Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC ĐANG LO SỢ CHIẾN THUẬT PHONG TỎA ĐƯỜNG BIỂN CỦA MỸ.



Chiến dịch phong tỏa bờ biển Miền Bắc Việt Nam của Mỹ là chiến dịch sử dụng thủy lôi phong tỏa đường biển lớn nhất, nhưng có hiệu quả chiến đấu thấp nhất, vì gặp phải một đối thủ có bản lĩnh và trí tuệ tuyệt vời. Chính trong chiến dịch này đã mang lại cho hải quân Việt Nam và hải quân Mỹ (người trong cuộc) những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong tác chiến rà phá thủy lôi, chống phong tỏa và phong tỏa đường biển…
Đương nhiên người ngoài cuộc như Trung Quốc không thể không nghiên cứu lấy đó làm bài học cho mình.

Kể từ năm 2011, xuất phát từ tình hình khu vực châu Á-TBD, hải quân Mỹ đã khôi phục khả năng triển khai các bãi thủy lôi lớn trên biển. Mỹ đã tăng cường các chuyến bay của tiêm kích F/A-18, có khả năng mang theo và triển khai các bãi thủy lôi. Đồng thời tăng cường luyện tập và hoạt động tác chiến phong tỏa thủy lôi bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1 của Không quân Mỹ.
Rõ ràng qua cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ quá hiểu phong tỏa đường biển có vai trò tác dụng như thế nào, Mỹ có thừa kinh nghiệm và những bài học quý báu để nâng cao vai trò, giá trị của chiến lược phong tỏa đường biển trong thời chiến tranh công nghệ cao ra sao.
Hành động của Mỹ đã khiến Trung Quốc giật mình, lo lắng khi phát hiện ra mình còn quá nhiều, quá nhiều tử huyệt sơ hở. Bài toán “thủy lôi” ngày xưa mà Mỹ để lại ở miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc không “giải” nổi, đã vội quên thì bài toán mới tinh vi, hóc búa hơn lại được Mỹ mang ra thách thức.
Té ra chiến tranh hiện đại nó có nhiều chiêu thức hơn Trung Quốc tưởng, nó có nhiều thách thức nguy hiểm hơn Trung Quốc tưởng.
Trung Quốc có nguy cơ bị phong tỏa đường biển hay không?
Hiện thực của phong tỏa đường biển là…ít nhất có 70 - 80 thủy lôi được rải trên một hải lý vuông. Những khu vực cảng quan trọng (như cảng Hải Phòng, Vinh hoặc Thanh Hóa mà Mỹ đã sử dụng mật độ thủy lôi tăng cường đến 150 thủy lôi trên một hải lý vuông). Bởi vậy, phải rà phá hết để thông cảng, thông tuyến hàng hải là cần rất nhiều thời gian, cần có trí tuệ và lòng dũng cảm.
Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông và rõ ràng là Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.
Bị phong tỏa, Trung Quốc sẽ điêu đứng về kinh tế, đặc biệt là năng lượng. Bị phong tỏa, các tàu quân sự tạm thời nằm cảng chờ giải tỏa.
Vấn đề là mức độ đến đâu mà thôi. Nếu Mỹ, Singapo, Malaysia…vào cuộc thì các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc dù có hung hăng, ngứa ngáy tay trên nút ấn tên lửa đến mấy cũng phải học cách đi sau “kẻ dẫn đường” là tàu rà quét thủy lôi nếu như đủ độ tin tưởng vào nó.
Chính thế mà Trung Quốc coi tuyến hàng hải này là “con đường sinh mạng” của họ. Và, lẽ cố nhiên, khi xảy ra xung đột lớn, chính tuyến đường hàng hải đó sẽ bị phong tỏa là chuyện dễ xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra.
Rà phá thủy lôi và thủy lôi-cuộc đua của rùa và thỏ.
Thủy lôi, một vũ khí tấn công, phòng thủ trên biển cực kỳ lợi hại. Nếu thủy lôi thuộc bên tuyến của đối phương thì nó là vũ khí tấn công, ngược lại bên tuyến của ta thì nó là vũ khí phòng ngự.
Kinh nghiệm các hoạt động tác chiến phong tỏa đường biển cho thấy Không quân-Hải quân trong một thời gian rất ngắn có thể thực hiện được một chiến dịch phong tỏa đường biển quy mô rất lớn và hiện nay, máy bay ném bom chiến lược có lẽ là phương tiện tác chiến hiệu quả nhất để thiết lập các bãi thủy lôi lớn.
Đừng tưởng có nhiều khu trục hạm hiện đại tiêu diệt một lúc hàng chục mục tiêu ở cách xa hàng trăm km…là tin chắc vào ưu thế chiến thắng. Phải nên hiểu rằng tên lửa đó dù bắn xa, chính xác, tốc độ siêu thanh…hay là gì đi nữa vẫn không thể bằn phá được thủy lôi và nếu chẳng may con tàu này nằm trong bãi thủy lôi thì hãy đứng im nếu không biết đường để tránh nó.
Tác chiến phong tỏa đường biển, đòn đánh này nguy hiểm, hiệu quả tới mức không kém gì đòn đánh “không-biển” và nếu khả năng chống phong tỏa kém thì coi như lực lượng tàu mặt nước dân sự cũng như quân sự hoàn toàn mất khả năng cơ động.
Đây là điều mà Trung Quốc cực kỳ lo lắng khi nhận ra tử huyệt của mình.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tập trung tăng cường lực lượng hải quân với chiến lược phô trương sức mạnh bằng nắm đấm là chủ yếu, chỉ có tấn công kẻ khác, cho nên, năng lực của hải quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa phong tỏa đường biển bằng thủy lôi (bị đối phương giáng trả) là yếu kém. Vì thế, trước diễn biến mới trên khu vực, Trung Quốc đã cảm nhận được dấu hiệu sẵn sàng, chuẩn bị tác chiến phong tỏa đường biển của các đối thủ tiềm tàng ngày càng bộc lộ rõ nét. Để che đậy, bảo vệ “tử huyệt” của mình, lực lượng tàu rà phá thủy lôi đã trở thành một trong những lực lượng rất quan trọng trong quá trình tăng cường sức mạnh trên biển, ít nhất với Trung Quốc thì đây là một yếu tố sống còn của nền kinh tế.
Hải quân Trung Quốc vừa được trang bị tàu quét thủy lôi thế hệ mới 845 “Thanh Châu”, có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn nằm trong bối cảnh đó. Đây là con tàu quét lôi mới nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay.
Vấn đề là liệu những con tàu này và nhiều nữa, Trung Quốc có hoàn toàn tin chắc vô hiệu hóa được thủy lôi hiện đại ngày nay hay không mới quan trọng. Bởi đây là một công việc mà không có cơ hội để sai lầm lần thứ 2 và do đó kinh nghiệm luôn gắn liền với xương máu. Rõ ràng trên thế giới may ra chỉ có Mỹ và Việt Nam mới có kinh nghiệm thực tế.
Bãi thủy lôi được kẻ thù tiềm năng thả từ trên không hoặc do tàu ngầm diesel-điện hiện đại bí mật thả trên biển không chỉ phát nổ bằng từ trường, bằng âm thanh, bằng chạm nổ mà còn bằng các hình thức kết hợp khác như “định lần” chẳng hạn…luôn luôn là một thách thức rất khó vượt qua, một nguy hiểm tiềm tàng có tính thường trực cao cho tàu mặt nước.
Cài mã thì rất nhanh nhưng giải mã thì phải cần có thời gian, cho nên, một thay đổi rất nhỏ của thủy lôi có thể sẽ biến con tàu “Thanh Châu” vô tác dụng hoặc ít nhất là làm cho thời gian bị kéo dài. Vì vậy cuộc đua giữa thủy lôi và rà phá thủy lôi như là một cuộc đua của Rùa và Thỏ.

6 nhận xét:

  1. Em đi động thiên đường và thăm mộ Đại tướng về mệt hung , i cha leo dốc động thiên đường thoai thoải thôi nhưng quá cao nên cứ cảm giác ko leo nổi hi hi, viếng mộ Đại tướng đông và nắng khiếp, quang cảnh chỗ mộ Đại tướng thật tuyệt vời

    Chúc anh tuần mới an lành, thành công đại thành công (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Chúc anh chàng Cá Mập toại nguyện mơ ước của mình (~_~)

    http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/03/05/3-5342-1393990749.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lặn từ sáng giờ mới về. Chúc mừng em nhân ngày 8/3.

      Xóa
  3. Kinh nghiệm rà phá thủy lôi của Mỹ và Việt Nam được hình thành từ 1975 trở về trước. Thủy lôi của TK21 tân tiến hơn thì kinh nghiệm xưa kia có xài được không bác ơi...

    Trả lờiXóa
  4. Kinh nghiệm trong chiến đấu của Việt Nam hơi bị nhiều đó

    Trả lờiXóa