Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

“TƯ THẾ QUÂN SỰ” NÀO CỦA MỸ SẼ LÀM CHO TRUNG QUỐC LO SỢ?


Khi mà tư duy về chiến lược của Mỹ đã thay đổi, Mỹ xác đinh khu vực châu Á-TBD là trong tâm, là tương lai phát triển của thế giới nên đã “xoay trục” sang châu Á-TBD thì thay đổi ‘tư thế quân sự” là không thể tránh khỏi, nó luôn đồng hành cùng với sự phát triển thành bại của chiến lược. Vấn đề là mục tiêu, đối tượng mà “tư thế” đó hướng tới như nào mới đáng quan tâm.
Thay đổi tư thế quân sự không những chỉ thay đổi trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang mà quan trọng hơn là các hoạt động bố trí, điều binh…nhằm vào mục tiêu chỉ định rõ ràng để khi cần là sử dụng được ngay một cách hiệu quả.
“Tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên biển Hoa Đông?
Thực tế là kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy lộ rõ bản tính bá quyền nước lớn, hung hăng, cậy mạnh với láng giềng trong tranh chấp chủ quyền và thách thức địa vị thống trị của Mỹ trên thế giới…thì Mỹ đã nhiều lần “thay đổi tư thế quân sự”. Không những thế, tư duy về chiến lược của Mỹ cũng đã thay đổi khi hướng mục tiêu về châu Á-TBD thì việc “thay dổi tư thế quan sự” là đương nhiên, nó là một phần không thể thiếu cho thành công của chiến lược. Từ các vụ khủng hoảng eo biển Đài Loan và đặc biệt gần đây nhất là tình hình Đông Bắc Á, tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư…đã cho thấy Mỹ đã liên tục thay đổi “tư thế quân sự” để nhằm vào mục tiêu rõ ràng là Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mỹ làm mới, củng cố các liên minh quân sự; Mỹ cổ vũ, ủng hộ ngầm Nhật Bản tái vũ trang và “quyền tự vệ tập thể”; Mỹ điều động các loại vũ khí tiên tiến hiện đại nhất đến Guam và vùng biển Hoa Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc; Mỹ tiến hành các cuộc tập trận lớn với Nhật Bản, Hàn Quốc tại những vị trí nhạy cảm…Tất cả những thay đổi “tư thế quân sự” đó đương nhiên gây khó dễ cho Trung Quốc và nếu như nói rằng Trung Quốc không bận tâm lo lắng, đối phó là không đúng. Tuy nhiên, Trung Quốc không lo sợ quá đáng về điều đó bởi vì trong chiến lược tiến ra Thái Bình Dương, giấc mơ cường quốc biển, thì hướng đó không phải là hướng trọng điểm sống còn mà Trung Quốc phải bằng mọi giá chọc thủng. Nếu như Trung Quốc biết với khả năng của mình, hiện tại không thể ra Thái Bình Dương theo hướng đó thì Mỹ-Nhật Bản dù có thay đổi “tư thế quân sự” với mức độ hành vi nào đi nữa cũng chỉ là dùng để phòng ngừa Trung Quốc mà thôi, cho nên, đối đầu với “tư thế quân sự” đó hay không là Trung Quốc tự quyết định.
Vì vậy, “tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên vùng biển phía Đông của Trung Quốc chưa làm cho Trung Quốc hốt hoảng lo sợ, Trung Quốc đang tạm coi nó như “chùm nho hãy còn xanh lắm”.
“Tư thế quân sự” của Mỹ trên Biển Đông (biển Nam Trung Hoa)?
Đây là khu vực mà Trung Quốc coi như “đường sinh mạng” của mình cho nên Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Nói là “đường sinh mạng” có nghĩa là chặt đứt thì Trung Quốc hết sống và quả thật điều này hoàn toàn đúng sự thật mà lâu nay có nhiều chuyên gia quân sự, kinh tế…đã phân tích. Các tuyến đường hàng hải, địa quân sự, trên vùng biển này nó mang tính sống còn với an ninh Trung Quốc nếu bị khống chế thì Trung Quốc sụp đổ. Vì vậy, hầu như mọi nguồn lực Trung Quốc đều tập trung cho mục tiêu làm chủ vùng biển này.
Cho đến giờ phút này, Mỹ chưa có một “tư thế quân sự” nào đáng chú ý ngoài các tàu chiến luân phiên ở Singapo và Philippines với một căn cứ có 250 lính thủy đánh bộ đang hiện diện tại Darwin, Australia.
Nếu như Mỹ triển khai lực lượng hải quân tại các căn cứ quân sự ở Philippines, triển khai đầy đủ 2500 lính thủy đánh bộ tại căn cứ Darwin, tái sử dụng căn cứ không quân Utapao của Thái Lan…trong đó trọng điểm là các căn cứ quân sự ở Philippines và đồng thời các nước ASEAN lựa chọn Mỹ chứ không phải là Trung Quốc thì coi như Trung Quốc gặp phải vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, “tư thế quân sự” đó chưa khiến cho Trung Quốc thúc thủ mà muốn như vậy “tư thế quân sự “ của Mỹ phụ thuộc rất lớn vào…Việt Nam.
Vì thế, khu vực biển ĐNA, trong thời gian gần đây đã, đang xảy ra một cuộc chiến địa chính trị hết sức quyết liệt mà một quyết đoán sai lầm nào về đối ngoại quân sự sẽ dẫn đến thất bại mang tầm chiến lược.
http://img.infonet.vn/t180/Uploaded/luonghuong/2013_03_08/Cam%20Ranh.jpg
Nhật Bản tri hô Trung Quốc đang chuẩn bị lập ADIZ trên Biển Đông, liệu có xảy ra hay không?
Rõ ràng là bất kỳ khu vực nào, phạm vi bao nhiêu trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ đều đưa Việt Nam vào một tình thế giống như tháng 12/1946. Có nghĩa là nếu chấp nhận nó là Việt Nam mất trời, mất biển.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói: “ADIZ trên Biển Đông nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều. Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép. Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt “Vùng nhận dạng phòng không” của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!”.
Cho nên, thật đáng tiếc, Việt Nam không quen chấp nhận tình thế đó và chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
Nhật Bản, Mỹ quá thừa biết nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì Việt Nam là đối tượng bị cái ADIZ đó “điều chỉnh, thực thi” đầu tiên khiến Việt Nam phải lựa chọn và tất nhiên, Việt Nam chắc chắn sẽ ủng hộ “tư thế quân sự” của Mỹ.
Do các nước trong khu vực này là nhỏ, yếu nên thời gian quan Trung Quốc đã cậy mạnh, hành xử rất hung hăng. Với tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông cùng với tăng cường tiềm lực Hải quân, tập trận răn đe sử dụng vũ lực…Trung Quốc đã khiến cho các nước ven Biển Đông cảnh giác, lo ngại và tìm cách đối phó. Vì thế, khi bị Trung Quốc bắt nạt buộc họ phải lựa chọn thì đương nhiên Mỹ là ưu tiên số 1.
Việt Nam không liên minh với quốc gia nào để chống nước thứ 3, cho nên, Trung Quốc muốn tạo ra cho mình một đối thủ đáng gờm, “không ngại va chạm” và đẩy đối thủ đó về phía Mỹ, Nhật Bản hay muốn Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, đều phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông hay không.
Miếng mồi mà Nhật Bản, Mỹ tung ra, dù rất thèm muốn nhưng Trung Quốc vẫn chưa dại bập vào vì không những chưa có đủ năng lực để thực thi, cản trở Mỹ, Nhật Bản đã đành mà còn tạo ra một cuộc xung đột với Việt Nam khi chưa cần thiết.
Mỹ không thiếu lực lượng, vũ khí trang bị mạnh, nhưng bố trí ở đâu, nguồn tài chính và sự hỗ trợ của quốc gia sở tại đến đâu…mới quyết định vấn đề. Muốn vậy cần phải biết tạo ra thời cơ đó và chớp lấy thời cơ khi nó đến.
Trung Quốc không dễ mắc mưu Mỹ, Nhật Bản, họ cũng đang thực hiện mưu kế của mình trên khu vực Biển Đông.

7 nhận xét:

  1. Hết tuần ni em và chị em đi thăm Vũng Chùa QB đó, em ước đến đó 1 lần, thía là thỏa ước mong rồi, vô Vũng Chùa gặp chắc nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề đã mở sẵn, và sẽ giải ra sao sau 15-20 năm nữa nếu TQ cứ đà này phát triển, sẽ cực chông gai đấy không dễ như bài trên đâu, vì khi đó mỹ không thể khống chế được châu á, và như đầu TK20 bài quen thuộc là thu về châu mỹ cho bọn bay mần nhau, còn mỹ hưởng lợi.
    Vậy lên trung dung sách VN là:
    + phát triển bền vững kte, quốc phòng tận dụng tối đa "ưu ái" các bên trên dành cho, chỉ có nội lực Mạnh thì mới nắm thế thắng
    + ưu tiên tối đa sách lược trung lập, bởi chiến tranh xảy ra quá sớm sẽ là sụp đổ công cuộc Xd VN hiện đại
    + Đặt vấn đề 15-20 năm sau TQ bá chủ châu á, lúc đó tuyên Adiz biển đông thì sẽ sao đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi ng/c thì bao giờ người ta cũng đặt sự vật hiện tượng trong thế vận động, phát triển. Không thể coi TQ đang vận động còn VN và Mỹ...thì đứng im, đúng không?

      Xóa
  3. Chào anh Lê Ngọc Thống. Tôi đọc kỹ bài này và các bài của anh trên các báo khác đã đăng. Hy vọng tiếng nói trí tuệ ấy đến được những nơi cần thiết. Thưa anh, tôi và các bạn tôi đều nghĩ: Sớm muộn TQ sẽ va chạm với chúng ta, bởi vì bành trướng là bản chất không bao giờ thay đổi. Thế nên nhớ lời tiền nhân lấy dân làm kế sâu rễ bền gốc...chỉ có chúng ta giữ trời , biển cho ta và con cháu mãi về sau. Chúc anh có nhiều bài thức tỉnh trí tuệ con dân Đất Việt...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, theo tôi thì chưa chắc đâu anh vì TQ không thể bỏ qua sự an toàn của hành lang phía Tây TBD. Nói thế chắc anh hiểu.

      Xóa
  4. dù muốn bành trướng nhưng TQ không dễ làm được điều đó

    Trả lờiXóa