Tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng Mỹ bó
tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?
Kể từ cuộc khủng bố nước Mỹ năm 2001, Mỹ đã dẫn đầu thế giới ráo riết chống khủng bố với những hành động, tuyên bố, mạnh mẽ của một cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.Nếu như sự can thiệp của nước ngoài đã tạo ra một lực lượng ghê sợ là quân khủng bố và quy mô lớn hơn là nhà nước khủng bố (ISIS) thì hành động đó ngày nay còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn khi làm sống lại lực lượng phát xít trong một nhà nước hỗn loạn…
Chống khủng bố và truyền bá tư tưởng dân chủ, tài trợ, hỗ trợ
cho các cuộc cách mạng màu ở châu Âu, Trung Đông là 2 gam màu chủ đạo trong suốt
15 năm bá chủ thế giới của nước Mỹ.
Điều ngạc nhiên là Mỹ càng chống khủng bố thì quân khủng bố càng
phát triển từ lực lượng cho đến quy mô, Mỹ truyền bá tư tưởng dân chủ đến các
nước nào được coi là mất dân chủ thì coi như nước đó hỗn loạn, vô chính phủ, dân
chúng chịu thảm họa.
“Chống khủng bố kiểu Mỹ”
Tại sao gọi là “kiểu Mỹ”, bởi vì, quân khủng bố chính do Mỹ đẻ
ra, nuôi dưỡng, sử dụng để phục vụ cho mục đích chính trị riêng. Mối quan hệ
giữa quân khủng bố với Mỹ giống như con chó và người đi săn.
Khi người đi săn cảm thấy con chó không còn tác dụng thì người
đi săn phải giết chó. Tuy nhiên, khi chó đánh hơi thấy nguy hiểm thì chó cắn lại
chủ là chuyện thường xảy ra.
Trước hết là quân khủng bố Al Qaeda. Một thực tế phũ phàng không
thể chối cãi là chính Mỹ đẻ ra, nuôi dưỡng, sử dụng. Và bây giờ, không chỉ riêng
Mỹ, một số nước, tùy theo chi nhánh al Qaeda, nếu al Qaeda nào có lợi cho ý đồ
chính trị của họ thì họ sẵn sàng cung cấp vũ khí như vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ mà báo
chí Đức đã phanh phui.
Tiếp theo là nhà nước hồi giáo IS. Chưa thể khẳng định là chính
Mỹ, nhưng việc tấn công Iraq vì Iraq có “vũ khí giết người hàng loạt, là quốc
gia khủng bố”, để rồi trên nền tảng chính trị Iraq sau đó, IS được sinh ra là
một thực tế. Đặc biệt, xem cách chống IS của Mỹ với 19 quốc gia khác khiến chúng
ta nghi ngờ rằng, Mỹ đang nuôi dưỡng, tiếp tay cho lực lượng này.
Kể từ tháng 8/2014 đến nay, theo Defense News, có hơn 16 ngàn
cuộc không kích với danh nghĩa chống IS trong đó Mỹ chiếm 60% số phi vụ bởi lực
lượng không quân hiện đại của Mỹ như F-16, F15 và cả máy bay tàng hình F-22.
Vậy tại sao, không quân Mỹ càng dội bom IS càng mạnh? Phải chăng
Mỹ bó tay, thất bại trước sự lớn mạnh của nhà nước hồi giáo IS?
Không phải vậy! Nếu công nhận như thế là đánh giá quá thấp khả
năng quân sự của nước Mỹ. Bởi vì, ngay từ đầu, mục tiêu chính của cuộc không
kích không phải là IS mà là Syria.
Không tin? Trên chiến trường Trung Đông rất dễ triển khai vũ khí
công nghệ cao thì nước Mỹ không chịu thua lực lượng nào. Nhớ lại lúc nước Mỹ săn
lùng ráo riết quân khủng bố Al-Qaeda, Bin Laden…chỉ cần gọi một cú điện thoại di
động là lập tức tên lửa Mỹ bay tới ngay lập tức.
Thế nhưng một lữ đoàn Hồi giáo IS hành quân ngạo nghễ bằng xe
tải từ Syria qua một vùng sa mạc 200 km để vào Iraq mà không quân Mỹ không
biết!
Hình ảnh trên đây cho thấy, dưới góc nhìn quân sự, lữ đoàn IS tổ
chức hành quân 200 km trên vùng sa mạc không che chắn, ngụy trang gì hết, trong
khi vệ tinh quân sự Mỹ chỉ cần một “ông râu xồm” giống Bin Laden đi bộ trên sa
mạc cũng bị phát hiện, thì đây là hành động tự sát, chỉ trừ phi được sự đồng ý
của không quân Mỹ.
Điều đó chứng tỏ Mỹ chưa muốn tiêu diệt IS, còn lý do vì sao thì
không có gì là khó hiểu khi tình hình Trung Đông đang tồn tại những mâu thuẫn
bùng nhùng. Vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là cách chống khủng bố của Mỹ, “kiểu
Mỹ” vì càng chống thì tổ chức khủng bố càng phát triển. Và mới đây, Iran đã phát
hiện, tố cáo Mỹ tiếp tế lương thực, vũ khí cho IS qua các vụ thả dù “nhầm”…thì
IS không hề “sợ” không quân Mỹ là không có gì đáng ngạc nhiên.
Như vậy, có thể khẳng định, ở Trung Đông, Mỹ cùng liên minh thực
hiện khẩu hiệu không kích tiêu diệt khủng bố IS, nhưng mục tiêu lại nhằm vào
hướng khác. Do đó, “người đi săn chưa đến lúc phải biết ăn thịt chó”.
“Cưỡng dâm chính trị”
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chiến địa chính trị của
Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt. Nội dung chủ yếu của cuộc chiến này là Mỹ xây
dựng, tài trợ cho lực lượng đối lập, truyền bá tư tưởng dân chủ kiểu Mỹ để tiến
hành bạo loạn, lật đổ, hoặc can thiệp trực tiếp bằng quân sự…với những chính phủ
nào không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ.
Sau sự can thiệp của Mỹ, một chính phủ mới ra đời, có đường lối
chính trị thân Mỹ, phụ thuộc Mỹ, hoặc cũng có thể tạo ra một nhà nước hỗn loạn,
nội chiến…đó là hành động được coi như “Cưỡng dâm chính trị” hay là sự xâm lược
kiểu mới.
“Cưỡng dâm chính trị” tất yếu sẽ đẻ ra những đưa “con hoang
thiếu giáo dục”, tại Iraq thì đẻ ra IS, al Qaeda, tại Apgnixtan thì đẻ ra
Taliban, tại Lybia thì đang hỗn loạn, đặc biệt, tại Ukraine thì đang đẻ ra một
lực lượng phát xít tồn tại trong một chính phủ mất quyền kiểm soát đất nước…
Một câu hỏi đặt ra là tại sao những quốc gia nào có sự can thiệp
của nước ngoài, bên trong nổi dậy, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ…tạo ra một
“chính quyền đường phố” thì luôn luôn bất ổn, đất nước hoặc là nội chiến, hoặc
là chia cắt, hoặc lực lượng khủng bố, phát xít, nổi lên như nấm sau mưa rào?
Đến bây giờ câu trả lời được giải đáp sau khi giải thích rõ
nguyên nhân thành bại của các cuộc “cách mạng màu” (biểu tình, bạo loạn, lật
đổ).
Cách mạng màu muốn thành công phải cần 2 yếu tố bên ngoài (quan
trọng) và bên trong (quyết định). Muốn có yếu tố bên trong thì phải có lực lượng
đối lập đông, hung hăng, cực đoan…như Maidan chẳng hạn, và tất yếu, chính những
lực lượng không thống nhất, cực đoan, hung hăng…này là nguyên nhân làm cho đất
nước hỗn loạn mà dù muốn hay không thì các thế lực bên ngoài buộc phải chấp nhận
để có lực lượng.
Như vậy có thể nói, cách mạng màu - quân khủng bố, quân phát xít
- chống khủng bố, như là một “hệ thức trong tam giác lượng”. Hệ thức này buộc
phải và luôn tồn tại nhằm mục đích gì, do ai, của ai thì khó mà chỉ mặt đặt tên,
nhưng vì đồng DOLLARS là chắc chắn, bởi lẽ, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập
trung của kinh tế mà thôi.
Chú nói hay quá . Cố viết bai đi chú ngày mô tui củng chờ
Trả lờiXóabài rất hay nhưng ít quá
XóaMột cuộc cách mạng muốn thành công phải có một lãnh đạo đúng nghĩa. Người lãnh đạo đó tốn ít nhất 10 năm để xây dựng lực lượng, đưa bản thân từ một người bình thường trở thành một lãnh tụ. Những cuộc cách mạng kiểu Mỹ vừa thiếu người lãnh đạo (mọi thứ đều do Mỹ chỉ đạo, điều khiển) vừa thiếu những khoảng thời gian chuẩn bị cần thiết; chúng dẫn tới tình trạng sau khi cách mạng xong luôn xuất hiện những khoảng trống quyền lực. Những khoảng trống này sẽ dễ dàng bị những phần tử cực đoan lấp đầy, lợi dụng
Trả lờiXóaChính xác là như vậy đấy.
XóaCòn có thể gọi là diễn biến hòa bình. Cách thức chiến tranh mà Mỹ đã cố gắng thực hiện được ở Việt Nam. Việt Nam đã một lần đánh thắng Mỹ về chiến tranh quân sự thì cũng có thể lần thứ 2 đánh thắng mỹ trên bàn chiến diễn biến hòa bình.
Trả lờiXóaĐúng vậy! nhưng nói ra điều đó thì người đọc cho là tuyên truyền...dù rằng đó là chân lý.
XóaHTSolution chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, phần mềm quản lý ưu việt, tphcm nâng cấp và chỉnh sửa website, dịch vụ gia công phần mềm theo yêu cầu, thiết kế website hội nghị tiệc cưới …..vv.
Trả lờiXóaHãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH HTSOLUTION
Địa chỉ: 78th Thăng Long - P.4 - Q.Tân Bình - TP.HCM
Điện thoại: (08) 6267 3377 (Anh Hoàng) or 0985327297 (Anh Trường)
Email: Info@htsolution.vn
Mỹ luôn làm những điều khuất tất
Trả lờiXóa