Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

TÀU PHÓNG LÔI CÁNH NGẦM VIỆT NAM TRONG HẢI CHIẾN HIỆN ĐẠI


Xây dựng và củng cố, phát triển và đào thải lực lượng bao gồm tổ chức, vũ khí trang bị và con người… như thế nào cho phù hợp với nghệ thuật quân sự Việt Nam, phù hợp với điều kiện chiến tranh hiện đại, phù hợp với tình hình đất nước trong bối cảnh Biển Đông hiện nay là một cuộc đấu trí căng thẳng của các nhà quân sự chiến lược Việt Nam.
Từ kinh nghiêm, kết quả của 2 trận đánh của tàu PL trong chiến tranh chống Mỹ, một số các nhà phân tích, quân sự, cho rằng khi tàu địch có vũ khí tấn công xa hàng trăm km thì kiểu “đánh gần” như của tàu PL là không còn giá trị trong hải chiến hiện đại và tàu PL Việt Nam ngày nay đã “hoàn thành sứ mạng lịch sử”, cần loại bỏ khỏi biên chế của Hải quân.
Thực tế, Hải quân Việt Nam đã chuyển hết tàu PL dạng Shershen sang lực lượng Cảnh sát biển thời kỳ đầu mới thành lập (và bây giờ CSB cũng ít điều loại tàu này đi làm nhiệm vụ). Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tàu PL cánh ngầm bị loại khỏi biên chế. Phải chăng giá trị chiến thuật của tàu PL cánh ngầm vẫn còn nhiều ý nghĩa với Bộ TM Hải quân Việt Nam?
Hải chiến ngày xưa thì lực lượng của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau với những góc mạn thuận lợi để phát huy hỏa lực, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn.
Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa.
Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế là rõ ràng không bàn cãi.
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Hãy xem diễn biến và kết quả của trận hải chiến hiện đại gần nhất vào tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria.
Tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Tàu tên lửa Ai-Cập cách tàu tên lửa Israel 125 km là có thể sử dụng hỏa lực, trong khi đó tàu tên lửa Israel muốn sử dụng hỏa lực phải vượt qua một chặng đường 75 km trong tầm lửa đạn của tàu tên lửa Ai- cập.
Đây là ưu thế chiến thuật hết sức “quyến rũ”, nên thường khiến cho những vị tướng “bàn giấy” hung hăng, hoanh hoang sức mạnh, coi thường đối phương là thế. Nhưng thực tế là…
Khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel nhưng không trúng mục tiêu, vì chiến thuật vận động tiếp cận và gây nhiễu rất tốt của tàu tên lửa Israel. Điều đó có nghĩa là tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đã đến đúng tầm hỏa lực của mình mà không bị ngăn chặn và phóng tên lửa đáp trả trong khoảng cách gần. Đương nhiên, trong thế trận này, đánh gần thì hiệu quả hơn đánh xa nhiều lần. Toàn bộ tàu tên lửa của AI Cập bị diệt gọn.
Như vậy có thể nói, hải chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Có thể khi công kích (như tàu tên lửa của Israel) hoàn toàn nằm trong tầm hỏa lực địch nhưng vẫn có nhiều biện pháp, chiến thuật để vận động tiếp cận mục tiêu đến tầm sử dụng hỏa lực mà địch không thể ngăn chặn. Đây là giai đoạn tác chiến khó khăn, nguy hiểm nhất, nhưng khi đã vượt qua được thì coi như nắm chắc phần thắng vì đánh gần.
Nếu như cho rằng, chiến hạm địch có tên lửa bắn xa hàng trăm km là nắm chắc phần thắng khi đối đầu với các tàu có tầm bắn ngắn hơn và do đó phải loại bỏ các tàu chiến có tầm bắn ngắn đi thì hoàn toàn vô lý và không phải là cách tư duy của người…Do Thái và càng không phải của người Việt.
Rốt cuộc, nếu vậy, so với hải quân Trung Quốc thì lực lượng của Hải quân Việt Nam còn lại tàu chiến nào để tác chiến ngoại trừ Gepard 3.9?.
Đồng ý là các tàu PL cũ kỹ, tốc độ chậm là phải loại bỏ, nhưng tàu PL cánh ngầm thì không. Chúng sẽ được sử dụng rât linh hoạt trong từng nhiệm vụ mà không “duy ý chí, duy quyết tâm” hay “đánh liều chết” bởi lẽ, thế trận ngày nay đã hoàn toàn khác xưa và đương nhiên sẽ có những phương án tác chiến khác xưa.

Tàu phóng lôi cánh ngầm Hải quân Việt Nam.
Vận tốc 45M/h. 4 ống phóng với ngư lôi kiểu 53A (loại chuyên diệt tàu mặt nước). Pháo AK 76 (sau) và pháo 25 ly (trước)trong tay Việt Nam vẫn là một lực lượng đáng gờm.
Tàu PL chỉ chuyên đánh gần, nếu trong tầm hỏa lực của tàu PL mà tàu PL ra đòn thì khó kẻ thoát. Nhưng làm sao để cho tàu PL tiếp cận được mục tiêu trong tầm sử dụng hỏa lực lại là một vấn đề thuộc về bản lĩnh, trí tuệ…Có thể trong đội hình thực hiện đòn tập kích sở trường, tàu PL cánh ngầm chỉ làm nhiệm vụ đánh bồi, đánh “tảo trừ”…nhưng chắc chắn không bao giờ một tàu hay một biên đội PL cánh ngầm hoạt động độc lập như ngày xưa.
“Tầm bắn” không phải quyết định tất cả, chỉ là một trong những ưu thế khi tác chiến nhưng vẫn không phải là ưu thế quyết định.
Một hệ thống tác chiến hiện đại không phải là hệ thống vũ khí siêu công nghệ, nó là sự kết hợp giữa trái tim, khối óc người lính. Đó là khả năng thông minh, phản ứng nhanh nhạy, xử lý hiệu quả các trang thiết bị đang khai thác sử dụng, với tinh thần sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là tư duy về chiến thuật trong công tác nghiên cứu địch và phương pháp bố trí trận địa để đánh địch.
Con người vẫn là nhân tố quyết định cho mọi sự thành bại trên chiến trường.
ngocthong19.5@gmail.com

1 nhận xét:

  1. ĐÀO NÓI THẾ CÓ THIỆT KO ?
    MẬN ĐÂU CÓ THẤY LỐI NÀO NỮA ĐÂU
    HAY LÀ NHÀ ĐÀO CÓ HẦM SÂU
    NGAY SAU CÁI CỬA TỪ LÂU CHƯA AI VÀO (~_~)

    Trả lờiXóa