Việc Thủ
tướng Nhật Bản đi thăm đền Yasukuni, Trung Quốc huy động 43 vị đại sứ của mình
trên khắp thế giới, đồng loạt đăng tải các bài viết trên báo chí toàn cầu, “dạy
lịch sử” cho các quốc gia sở tại vế chiến tranh thế giới lần thứ 2, đã đành,
nhưng việc ông Shinzo Abe đi thăm 3 nước châu Phi thì có gì mà Trung Quốc cũng
phản ứng quyết liệt?
Trước hết hãy
biết một điều, đó là có một cuộc chiến bí mật, đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc
xung quanh việc kiểm soát và khai thác nguyên liệu của châu Phi đã và đang diễn
ra quyết liệt. Sự quyết liệt của cuộc đối đầu này đã thể hiện tầm quan trọng
của nguồn nguyên liệu châu Phi đối với sự sống còn của các nước này về phương
diện kinh tế, đồng thời cũng qua đó họ khẳng định sức mạnh, vị thế của mình
trên trường quốc tế.
No đòn
Trong năm
2008, Trung Quốc nhập khẩu 32% lượng dầu mỏ qua châu Phi trong khi Mỹ là 80%. Năm
2010 Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới, trên cả
Mỹ trong khi chỉ nắm giữ 1,7% trữ lượng dầu mỏ thế giới mà nhu cầu tiêu dùng
thì gia tăng một cách chóng mặt. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu
10-15 triệu thùng/ngày. Đối với Bắc Kinh, dầu mỏ đã trở thành là “nổi ám ảnh
quốc gia” thực sự.
Để khắc phục
sự thiếu hụt trầm trọng đó, Trung Quốc triển khai trên toàn bộ các vùng chiến
lược của thế giới một “chính sách ngoại giao tài nguyên”, thực hiện một loạt
chính sách năng lượng mới. Và châu Phi là nơi mối quan tâm được tăng lên trong
chính sách năng lượng của Trung Quốc, là “miền đất hứa” trong tương lai.
Đương nhiên,
Mỹ cũng có chiến lược của mình và Châu Phi đã trở thành nơi sàn đấu cuộc chơi
năng lượng quy mô lớn của 2 cường quốc kinh tế và quân sự Mỹ, Trung Quốc.
Trước thời
điểm tháng 7/2011. Tại Libya, Mỹ và liên quân đã xóa bỏ chế độ Gaddafi khiến
Trung Quốc mất trắng 20 tỷ USD (con số chưa chính thức) khi đầu tư ở đó về cơ
sở hạ tầng, viễn thông và dầu lửa. Tình trạng giao tranh ác liệt trong
thời kỳ Mùa xuân Ả rập 2011 cũng làm cho dự án này tới dự án khác
bị bỏ trống khiến Trung Quốc bị thua lỗ nặng nề bởi hơn nửa đầu tư
của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu lửa ở nước ngoài là ở các khu
vực bị coi là bất ổn, như Iran, Nigeria, Sudan, Nam Sudan và Venezuela.
Đây là những
canh bạc đầy rủi ro, nhưng các thị trường chính đều đã bị các hãng
phương Tây thống trị hoặc bị giới hạn sản lượng do các lệnh trừng
phạt, khiến cho Trung Quốc không có mấy lựa chọn.
Rõ ràng là
Trung Quốc không bao giờ coi Mỹ vô can trong chuyện này, tuy nhiên, trên “sàn
đấu” Sudan mới thể hiện một cuộc đấu năng lượng quyết liệt rõ ràng nhất giữa Mỹ
và Trung Quốc đã và đang diễn ra.
Dấu hiệu của
cuộc chiến này với Trung Quốc là sợ hỗ trợ để giữ vững một quốc gia Sudan thống
nhất, trong khi đó với Mỹ (và đồng minh Israel) thì phải chia tách đất nước
Sudan, tạo ra một Nam Sudan độc lập.
Trung Quốc đã
đầu tư lớn vào Sudan và trở
thành đối tác quan trọng của Sudan .
Sudan có rất nhiều dầu mỏ, chỉ riêng dầu mỏ nước này cũng đáp ứng 10% nhu cầu
của Trung Quốc, có ngày như năm 2008, Trung Quốc nhập trung bình 800.000
thùng/ngày. Sudan
là nước duy nhất ở châu Phi mà Trung Quốc tiến hành khai thác dầu mỏ bằng chính
công ty của mình rất thành công. Vì vậy, dứt khoát Trung Quốc phải bảo vệ chế
độ Khartoum, tức một Sudan thống nhất mà có chính phủ thân với Trung Quốc và
thực sự họ đã làm đủ mọi cách để hỗ trợ chế độ Hồi giáo Khartoum Sudan.
Rốt cuộc, bằng
bộ máy tạo ra sức mạnh quân sự, kinh tế, Mỹ và đồng minh đã phá vỡ Sudan .
Tháng 7/2011, Nam Sudan, quốc gia thứ 193 của thế giới ra đời do ông Salva Kiir
làm tổng thống.
Sự chia tách Sudan là một đòn đau của Trung Quốc khi 20 tỷ
USD đầu tư vào Sudan
trước đó trở nên vô ích. Đau hơn nữa là 80% lượng dầu mỏ của Sudan lại nằm ở Nam Sudan, vùng ảnh
hưởng của Mỹ.
Một lần nữa
Trung Quốc buộc phải làm lại từ đầu. Chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2012 của
Tổng thống Salva Kiir của Nam Sudan đã đem về 8 tỷ USD cho dự án cơ sở hạ tầng
và dầu lửa. Trung Quốc như cơn say khát dầu, tung tiền tiếp tục đầu tư lớn vào
Nam Sudan mà bất chấp điều gì đang chờ phía trước.
Những tưởng
rằng tương lai sẽ có kết quả tốt đẹp như 10 tháng đầu năm 2013 thì bất ngờ Nam
Sudan xảy ra nội chiến giữa các phiến quân ủng hộ Riek Machar, người vẫn
là phó tổng thống của nước này cho tới khi bị cách chức hồi tháng
Bảy vừa rồi với chính phủ của tổng thống Kiir. “Oái ăm” thay, một số mỏ
dầu lớn nhất mà Trung Quốc đang hoạt động lại nằm ở các vùng thuộc
kiểm soát của phiến quân.
Không rõ có
bàn tay của Mỹ hay của lực lượng nào, chỉ biết rằng sản lượng dầu đã giảm
20% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ba tuần trước và hơn 300 công nhân
Trung Quốc đã phải đi sơ tán. Bắc Kinh như đang ngồi trên đống lửa.
“giận cá chém thớt”
Trong bối cảnh
đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi thăm 3 nước châu Phi để cùng với Mỹ “đánh
hội đồng” Trung Quốc mà Trung Quốc không nổi đóa mới chuyện lạ, Trung Quốc chưa
táng tên lửa đạn đạo, tên lửa hạt nhân vào Tokyo là kiềm chế lắm rồi, là may
cho Nhật Bản lắm rồi.
Phải công nhận
rằng Trung Quốc đã có tầm nhìn xa khi đầu tư đến vùng chiến lược quan trọng
châu Phi và có lúc Châu Phi như là sân sau của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc
đã phạm sai lầm lớn khi quá tham lam, tàn bạo, thực hiện chính sách khai thác
tài nguyên như kiểu “thực dân khai thác thuộc địa” khiến cho chính phủ và người
dân bản xứ bức xúc, lên án.
Ngoại trưởng
Mỹ bà H. Clinton trong chuyến thăm châu Phi tháng 6/2012 nói: “Chúng ta đã
chứng kiến điều đó ở thời kỳ chủ nghĩa thuộc địa, khi các đế quốc dễ dàng đến,
lấy đi nguồn khoáng sản tự nhiên, trả hậu cho các nhà lãnh đạo, rồi rời đi và
khi họ bỏ đi, họ chẳng để lại gì nhiều cho người dân bản địa. Chúng tôi không
muốn phải chứng kiến chủ nghĩa thực dân mới tại Châu Phi”.
Nói đâu xa,
ngay tại ĐNA, Myanmar một
thời là sân sau của Trung Quốc, nhưng chính hành xử theo kiểu “thực dân khai
thác thuộc địa” của Trung Quốc đã buộc Myanmar đoạn tuyệt. Và gần đây nhất
là Indonesia .
Chính phủ và người dân bực tức vì Trung Quốc đến khai thác rồi chỉ mua khoáng
sản thô đem về nước tinh chế đã buộc Tổng thống Indonesia quyết định nói
“không” với xuất khẩu khoáng sản thô từ ngày 12/1/2014.
Rõ ràng là
cũng không thể trách Trung Quốc chuyện này, vì để phát triển kinh tế thì ngay
môi trường của chính quốc họ cũng sẵn sàng “phá” không tiếc cơ mà. Cho nên,
chuyện “cướp, phá” ở châu Phi là bình thường.
Mỹ, trước đó
và chuyến thăm châu Phi của Nhật Bản vừa rồi đã khai thác điểm yếu “thực dân
mới” này của Trung Quốc để cạnh tranh với Trung Quốc về địa kinh tế cũng như
địa chính trị tại châu Phi. Đương nhiên, châu Phi tin Mỹ, Nhật Bản hơn Trung
Quốc vì chính sách đầu tư của Mỹ, Nhật Bản có trách nhiệm, có lợi, có sự quyến
rũ hơn với chính phủ và người dân bản xứ.
Bởi vậy, Trung
Quốc gay gắt chỉ trích, tố cáo Nhật Bản là kẻ “phá đám”, tố cáo Nhật Bản đang
phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, nhắc nhở tội ác năm xưa mà Nhật Bản đã gây ra để
chính phủ các nước (họ quên lâu rồi) tránh xa Nhật Bản…là hợp với logic.
Điều thú vị là
Mỹ, Nhật Bản vẫn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh bơ, có vẻ như coi Trung Quốc la lối, cay
cú, tức giận là chuyện đương nhiên và tỏ vẻ thích thú.
Việt Nam có
câu: “Tham ăn thì dại ở” không biết có đúng với ai trên “sàn đấu” châu Phi?
Bác Thống không chỉ viết rất hay về hải quân mà còn viết hay không kém về cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia hiện nay. Kính chúc bác đều tay viết trong mùa xuân mới!
Trả lờiXóaĐụng chạm đến lợi ích của mình là TQ nhảy cẫng lên ngay
Trả lờiXóa