Đừng có chủ
quan và đánh giá thấp Tổng thống Nga Vladimir Putin và bộ tham mưu của ông ta.
Người ta nhất định phải đặt ra một câu hỏi là tại
sao Mỹ-phương Tây lại chống Nga đến quyết liệt như vậy thay vì mục tiêu là
Trung Quốc-một quốc gia cộng sản, độc đảng có ý thức hệ khác với Mỹ-phương Tây?
Rõ ràng là sau cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ và phương
Tây coi Nga chẳng khác nào Đức, Nhật Bản…là những nước bại trận sau chiến tranh
thế giới lần thứ 2, nên Mỹ và phương Tây đã và đang thực hiện các biện pháp “trói
chặt Gấu Nga để bẻ răng vuốt” nhằm để “trích mật”.
Lật đổ chính
phủ Nga bằng “Cách mạng màu”.
Mỹ và phương Tây dùng 2 thế võ để trói gấu Nga là
“đội quân thứ 5” và kinh tế, trong đó đòn hiểm nhất là kinh tế-tài chính. Nếu thành
công thì bất kỳ chính phủ nào ở Nga mà không theo ý muốn của Mỹ và phương Tây
thì lập tức “cách mạng màu” sẽ xảy ra.
Vào năm 1992, Nga chấp nhận thỏa thuận “Bretton-Woods”
(thỏa thuận mà từ năm 1944 Liên Xô không ký nên đã trở thành một trong những
nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh lạnh sau đó). Nga chấp nhận thỏa thuận này, có nghĩa là biến mình
thành thuộc địa, cho phép đô la Mỹ chiếm đoạt và kiểm soát mọi khả năng kinh tế
và hệ thống chính trị của đất nước.
Theo đó, NHTW Nga “độc lập” hình thành ở Nga. Độc
lập là với nhà nước, nhưng không độc lập với hệ thống phương Tây và FED.
Bản chất NHTW Nga là tổ chức tư nhân tương tự như
FED, là chi nhánh của FED và nằm trong hệ thống tài chính toàn cầu của tài
phiệt quốc tế. NHTW là một hệ thống gồm NHTW và các ngân hàng thương mại của
nó, ví như Sberbank – ngân hàng lớn nhất Nga có 51% sở hữu thuộc về NHTW.
Dự trữ của NHTW Nga (vàng, đô la có được từ xuất
khẩu) là tài sản Liên Bang Nga, nhưng chính quyền nhà nước LB Nga không quản lý,
vì nó là tài sản mang đi “cầm cố” và NHTW-kẻ không thuộc về nhà nước Nga là kẻ
quản lý số “tài sản bị cầm cố” này. NHTW không chỉ quản lý mà còn bao
gồm cả kinh doanh, nghĩa là mang tài sản Nga đi lập các NH thương mại, đi cho
vay, kể cả ở nước ngoài.
Nga sẽ phải mang tài sản (vàng, ngoại tệ, tài sản
thế chấp…) đến NHTW cầm cố để đổi lấy việc được NHTW phát hành một số lượng
tương ứng đồng ruble. Đó chính là bản chất của “Cửa hiệu cầm đồ” mang
tên NHTW Nga.
Để có thể phát hành đồng tiền quốc gia, Nga buộc
phải có ngoại tệ để đưa vào NHTW dự trữ.
Bản chất, cơ chế hoạt động của NHTW Nga là như vậy
khiến chính phủ Nga không có bất kỳ quyết định nào về đồng Ruble mà chưa được
sự đồng ý của NHTW Nga cũng tức là của FED.
Chính vì thế, hôm 1/12, khi đồng ruble rơi xuống mức
54 ruble/1USD, do chịu tác động từ lệnh cấm vận của phương Tây nhằm vào Nga
cùng với đó là đà lao dốc của giá dầu trên thị trường thế giới. Ông Yevgeny
Fyodorov, nghị sĩ thuộc đảng Nước Nga Thống nhất, thành viên Ủy ban Ngân sách
& Thuế tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã cáo buộc NHTW là “thiết chế của
kẻ thù đất nước. Những lãnh đạo của cơ quan này thì đều ở nước ngoài. Tôi đồ
rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện âm mưu quỉ dữ chống lại nước Nga và làm mọi điều
để đẩy đồng ruble mất giá”…khiến Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga đang vào
cuộc để điều tra hoạt động của NHTW.
Ngay tại Mỹ, chính phủ không phát hành, in ra tờ
dollars mà quyền đó thuộc FED. “Luật dự trữ liên bang” mà Tổng thống Mỹ Wilson
ký năm 1913 đã tạo mô hình FED ngày nay, khiến trước khi chết ông đã tuyên bố
ông ta đã “phản bội đất nước”.
Ngày 4/6/1963, TT Mỹ J.Kenedy ký sắc lệnh tổng thống
No.11110, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đó là các tờ “đô la Mỹ” đích
thực có mệnh giá 2 và 5 dollars mang dòng chữ "A banknote of the United
States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được
in ra. (Và đó cũng là lý do vì sao dân chơi Việt Nam lại săn lùng tờ 2 và 5 dollars như
thế).
Với sắc lệnh này, Kennedy bắt đầu quá trình loại bỏ
êm dịu FED ra khỏi quyền in tiền nhưng cũng là bản án tử hình cho mình. Ngày
22/6/1963, ông bị bắn chết, điều này có nghĩa trùm tài phiệt mới có quyền lực
lớn nhất và vì thế, cho đến nay chưa có vị tổng thống Mỹ nào dám thử...lệnh cho
chính phủ Mỹ in tiền.
Trung Quốc
hay Việt Nam, có mô hình là NHNN trực thuộc chính phủ, ở Nga thì không, nên Ruble
được lưu thông và điều tiết không theo nhu cầu hàng hóa hay kinh tế Nga mà hoàn
toàn phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài và “chỉ đạo theo ngành dọc”
của FED.
Sau chiến tranh lạnh, một loạt các “đội quân thứ 5”
và hệ thống tiền tệ, tài chính IMF, USAID, các tổ chức nước ngoài đã được Mỹ và
phương Tây “cài cắm” ở Nga tác oai tác quái để thít chặt Nga từng nút trói, ra
đòn bất cứ lúc nào, nếu như Nga có hiện tượng “vùng vẫy”.
Như vậy, về lý thuyết, khi 2 yếu tố đó có vấn đề,
nghĩa là sẽ không có hoặc thiếu hụt đồng Ruble để phát hành, gây mất niềm tin
vào rúp, làm tăng vọt giá ngoại tệ và hệ quả kéo theo làm rúp mất giá trị thực
sẽ xảy ra.
Chẳng hạn như khủng hoảng hiện nay: Không cần nghiệp
vụ ngân hàng, chỉ cần biết toán là hiểu sự việc. Tỷ giá giữa ruble và dollars
theo công thức: n.Rub = USD.
Nếu A.nRub là tổng toàn bộ số tiền Ruble để
chính phủ Nga hoạt động, như trả lương hưu, lương cho cán bộ CC nhà nước, kinh
phí quân sự…thì B.USD là tổng số ngoại tệ được quy ra dollars từ vàng, xuất
khẩu dầu mỏ, vũ khí…của Nga mà chính phủ Nga đem toàn bộ số này vào hiệu cầm đồ
NHTW để có một số lượng tiền rub là A.nRub.
Nếu B.USD bị giảm đi một nửa (do dầu mỏ giảm giá,
đầu tư nước ngoài thoái vốn…) thì để đảm bảo cho chính phủ Nga hoạt động bình
thường, nghĩa là giữ nguyên A.nRub, tức là giữ giá đồng ruble, ông Putin
phải mở kho dự trữ, đem vàng, dollars sang “hiệu cầm đồ” để bù vào. Khi hết
vàng, dollars để cầm cố thì sẽ không có tiền Ruble phát hành, lưu thông. Lúc đó
xí nghiệp, trường học, bệnh viện…đóng cửa vì không có tiền lương, quân đội cảnh
sát ngừng hoạt động, bất ổn chính trị, bạo loạn…xảy ra và đó là diễn biến của
cái gọi là “Cách mạng màu” mà Mỹ-phương Tây viết kịch bản sẵn cho Nga.
Nga có đủ dollars và vàng dự trữ để bù khi giá dầu
giảm sâu và cấm vận gia tăng để cứu đồng Ruble hay không? Về lý thuyết là không
thể, điều đó có nghĩa Nga sẽ không chống được cuộc khủng hoảng đồng Ruble như
hiện nay khi Mỹ và phương Tây ra đòn.
Vậy tại sao Nga vẫn đứng vững?
Sự xuất hiện
của Vladimir Putin.
Tuy nhiên, may thay cho nước Nga, lúc đó, Vladimir
Putin xuất hiện với cương vị Tổng thống Nga năm 2000.
Vấn đề đầu tiên là Putin thẳng tay đập tan nát “đội
quân thứ 5” mà điển hình là nhà tài phiệt dầu mỏ khi không nghe lời cảnh cáo
của Putin mà cứ “nhúng mũi và chính trị”. Đồng thời nghề tình báo KGB của Putin
được phát huy khi ông bí mật xây dựng một hệ thống tài chính khác song song hoạt
động với hệ thống tài chính hiện hành để dần dần loại bỏ NHTW (Thế nhưng ở Việt
Nam, ông Bùi Kiến Thành, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn
ở Hà Nội lại đòi thành lập mô hình NHTW thay NHNN).
Rõ ràng là nếu như không có hệ thống tài chính bí
mật của Putin hay là cái gì đó, thì Nga không thể đứng vững trong đòn hiểm hiện
nay của Mỹ-EU. Nga đang bị suy thoái, lụn bại ư? Hoạt động quân sự, sức mạnh
quân sự được tăng cường ở biển Bắc Cực…thế chủ động của Nga trên trường quốc
tế…không giống như của một quốc gia suy thoái, sắp sụp đổ, một tý nào.
Sau 12 năm là ông chủ điện Kremlin, Putin đã loại bỏ
hoàn toàn “đội quân thứ 5”. Hiện nay, ở Nga, Putin là biểu tượng của dân tộc,
dân tộc Nga hoàn toàn tin tưởng vào ông và “không một ai có thể làm tốt hơn cho
nước Nga như ông”. Nhưng, cuộc chiến để loại bỏ NHTW là rất gay go, phức tạp,
khi mà kinh tế Nga vẫn là một bộ phận của kinh tế thế giới nên không thể loại
ngay sức mạnh của đồng dollars trên thương trường. Tuy nhiên, sự khôn ngoan,
tỉnh táo, của Putin với bộ tham mưu của ông ta, đã khiến Mỹ-phương Tây không
phát huy được sức mạnh của miếng đòn dollars-dầu lửa, không những thế, nguy cơ
tờ dollars mất dần địa vị thống trị tiền tệ toàn cầu đang dần dần xuất hiện khi
Nga cùng Trung Quốc và các nước BRIS… phản đòn.
Các nhà tài phiệt quốc tế sẽ làm gì tiếp theo? Chiến
tranh với Syria và Iran, hay Ukraina để lôi kéo Nga vào cuộc chiến tranh lớn; hay
lại hoạt động khủng bố như 11/9/2001…hay một cuộc tấn công quân sự vào Nga của
NATO cho đến hết người châu Âu cuối cùng?
Đừng có chủ quan và đánh giá thấp Tổng thống Nga
Vladimir Putin và bộ tham mưu của ông ta.
Chính trị vừa thôi chàng Cá Mập ơi ?
Trả lờiXóaNhớ mua hoa tặng chị nhân ngày tám tháng ba nha (~_~)
cả bên đây nữa nhé
XóaNga sẽ không thể sụp đổ được. Hiện nay sự lớn manh của Trung Quốc ở Châu Á như vậy nhưng cũng không phải là thế lực kiềm chế đối trọng với Mỹ. Chỉ là Nga là quốc gia duy nhất giữ cho cực thế giới được ổn định
Trả lờiXóaSửa lại chút A ơi, Kenedy bị ám sát ngày 22/11/1963 chứ ko phải 22/6.
Trả lờiXóanhầm lẫn là chuyện bình thường mà
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóalợn
Trả lờiXóaVề bản chất, Nga là nước xuất siêu, làm nhiều hơn ăn. Trừ khi nó cho không tài sản của nó một cách vô tội vạ, nó chắc chắn càng ngày càng giàu. Ai mà tin được bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào có thể sản xuất ra nhiều hơn tiêu thụ, mà lại sụp đổ hay phá sản? Cũng như ngược lại?
Trả lờiXóa@huyphuc : bác và bác Thống đều có những góc nhìn rất sắc sảo, nhưng khác biệt.
Thú vị .Anh Thống phân tích về kinh tế cũng thú vị
Trả lờiXóaTT Putin đã làm thay đổi toàn diện nước Nga
Trả lờiXóa