Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Thỏa thuận Việt-Nga về Cam Ranh dưới góc nhìn của lính



Nga và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận về việc đơn giản hóa các thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh. Theo đó, “các tàu chiến của Nga nếu muốn đi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước với chính quyền sở tại. Tại đây, các tàu chiến Nga sẽ được bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Các thủy thủ có chỗ để được nghỉ ngơi…”.
Đơn giản là vậy, tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của một tảng băng. Để có được một thỏa thuận “đơn giản” như vậy phải có một nền tảng đồ sộ mà xây dựng nó vô cùng gian nan, tốn kém và đầy thử thách theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó.
Phần nổi của tảng băng.
Trước hết phải biết căn cứ Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh như thế nào?
Căn cứ bảo đảm hậu cần kĩ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô là tên gọi chính thức của căn cứ hải quân Cam Ranh thời kì này. Căn cứ 922 phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chức năng và nhiệm vụ chính sau:
- Đảm bảo nơi trú đóng cho các tàu thuyền của Hải quân Liên Xô trong cảng Cam Ranh; 
- Quản lý các tàu thuyền đóng trong khu vực trách nhiệm của mình và sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến và truyền dẫn của căn cứ để đảm bảo sự liên lạc thông suốt giữa các tàu chiến với Sở Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cũng như Sở Chỉ huy Hải quân Xô viết.
- Bảo trì và sửa chữa tàu của Hải quân Xô viết tại Nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển "Bason" tại TP Hồ Chí Minh (thời kỳ đó).
- Tiếp nhận, dự trữ, bảo quản các phương tiện vật chất kỹ thuật ; 
- Cấp phát cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua các loại vật chất-kỹ thuật cần thiết (bao gồm cả các thiết bị  máy móc kỹ thuật tổng thành và các tài sản đặc thù khác); 
- Cung cấp cho các tàu trong thời gian trú đóng tại Cam Ranh điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm; 
- Đảm bảo chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, nơi nghỉ dưỡng cho thủy thủ đoàn các tàu ghé qua… 
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của PMTO 922 Cam Ranh thì so với thỏa thuận của Việt-Nga về tàu chiến Nga ra vào căn cứ Cam Ranh của Việt Nam vừa ký xong, không có sự thay đổi về bản chất với tàu chiến Nga. Nhưng, có mấy điểm khác biệt mà ta cần lưu ý:
 Thứ nhất là, nếu như PMTO 922 là để phục vụ tác chiến cho Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương thì căn cứ Cam Ranh hiện nay bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho tàu chiến Nga vì thương mại, còn mục tiêu, đối tượng tác chiến của hải quân Nga là ai, Việt Nam không quan tâm. Do đó, về nguyên tắc Việt Nam vẫn tuân thủ với chính sách quốc phòng “3 không” đã đề ra.
Thứ hai là, tại sao điều đó chỉ xảy ra với Hải quân Nga mà không phải với Mỹ, Ấn, Nhật Bản hay Trung Quốc…vì đây là hợp tác, thỏa thuận mà không ảnh hưởng nhiều đến địa chính trị khu vực. Nó không gây phiền toái cho Trung Quốc mà cũng không gây khó chịu cho Mỹ…bởi Nga gần như là một lực lượng đối trọng tại Biển Đông…
Giả sử Việt Nam chấp nhận cho Mỹ làm căn cứ quân sự thì Trung Quốc sẽ phản đối quyết liệt vì mục tiêu, đối tượng tác chiến tiềm tàng của Mỹ lại là Trung Quốc và ngược lại cho Trung Quốc thuê làm căn cứ quân sự cũng vậy, Mỹ sẽ phản đối không kém. Trong khi đó, Nga, ít nhất Trung Quốc vẫn cảm thấy dễ chịu hơn nếu như Cam Ranh là căn cứ quân sự của Nga thật sự.
Vậy, tại sao Việt Nam lại ký thỏa thuận này với Nga?
Khi Nga rời khỏi Cam Ranh năm 2001. Nga đã để lại:
- 7 doanh trại cho các thành viên của PMTO  và các thủy thủ đoàn tàu ngầm; 
- Nhà ăn cho các thủy thủ đoàn tàu ngầm  sức chứa 250 chỗ; 
- Một Trung tâm Thông tin liên lạc gồm cả cho tàu ngầm. 
- Một bệnh viện hải quân 100 giường; 
- Hệ thống kho dự  trữ  nhiên liệu lỏng công suất 14 nghìn tấn (12 bể chứa và các kho chứa); 
- Trạm phát điện diesel công suất 24 000 kW phục vụ cho tất cả các hạng mục công trình và doanh trại trong căn cứ và các công trình cũng như doanh trại các đơn vị quân đội và cơ quan Nhà nước Việt Nam đồn trú trên bán đảo, hệ thống  kỹ thuật  mạng truyền tải, trạm biến áp, đường dây điện cao áp; 
- Hai kho lạnh với tổng công suất 270 tấn hàng hóa thực phẩm dự trữ ; 
- Hai kho lương thực, hai  kho  hàng hóa hậu cần, 3  kho  thiết bị kỹ thuật; 
- Hai trạm xử lý và cấp nước khai thác từ 28 giếng khoan: một trạm cấp nguồn  nước cho doanh trại các đơn vị đồn trú, và một trạm cung cấp nước cho các tàu và các chiến hạm (Rất quan trọng bởi trước đây Mỹ phải mua nước ngọt tại Singapo)
- Hai kho tên lửa và mìn của  Trung đoàn  không quân; 
- Cơ sở dự trữ-bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật tên lửa và kho  vũ khí tiêu hao (xây dựng xong thì chuyển giao cho phía Việt Nam, phía Nga không tiếp nhận); 
- Bê tông nhựa hóa 119 km đường giao thông trên bán đảo. Hoàn thành hệ thống kênh thoát nước mưa khẩu độ lớn để thoat nước và chống ngập do mưa rào nhiệt đới…
Và rất nhiều hạng mục khác mà ở đây chỉ nêu ra những hạng mục chính và tất cả những hạng mục công trình trên Cam Ranh đều là sự nổ lực bằng mồ hôi và máu cả những công nhân, kỹ sư, sỹ quan Nga-Việt.
Do bối cảnh Nga lúc bấy giờ gặp nhiều thách thức, khó khăn, Nga đã rút khỏi Cam Ranh nhưng để lại tình cảm và những thứ đó cho Việt Nam tiếp quản.
 Đó là phần nổi của tảng băng mà ai cũng nhìn thấy từ quân cảng Cam Ranh.
Để có được một căn cứ cho tàu ngầm tuyệt diệu, lý tưởng như thế này, Cam Ranh phải trải qua ¼ thế kỷ
Phần chìm của tảng băng?
Thứ nhất, như chúng ta đã biết, căn cứ PMTO 922 Cam Ranh là để phục vụ cho hoạt động tác chiến của Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Và đây là nhiệm vụ chính của nó:
- Theo dõi và giám sát các nhóm tàu sân bay, tàu tên lửa và các nhóm tàu khác của các đối thủ tiềm năng để sẵn sàng tấn công chúng khi khởi đầu chiến tranh; 
- Trinh sát lực lượng và phương tiện chiến tranh chống tàu ngầm của các đối thủ tiềm năng, phát hiện hoạt động do thám của các tàu ngầm và tàu mặt nước của các đối thủ tiềm năng tiếp cận bờ biển CHXHCN Việt Nam.
- Bảo vệ của các tàu dân sự của Liên Xô tại khu vực hoạt động của binh đoàn.
- Đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của máy bay Liên Xô. 
- Bảo đảm lợi ích của Liên Xô và hỗ trợ cho các quốc gia thân thiện.
- Hỗ trợ Hải quân CHXHCN Việt Nam trong việc làm chủ các kỹ thuật mới, phát triển hệ thống căn cứ, hệ thống tổ chức huấn luyện chiến đấu.
Như vậy, hiện nay căn cứ Cam Ranh là của Việt Nam, chỉ phục vụ cho các lữ đoàn tàu ngầm, tàu tên lửa…của Việt Nam tác chiến. Tuy nhiên, nếu “tàu chiến Nga” vào Cam Ranh thì chắc chắn không thể một chiếc, Nga không thể đưa một chiếc tàu đơn độc hoạt động tác chiến trên đại dương mà là có thể một hạm đội, bao gồm đủ chủng loại…Hạm đội đó, được phép vào, ra, căn cứ Cam Ranh gần như là tự do và…nhiệm vụ của hạm đội đó, con tàu đó là gì…thì chắc chắn trong thỏa thuận Việt-Nga đã có. Chẳng hạn, với nhiệm vụ “Bảo đảm lợi ích của LB Nga và hỗ trợ bạn bè…” thì lợi ích quốc gia Nga trên Biển Đông là đâu, là gì, liên quan gì đến Việt Nam không…chúng ta thừa biết…
Thứ hai, từ vũ khí Nga, Việt Nam đã trang bị cho mình những quân binh chủng mới đặc biệt là tàu ngầm. Cam Ranh hiện nay, thực sự là một căn cứ có khả năng không chỉ bảo đảm hậu cần mà còn cả kỹ thuật, nhất là bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và vừa các tàu chiến hiện đại cả Nga, Việt Nam. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng có tính quyết định tầm vóc, sự lợi hại của căn cứ Cam Ranh. Sẽ như thế nào nếu không có một trung tâm huấn luyện tàu ngầm? Sẽ như thế nào nếu tại Cam Ranh không có khả năng bảo đảm kỹ thuật cho tàu ngầm hoạt động? Rõ ràng, khi bảo đảm chắc chắn cho một chiếc hoạt động tốt thì có 6 chiếc hay 60 chiếc chỉ phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ mà thôi.
Sự hợp tác chặt chẽ Nga-Việt trên căn cứ Cam Ranh như củng cố, tư vấn phát triển, chuyển giao công nghệ trên nền tảng hiểu biết nhau, tin cậy nhau…đã khiến Cam Ranh trở thành một căn cứ tàu ngầm, tàu chiến, hiện đại nhất của Việt Nam và lợi hại nhất trên Biển Đông…đương nhiên, không thể thiếu được dấu ấn của Nga.
Thứ ba, vậy những yêu cầu công nghệ để đáp ứng yêu cầu chiến thuật phòng thủ, tấn công của các lực lượng ở căn cứ Cam Ranh đạt hiệu quả cao nhất có thể thì sao? Đương nhiên cũng không nằm ngoài thỏa thuận.

Đó chính là phần chìm của tảng băng và có thể nói, đây là một hoạt động đối ngoại quốc phòng rất khôn ngoan của Việt Nam.

3 nhận xét: