Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

CÁI GIÁ NÀO CỦA CRIMEA?


Giá nào với Nga?
Crimea với Liên bang Nga là vô giá, cho nên, những thiệt hại về kinh tế khi cấm vận là quá nhỏ so với vấn đề Crimea. Crimea với Nga quan trọng hơn Ukraine, Nga chỉ cần Crimea và Biển Đen là đủ.
LB Nga đứng đầu là Tổng thống Putin đã có bảo hiểm lớn trong việc sáp nhập Crimea, đó là hơn 76% nhân dân Nga ủng hộ quyết định của Tổng thống và chỉ một nghị sỹ trong quốc hội Nga không tán thành sáp nhập Crimea.
Đây là sự bảo đảm, sự hậu thuẫn chắc chắn nhất cho ông Putin có đủ tự tin, bình tĩnh xử lý, phản đòn, mà không lo sự bất ổn chính trị trong nước.
Điều này khẳng định dân Nga sẵn sàng chịu “thắt lưng buộc bụng” để có Crimea và làm tắt nguồn hy vọng của Mỹ và phương Tây dùng đòn kinh tế để gây bất ổn chính trị tại Nga, gây áp lực buộc ông Putin lùi bước.
Chúng ta không cổ vũ cho sự ly khai, kích động chia rẽ gây hận thù dân tộc nhưng chúng ta ủng hộ sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ phù hợp với quy luật tiến trình lịch sử. Chúng ta ủng hộ một nước Trung Hoa và mong muốn Đài Loan trở về Trung Quốc như Crimea trở về với Nga không một tiếng súng, một giọt máu đổ. Chúng ta ủng hộ và mong muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất, Nam Bắc một nhà.
Tiền lệ gì từ vấn đề Crimea?
Nhiều người lo lắng, sợ sệt và thiếu khách quan, lu loa lên rằng ủng hộ Nga là tạo tiền lệ xấu cho kẻ khác đối xử với mình, nào là Trung Quốc muốn Biển Đông thành Crimea như báo chí Philipines đăng tải…
Vậy, khi một quốc gia có tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn, cậy mạnh thì họ sẽ không làm gì khi chưa có tiền lệ ư?
Tiền lệ nào khi Việt Nam buộc phải đối đầu không cân sức với một quân đội hùng mạnh bậc nhất thế giới là Pháp rồi Mỹ?
Tiền lệ nào khi Việt Nam vừa thoát ra khỏi cuộc chiến 21 năm lại buộc phải đương đầu với hàng chục sư đoàn độc ác, man rợ nhất mang tên Kme đỏ ở biên giới Tây Nam?
Tiền lệ nào khi Việt Nam buộc phải đối đầu với gần nửa triệu quân ở biên giới phía Bắc khi nước lớn chỉ muốn dạy cho nước nhỏ một bài học?
Khi kẻ thù rắp tâm xâm lược thì không có tiền lệ nào hết. Mơ kẻ thù sẽ ngưng tay khi chưa có tiền lệ là cầu an, hèn nhát, ngây thơ, hoang tưởng.
Thiết nghĩ trong quan hệ quốc tế đầy biến động như ngày nay thì tiền lệ xấu hay tiền lệ tốt đều phụ thuộc vào khả năng kinh tế, quốc phòng của quốc gia đó. Vì thế, Việt Nam chẳng sự tiền lệ nào hết, sợ nhất là yếu kém, thiếu bản lĩnh và trí tuệ… lúc đó họ có thời cơ để tạo tạo ra những “tiền lệ” mà thôi.
Thế giới sẽ có nhiều bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Ukraine, từ hệ lụy Crimea tùy theo vị trí, vị thế từng quốc gia.
Bài học từ Ukraine cực kỳ bổ ích cho Việt Nam. Nếu Ukraine có đường lối chiến lược đúng đắn, khôn khéo, sáng tạo, cộng với vị trí chiến lược quan trọng thì Ukraine sẽ rất được phe Nga hay phe Tây đều tôn trọng.
Tiếc thay, cái gì cũng có giá của nó.

7 nhận xét:

  1. Cái khoản chính trị em chịu, lão Cá Mập giỏi thật, em vẫn trông ngóng chiếc máy bay mất tích sao vẫn chưa tìm được đường về

    Chúc anh chàng Cá Mập vui khỏe với sóng biển nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chịu hết nổi rồi em. Anh phải giải nghệ thôi. Phải "quay đầu về núi" thôi em.

      Xóa
  2. - Bá quyền nước lớn thì chẳng hay ho gì.
    - Thời đại này mà Putin vẫn còn chính sách một chọn Nga không là quân sự nên UCRAINA mới bị như vậy. Tình thế đã bí bách không còn đường nào khác Putin mới làm như vậy may giữ khôi phục bá quyền nước Nga, thắng chiến thuật nhưng thụ lùi chiến lược lâu dài. Nước Nga không tạo nên sự cuốn hút tự nguyện cho các dân tộc khác đi theo, không khác gì bọn đại hán.
    - Tình huống này kẻ lợi nhất đục nước béo cò là bành trướng và như vậy chỉ là xu hướng xấu cho con cá bé cô độc VN mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tại châu Á-TBD nếu Mỹ không duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn thì tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa cực hơn. Lúc đó, các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt hơn bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được.
      Tại Biển Đông, các nước nhỏ, yếu, có thể Trung Quốc với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình sẽ coi như “đồ chơi trong túi”.
      Vấn đề là khi Việt Nam là một cực trong đó hoặc ít nhất là một vũng lầy mà bất kỳ một nước lớn nào cũng không muốn vùng vẫy ở đó thì tình thế là khác nhiều lắm. Nếu yếu kém như Ukraine thì...khỏi bàn.

      Xóa
    2. Vậy Việt Nam ta mạnh đến đâu?

      Xóa