần mới tràn niềm vui (~_~)
Quả thật BOM anh không sợ, ôm vẫn được và khi cần thì sẵn sàng. Nhưng "ôm" ai mà chưa được sự đồng ý thì trùm khủng bố Binladen cũng sợ, cũng hổng dám chứ anh là cái đinh gỉ gì cơ chứ.
XóaEm nỏ chộ cấy còm mô của anh cả, chỉ thấy chị ni cười toe toét thôi, quyết định thay đổi rồi, ko ôm bom cảm tử nựa mà ôm Cá Mập cảm tử thôi (~_~)
Trả lờiXóahttp://chieuphimquocgia.com.vn/UserFiles/image/thang8/Nemo_(6).jpg
Chắc không? Chắc như đinh đóng cột lim hay...chuối?
Trả lờiXóaTriều Tiên bây giờ mà vẫn dùng chính sách "tiên quân" - ưu tiên quân sự kết hợp với bế quan tỏa cảng là lỗi thời rồi. Điều đó chứng tỏ họ vẫn hy vọng thống nhất đất nước bằng quân sự như hồi thế kỷ 20, tức là vẫn chả hiểu gì về thực tiễn thế giới thời nay. Năm xưa khi thế giới đang ở thời kỳ chiến tranh lạnh họ có cơ hội tiến hành chiến tranh với Hàn Quốc để thống nhất bán đảo Triều Tiên và cũng đã thực hiện nhưng cuối cùng vẫn không thành công thì huống chi là thời điểm bây giờ. Chắc do đóng cửa kín mít lâu quá không biết tình hình bên ngoài đất nước thế nào, không biết xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay ra sao nên mới có chính sách sai lầm ấy.
Trả lờiXóa