Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Nhật Bản “cởi găng tay” thách thức Trung Quốc?


Nếu như Luật an ninh mới của Nhật Bản đã chứng tỏ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bây giờ đã có tính chất, tầm vóc của một cường quốc quân sự. Họ, quân đội Nhật Bản, có thể tác chiến bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai khi an ninh của Nhật Bản, của đồng minh, bạn bè của Nhật Bản bị tấn công, đe dọa...được coi như một “mũi tên đã lắp vào nỏ” thì Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2015 đã chỉ rõ “đích” mà mũi tên hướng đến.
Trung Quốc lo ngại, phản đối quyết liệt khi cho rằng, đây hành động trỗi dậy của “chủ nghĩa quân phiệt Nhật”. Nhưng ngược lại, khu vực châu Á-TBD lại không có thái độ như vậy.
Nước cờ chiến lược sai lầm của Trung Quốc
1-      Lấy nước sau để dùng nước đi đầu, tạo điều kiện cho Nhật Bản trỗi dậy.
Kể từ năm 2010, khi GDP của Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản cũng là lúc tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng được Trung Quốc đẩy lên nấc thang cuối của xung đột. Thực ra, quần đảo này, về địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, chiến tranh với liên minh hùng mạnh Mỹ-Nhật Bản, nhưng chủ nghĩa dân tộc như một con dao 2 lưỡi, quá lạm dụng thì như “cưỡi trên lưng hổ” cho bất cứ chính phủ nào. Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của nó, vì thế, chuyến “ra khơi” đầu tiên để thâu tóm Biển Đông lại bị “mắc cạn” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đây là một sai lầm tai hại của Trung Quốc mà từ đó, làm nên chiến thắng vang dội của Đảng LDP, đưa ông Shinzo Abe, một người được Mỹ ủng hộ và có bầu máu nóng “chủ nghĩa dân tộc” không kém gì người Trung Quốc, lên làm thủ tướng.
Vụ tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku vừa qua, Nhật Bản đã được Trung Quốc dạy cho 2 bài học giá trị.
Một là, một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn, giàu mà không mạnh thì bị đe dọa hay trấn lột bất cứ lúc nào. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững và phát triển của nền kinh tế.
Hai là, mối hận thù dân tộc của Trung Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ mờ phai. Nhật Bản luôn bị coi là mối thù quốc nhục 100 năm chưa trả hận.
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Shinzo Abe thừa nhận thức sâu sắc 2 bài học này và quyết tâm tái vũ trang, xây dựng một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe Trung Quốc, đề phòng liên minh Mỹ-Nhật không có giá trị.
Thực hiện quyết tâm này, về mặt kỹ thuật thì không mấy khó khăn với Nhật Bản khi Nhật Bản có một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. Tàu ngầm, máy bay, tàu chiến, tên lửa…nói chung là những thứ vũ khí trang bị hiện đại, Nhật Bản muốn là họ tự sản xuất chế tạo. Tuy nhiên, khó khăn nhất với chính phủ của ông Shinzo Abe là cơ chế, cụ thể là “điều 9 hiến pháp” đã trói buộc, mà muốn xóa bỏ nó thì tác động của bên ngoài mang yếu tố quyết định. Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò tác động này khi biến mình là nguyên nhân duy nhất, nguy hiểm nhất buộc Nhật Bản phải lựa chọn.
Chỉ chưa đầy 2 năm với từng bước đi cụ thể, chính phủ của ông Shinzo Abe đã có những cách giải thích về “điều 9 Hiến pháp”, tiến tới xóa bỏ bằng Luật an ninh mới.
Không rõ Trung Quốc đi nước cờ sai lầm ở Senkaku/Điếu Ngư hay là Nhật Bản, Mỹ lợi dụng Senkaku/Điếu Ngư để “cởi trói” Nhật Bản, cho phép Nhật Bản tham gia sâu, trực tiếp vào cấu trúc an ninh Tây-TBD, nhưng, điều mà Trung Quốc không muốn, không bao giờ muốn là đối đầu với Nhật Bản tại Biển Đông bất cứ hình thức nào, thì nó đã và đang đến.
Biển Đông, như Thủ tướng Việt Nam đã cảnh báo, “…chỉ cần gián đoạn dòng hàng hóa đi qua Biển Đông thì nhiều nền kinh tế lớn không chỉ trên khu vực mà cả thế giới đều gánh chịu hậu quả khôn lường…”. Trong khi đó, sự trùng hợp “lạnh sống lưng” giữa Trung Quốc và Nhật Bản là tuyến hàng hải trên Biển Đông đều là “đường sinh mạng”, cho nên, dễ hiểu là, Biển Đông chứ không phải là Senkaku/Điếu Ngư mới là chiến trường chính của cuộc đấu Trung-Nhật vì tính chiến lược sống còn của đôi bên trên đó.
Rõ ràng Trung Quốc đã đi lộn nước cờ khi phải đối đầu với một đối thủ mạnh, truyền kiếp quá sớm là Nhật Bản mà nguy cơ “bị loại khỏi vòng bảng” đang ám ảnh bởi “lời nguyền từ Nhật Bản” không phải là điều không thể.
2- Từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”.
Phải khẳng định chắc chắn mục tiêu của Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” là trước sau như một, không bao giờ thay đổi, không sớm thì muộn. Vấn đề là từng giai đoạn, bước đi thực hiện chiến lược này ra sao mà thôi.
Chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc, đúng ra phải là nước cờ cuối sau khi đã đuổi Mỹ ra khỏi ĐNA, và Tây-TBD bằng “cuộc chiến địa chính trị” mà thời gian đầu khi Trung Quốc đang thực hiện chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình “giấu mình chờ thời” đã tỏ ra rất hiệu quả.
Đáng tiếc, Trung Quốc bị cái tăng trưởng GDP liên tục làm mờ mắt, ảo tưởng sức mạnh của mình và với truyền thống ngạo mạn, bành trướng, Trung Quốc cho rằng không cần “giấu mình”, muốn “ăn” ngay Biển Đông béo bở mà bất chấp tất cả. Hành động của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp và chuẩn bị quân sự để đe dọa sử dụng sức mạnh… đã bộc lộ mục tiêu, ý đồ nguy hiểm nhất quán của họ đã khiến Việt Nam, Nhật Bản… và kể cả Mỹ phản kháng với một tinh thần ngay và luôn.
Như vậy, vội vàng từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn về xây dựng thế trận, thay vì để Biển Đông tạm thời là một vùng đệm chiến lược, mở rộng vòng vây thì lại biến nó thành vùng nóng, có thể trở thành vùng chiến sự bất cứ lúc nào. Chính Trung Quốc tự thu hẹp không gian chiến lược của mình.
Tại sao Trung Quốc phản đối quyết liệt Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông?
Thực ra, việc tuần tra trên biển, đại dương đề bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải là vấn đề thường xuyên, không có gì ghê gớm của các cường quốc biển và tuần tra trên Biển Đông, một tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là chủ quyền của họ nên không ai được quyền đưa máy bay, tàu chiến vào vùng này. Hành động “tuần tra” trên vùng biển mà Trung Quốc coi là “chủ quyền” là hành động thách thức, tuyên chiến.
Đó là lý do vì sao Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng quyết liệt đến mức mà báo chí Trung Quốc cho rằng “chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi…” khi Mỹ đem máy bay, tàu chiến tuần tra trên Biển Đông và khi Nhật Bản tuyên bố sẽ “tuần tra” trên Biển Đông với sự hậu thuẫn của Philipines khi dùng căn cứ Rubic tiếp tế hậu cần cho Hải quân Nhật Bản thì Trung Quốc giãy lên như đỉa phải vôi.
Như vậy, khi Mỹ-Nhật Bản “tuần tra” trên Biển Đông thì cán cân so sánh lực lượng trên khu vực Tây-TBD mà cụ thể là trên biển Hoa Đông và Biển Đông giữa Trung Quốc với Mỹ đã hoàn toàn nghiêng hẳn về Mỹ khi Nhật Bản tham gia vào thế trận với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự. Không hồ nghi gì nữa, Nhật Bản đã sẵn sàng cùng Mỹ tham chiến tại Biển Đông nếu như Trung Quốc có ý đồ chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, tức là ngăn chặn, phong tỏa tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản trên Biển Đông và đe dọa an ninh Mỹ…


Trước việc “tuần tra” của Mỹ và Nhật Bản trên Biển Đông, Trung Quốc chỉ có thể hoặc là bằng vũ lực, xua đuổi hay đánh đuổi lực lượng tuần tra của Mỹ-Nhật Bản ra khỏi Biển Đông hoặc là tôn trọng luật chơi chung. Trung Quốc chỉ có 2 đề chọn một.

11 nhận xét:

  1. Nhật Bản tiến hành tuần tra biển Đông làm cho Trung Quốc lo càng thêm lo, với hôm qua là anh Mỹ giờ thêm anh Nhật. Vậy thì cái âm mưu của Trung Hoa coi như tan thành mây khói rồi còn gì nữa

    Trả lờiXóa
  2. Thoi rồi còn chi đâu Hoa ơi....

    Trả lờiXóa
  3. Thoi rồi còn chi đâu Hoa ơi....

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. trong lịch sử châu á Phù Tang là xứ duy nhất chưa lần nào bị Trung Hoa đô hộ và Phù tang là quốc gia duy nhất ở châu á luôn quấy rối và đã từng đô hộ một phần Trung Hoa

    Trả lờiXóa
  6. Hôm tê gọi điện cho em, em nhắn lại sao ko thấy hồi âm rứa chàng Cá Mập, ngoài nớ bão to sóng lớn à? Bình yên nhé chàng (~_~)

    Trả lờiXóa
  7. Bác Thống có suy nghỉ thật sâu sắc, Cảm ơn Bác.

    Trả lờiXóa
  8. Trung Quốc luôn muốn độc chiếm biển đông

    Trả lờiXóa