Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Vụ nổ Thiên Tân dưới góc nhìn An ninh-Quốc phòng


Vụ nổ đã phơi bày những tử huyệt chiến lược, thách thức nguy hiểm đến an ninh-quốc phòng không chỉ Trung Quốc mà còn của các quốc gia khác.
23 giờ 30 ngày 12 tháng 8, khu Tân Hải, thành phố Thiên Tân, đã xảy ra một vụ nổ lớn. Vụ nổ phát sinh tổng cộng hai lần, lần thứ nhất có sức công phá tương đương với 3 tấn thuốc nổ TNT, 30 giây sau lại tiếp tục phát sinh một vụ nổ thứ hai với sức công phá tương đương 21 tấn TNT.
Theo bản tin của truyền thông Trung Quốc, đến ngày 16/8, vụ nổ đã tạo ra cái chết của 112 người, làm bị thương 722 người, 95 người mất tích, trong đó có 85 cảnh sát PCCC, trong số những người bị nạn chỉ xác định được thân phận của 24 người. Vụ nổ đã phóng thích hàng trăm tấn hóa chất độc hại gây ra thảm họa môi trường chưa lường hết được.
Đây là một vụ nổ mà thế giới đánh giá như một “Chernobyl thứ hai” của Liên Xô. Đương nhiên, để tránh gây hoang mang, sợ hãi, trong dân chúng, nhà đương cục sẽ không thông báo rõ sự thật về những thất thiệt…Tuy nhiên, ở góc nhìn an ninh-quốc phòng, vụ nổ tại Thiên Tân Trung Quốc đã phơi bày những tử huyệt tầm chiến lược mà không chỉ tại Trung Quốc.
Trước hết là về an ninh.
Khi một vụ nổ lớn xảy ra, thì một câu hỏi đặt ra ngay và luôn là là do lỗi kỹ thuật hay do cố ý (khủng bố)? Nổ mìn hay đánh bom tự sát…thì đã rõ ràng khẳng định, nhưng nổ lớn ở các trung tâm công nghiệp, kho chứa nguyên liệu dễ cháy nổ, kho hóa chất, đạn dược, thậm chí nhà máy hạt nhân…thì rất khó để kết luận nhanh và chính xác.
Chẳng hạn như vụ nổ kho hóa chất Thiên Tân theo như truyền thông Trung Quốc là do sai lầm, thiếu hiểu biết của cảnh sát PCCC…(Nhưng cũng có thể, vụ nổ trước chỉ cách vụ nổ sau 30 giây (cảnh sát PCCC chưa kịp xuất hiện) đã kích nổ vụ nổ thứ 2 và sau đó cảnh sát PCCC xuất hiện cứ tưởng đám cháy là bình thường nên dùng nước dập lửa mà đâu biết chẳng khác nào “dùng xăng dập lửa”, cùng với sự phát tác của chất độc mới khiến nhiều cảnh sát PCCC chết nhiều như thế). Rằng, thiệt hại lớn là do kho hóa chất đặt quá gần khu dân cư 600m thay vì 1000m…rồi thì do liên minh ma quỷ giữa chính quyền và doanh nghiệp…
Liệu có sự liên quan gì không khi ngày 12/8 nổ kho hóa chất Thiên Tân; ngày 17/8 nổ mìn tại thủ đô Thái Lan và mấy ngày sau lại nổ kho hóa chất ở Liêu Ninh Trung Quốc? Đưa Thái Lan vào “dây chuyền” này bởi vì nhóm chiến binh cánh hữu Grey Wolves của Thổ Nhĩ Kỳ đã rất tức giận sau khi Thái Lan trả lại Trung Quốc 109 người Duy Ngô Nhĩ vào ngày 9/7 và dấu vết của nhóm Grey Wolves trong các vụ tấn công vào tòa đại sứ quán Thái Lan ở Istanbul, trong khi đó người Duy Ngô Nhĩ với Trung Quốc thế nào thì ta đã hiểu…
Tất nhiên đó là chuyện nội bộ của Trung Quốc, chúng ta không quan tâm. Chắc chắn sẽ có rất nhiều việc để chính quyền Trung Quốc kết luận, nhưng ở đây, vấn đề an ninh đã phơi bày tử huyệt không thể che đậy, là mục tiêu cho bọn khủng bố quốc gia, thế giới nhắm vào mà thành công thì gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng trên nhiều mặt cho an ninh quốc gia, từ chính trị, kinh tế cho đến thảm họa môi trường. Sự hoang mang lo sợ, náo loạn trong dân chúng, sự mất lòng tin về chính quyền…, “quả bom bất ổn” tiếp theo này, khi nổ còn hủy diệt chế độ nhanh hơn bom hạt nhân.
Do vậy, “phương án tác chiến” của quân khủng bố đã, sẽ thay đổi không chỉ đơn giản là đánh bom tự sát, đặt mìn vào chỗ đông người hay khủng bố máy bay…mà tấn công vào các khu công nghiệp, các kho tàng dễ cháy nổ, kho chứa hóa chất đặc biệt…của các doanh nghiệp trong, ngoài nước mà sự bảo vệ không ở cấp nhà nước là điều không thể không nghĩ đến.
Kho hóa chất hay kho xăng dầu, chất dễ cháy nổ… đặt ở xa khu dân cư bao nhiêu không quan trọng, bởi vì sự phát triển của một quốc gia không thể thiếu những kho hàng đại loại như thế mà quan trọng là an ninh của những khu vực đó được đảm bảo như thế nào. Chất độc từ vụ nổ Thiên Tân có thể bay sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện tại đang lo ngại bay đến Bắc Kinh nơi đang sắp diễn ra duyệt binh… thì 1000m hay hơn chẳng là gì. Đó chính là nguy cơ thách thức an ninh trầm trọng mà không chỉ Trung Quốc, các quốc gia khác có sự bất ổn phải cảnh giác cao độ và sự quan tâm sát sao.
Về quốc phòng.
Đây thực sự là một vấn đề mà có thể thay đổi tư duy quân sự hiện đại sau vụ nổ tương đương 21 tấn TNT tại Thiên Tân.
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì vụ nổ tương đương với gần 53 quả tên lửa Tomahowk nổ đồng thời, vậy đặt ngược lại vấn đề, chỉ cần 1 quả tên lửa Tomahowk hay loại khác kém hiện đại hơn bay vào đúng vị trí đó, thì đương nhiên, kết quả sẽ như nhau.
Trung Quốc tuy đất rộng, người đông nhưng phân bố không đều, hầu hết các trung tâm công nghiệp, thương mại, dân cư đông đúc đều nằm trên duyên hải phía Đông.
Giả sử có một cuộc chiến xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì phía Nhật Bản chẳng cần có tên lửa hạt nhân cũng tạo ra được các vụ nổ trên đất Trung Quốc mà tác hại còn vượt xa thảm họa hạt nhân, trong khi đó, Trung Quốc không cần sử dụng vũ khí hạt nhân cũng đủ sức tạo ra một “Chernobyl toàn Nhật Bản”.
Như vậy, khi chiến tranh thông thường xảy ra giữa các quốc gia láng giềng có sức mạnh quốc phòng không hơn kém nhau nhiều như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…thì chắc chắn sẽ không có kẻ thắng hoặc cùng lắm sẽ có thắng lợi theo kiểu PYRRHIC.
Nói là “giữa các quốc gia láng giềng” vì gần nhau, nên khi xảy ra chiến tranh thì nhân dân 2 quốc gia đó đều phải ngửi mùi khói bom thuốc đạn. Khi anh ném vào nhà hàng xóm một viên gạch thì ít nhất anh sẽ bị ném lại một viên đá là điều không tránh khỏi. Cho nên, làm gì để răn đe, ngăn ngừa chiến tranh, buộc những cái đầu hiếu chiến của những quốc gia láng giềng phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi gây chiến thì ngoài công việc, kế hoạch chuẩn bị sức mạnh phòng thủ, các nhà quân sự phải thay đổi tư duy tác chiến. Đó là giáng trả vào sào huyệt, “sân sau” của kẻ gây chiến.
“Nhà giàu đứt tay bằng nhà nghèo đổ ruột”, tuy nhiên, kẻ bị “đứt tay” có khi chết trước kẻ bị “đổ ruột” vì hoảng loạn tự chết. Xem ra, lý do vì sao Mỹ không tiếc tiền để lập ra lá chắn tên lửa và luôn hiếu chiến, “cổ vũ nhiệt tình” trong các cuộc chiến tranh ở rất xa cửa nhà mình trở nên dễ hiểu.

Thế kỷ XXI, chiến tranh lớn rất khó xảy ra, nhưng trên khả năng răn đe mạnh, xung đột quân sự hạn chế là ưu thế của các nước lớn, lại rất dễ xảy ra, bởi đó là cách mà họ không muốn đem chiến tranh đến cửa nhà mình, là cách tránh những “bãi lầy”. Tuy nhiên, tùy theo từng đối thủ, tránh được hay không lại là chuyện khác.

6 nhận xét:

  1. Luôn bình an nha chàng Cá mập, dạo trước khi còn ở Nga em cũng đi ngang nơi vụ nổ ở Nga (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Em có FB không? Anh đưa em vào hội Hoài niệm nước NGa thì chắc chắn em sẽ gặp lại rất nhiều bạn và người quen đấy. Dạo ni anh bận nên không đến thăm em em được. Thứ lỗi nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Em có phây búc nhưng cơ quan khóa 2 năm rồi, về nhà thi thoảng em mới vào chứ em ko có thời gian mấy mô, bữa trước điện cho em hay ai cầm máy anh điện rứa, nhắn lại răng ko chộ nhắn trả lời, vẫn chắc tay súng bảo về biển đảo hay trở về ÚP MẶT VÀO SÔNG QUÊ rồi? Xem ra anh chàng Cá mập ni nỏ muốn bạn bè quan tâm, đó cũng là 1 điểm mạnh của anh chàng ni

    Níc phây búc của em là Bạch Dương Quảng Trị

    Chúc anh an lành bình yên (~_~)

    Trả lờiXóa
  4. Sau một vụ nổ có hàng ngàn câu chuyện liên quan và vấn đề cấp bách mở ra. Vụ nổ đó cũng chính là hồi chuông để thức tỉnh chính bản thân Trung Quốc cần phải xem xét thái độ của mình về hòa bình và an ninh. Một vụ nổ thôi đã thiệt hại như thế khi chiến tranh nổ ra còn thiệt hại gấp nhiều lần

    Trả lờiXóa