2- Thực
chiến cuộc “chiến tranh không tiếp xúc” với Mỹ-NATO.
Dù tác chiến ở
chiến trường Syria với quân khủng bố hồi giáo, nhưng bắt đầu của chiến dịch thì
Nga phải tác chiến trực tiếp với Mỹ-NATO mà giới quân sự ngày nay gọi nó bằng
cái tên cuộc “chiến tranh không tiếp xúc”, tức là tác chiến điện tử.
Tác chiến điện
tử hay chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc
hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình
thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là
phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực
hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là
sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để
ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của
đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…
Tác chiến điện
tử được coi như yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh, chiến dịch
quân sự.
Trong các cuộc
chiến mà Mỹ tiến hành vừa qua thì do đối tượng tác chiến của Mỹ là một quốc gia
mà ban đầu có đầy đủ lực lượng quốc phòng, cho nên đòn tấn công đầu tiên để chế
áp điện tử là chế áp “cứng”. Mỹ dùng tên lửa hành trình mở màn sau đó tiếp tục
dùng không quân không kích để đánh sập hệ thống thông tin chỉ huy, phòng không,
không quân của đối thủ nhằm mục đích là làm chủ không phận tác chiến.
Tại Syria thì
khác, vì quân khủng bố không có hệ thống phòng không, không quân, cho nên,
nhiệm vụ của tác chiến điện tử Nga ngoài việc gây nhiễu phá hoại thông tin liên
lạc của quân khủng bố như đã từng tại Ukraine thì đối tượng tác chiến chính của
Nga lại là Mỹ-NATO và cũng nhằm mục đích là khống chế làm chủ không phận tác
chiến. Chỉ có làm chủ không phận tác chiến thì trên chiến trường Syria Nga mới
không bị lực lượng phòng không quân khủng bố đe dọa gây tổn thất như ở Afghanixtan.
Do đối tượng
tác chiến của Nga là NATO nên Nga thực hiện đòn chế áp điện tử theo hình thức
chế áp “mềm”. Nga đã đưa sang đó các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để làm
“mù” hệ thống “nhìn” của đối phương mà đặc biệt là máy bay của NATO và hệ thông
vệ tinh quân sự phục vụ cho trinh sát điện tử của Mỹ. Chúng ta có cảm giác như
trong tác chiến điện tử, Nga đã có bí quyết gì mới đi trước Mỹ-NATO và thế
giới, một phát minh, hay công nghệ gì đó đột phá trong thế kỷ XXI này khiến họ
rất tự tin.
Thực tế chiến
trường Syria cho thấy, chế áp mềm của Nga đã rất hiệu quả và thành công trước
Mỹ-NATO, luôn khiến Mỹ-NATO từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, có khi hoảng loạn.
Tất nhiên là cùng với nó, có sự đóng góp không thể thiếu của yếu tố chiến thuật
như nghi binh lừa địch để chuyền hướng chú ý của đối phương…kết hợp biện chứng
dưới sự chỉ huy của Bộ tham mưu Nga để khiến cho đối phương không biết, không
nghe, không thấy trước và trong chiến dịch.
Có thể nói, tạo
ra được một vùng cấm bay bắt đầu từ bờ biển Địa Trung Hải với phạm vi gần 300
km trong lãnh thổ phía Tây Syria mà không sử dụng chế áp cứng, đòi hỏi trình độ
khoa học kỹ thuật điện tử rất cao, rất độc đáo, rất lợi hại, mới khiến được máy
bay Mỹ-NATO “bật trở lại” khi có ý định vào khu vực cấm bay Nga đã vạch ra,
trong khi đó, thế giới này còn có sức mạnh nào có thể làm Mỹ-NATO, thế lực
chuyên cấm bay người khác, chùn bước?
Tuy nhiên, liệu
Nga có khả năng thực hiện chế áp cúng hay không?
Sự kiện 26 tên
lửa hành trình Nga vượt 1500km đến đúng mục tiêu đã khẳng định khả năng chế áp
cứng của Nga.
26 quả tên lửa
Kalibr bay 1500 km với 142 lần thay đổi vị trí (độ cao, vận tốc, hướng) phóng
lên từ 4 tàu nhỏ của Hạm đội Caspian—Hải quân Nga, về ý nghĩa chính trị và quân
sự chúng ta sẽ phân tích sau, nhưng điều làm cho chuyên gia quân sự, giới quân
sự Trung Đông, Mỹ-NATO…phải nhảy dựng lên, hốt hoảng, hoang mang, chính là ý
nghĩa chiến thuật mà Nga đang thách thức và đang…đi trước.
Nga đang nhắm
vào một tử huyệt của những con “khủng long Hải quân” từ một quy luật: “Bất kỳ
một động vật nào mà nếu chúng không tiến hóa, kịp thích nghi với môi trường thì
sẽ bị diệt vong. Những con khủng long thời cổ đại không như những loài vật bé
nhỏ khác, do đó, chúng tồn tại chỉ là những “bộ xương hóa thạch”.
Rồi đây,
Mỹ-NATO, Trung Quốc sẽ phải nhận thức khác về nghệ thuật tác chiến trên biển,
cách sử dụng lực lượng và lâu dài hơn là phải tổ chức, xây dựng lực lượng như
thế nào để kịp thích nghi.
Mặc dù vậy, tên
lửa hành trình Kalibr chưa phải là khả năng cuối cùng của Nga trong chế áp
cứng. Nga còn nhiếu “tùy chọn” từ tàu ngầm, máy bay chiến lược…với các loại tên
lửa mạnh hơn Kalibr nhiều lần. Các tùy chọn đó đã được sắp xếp, bố trí để có
thế bao trùm Trung Đông, châu Âu và Bắc Mỹ sau vụ phóng Kalibr đã là một thực
tế không thể che dấu.
Một cuộc tham chiến không chỉ vì Syria hay vì Nga mà là một lời tuyên bố trước toàn thế giới. Nếu những quốc gia thân cận của Nga sẽ luôn được Nga bảo vệ trong mọi trường hợp nào. và khẳng định sự sai lầm tai hại của Ucraina
Trả lờiXóaBạn nói rất có lý
Xóa