Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Trung-Mỹ đang “làm tình” trên Biển Đông?


Mỹ tuần tra trên Biển Đông là vì quyền lợi của Mỹ. Hy vọng Mỹ bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Việt Nam là hão huyền.
Sự kiện tàu chiến Mỹ USS Lassen tuần tra trên Biển Đông khi xâm nhập vào phạm vi 12 hải lí (M), quanh bãi đá Su Bi và Đá Vành Khăn của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, đang xây dựng thành đảo nhân tạo…khiến thế giới, chăm chú đổ dồn về Biển Đông trước sự đối đầu căng thẳng giữa 2 cường quốc. Giới truyền thông thế giới, trong nước có những đánh giá gây sốc về chuyến tuần tra của USS Lassen, nào là “phép thử siêu cường”, nào là “thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, nào là “tuần tra của Mỹ liên quan đến vụ HD981”…Có cảm tưởng như Trung-Mỹ đang xung đột với nhau đến nơi, thế giới đang “nín thở” theo dõi, lo sợ…
Tuy nhiên, quan sát kỹ thì chuyện chẳng có gì ghê gớm, to tát như người ta tưởng.
Tại sao Mỹ không xâm nhập vào khu vực 12 hải lý của 4 đảo khác trong 7 đảo mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988 mà lại xâm nhập vào Su Bi, Đá Vành Khăn?
Bởi lẽ tất cả các đảo trên quần đảo Trường Sa, ngoại trừ những đảo nửa chìm nửa nổi không có vùng lãnh hải như UNCLOS quy định thì Mỹ xâm nhập vào khu vực 12 hải lý của đảo nào cũng phải thông báo trước và phải vô hại.
Do đó, việc Mỹ tuần tra trên Biển Đông vào 2 thực thể đảo chìm nổi mà Trung Quốc đang xây dựng căn cứ trong phạm vi 12 hải lý là Mỹ nhằm vào nơi thiếu tính pháp lý nhất của Trung Quốc để xâm nhập, tức là nhằm vào nơi mà “xâm nhập vào 12 hải lý cũng như không”. Cái gọi là đảo đá Su Bi, Đá Vành Khăn…mà Trung Quốc đang chiếm đóng, xây dựng trái phép làm gì có lãnh hải 12 hải lý. Vậy thì làm gì có chuyện Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa? Không có. Chỉ khi nào Mỹ mạnh dạn, to gan, xâm nhập vào vùng 12 hải lý các đảo khác mà Trung Quốc đang chiếm trên quần đảo Trường Sa thì mới gọi là “thách thức chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa”, nhưng điều này thì Mỹ không dám hoặc không muốn. 
Vì thế, qua hành động tuần tra này, chúng ta chỉ thấy Mỹ tỏ ra tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa mà thôi. Điều này logic với đối sách của Mỹ trên Biển Đông là Mỹ trung lập trong vấn đề tranh chấp, không đứng về bên nào.
Vậy thì hành động này của Mỹ có thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua bản đồ “đường 9 đoạn” không? Nói cách khác dễ hiểu hơn là Mỹ có chấp nhận Trung Quốc chiếm toàn bộ Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quan trong bậc nhất của thế giới?
Ngay cả Nga dù không nói, nhưng hành động hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu trên Biển Đông đã sổ toẹt cái “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, huống chi khi Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng với an ninh (quân sự, kinh tế, chính trị) Mỹ và đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc…như nhiều chuyên gia quân sự, kinh tế, đã phân tích…thì hành động của Mỹ tuần tra trên Biển Đông cũng chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là không bao giờ chấp nhận “đường 9 đoạn” như Nga, Ấn Độ mà thôi, chẳng có gì khác cả. Vả lại, khu vực châu Á-TBD này có quốc gia nào công nhận “đường 9 đoạn” của Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông đâu.
Mở ngoặc, chúng ta cần phải lưu ý là tuần tra trong phạm vi 12 hải lý cách 500m đảo nhân tạo và tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của các đảo không phải là nhân tạo hoàn toàn khác nhau về bản chất, tính chất, đóng ngoặc.
Vấn đề là tại sao Mỹ, Trung Quốc lại to chuyện việc tuần tra của tàu chiến Mỹ vào nơi “biển công” gần đảo nhân tạo của Trung Quốc đến vậy. Cơ quan tuyên truyền Trung quốc, giới truyền thông Mỹ có những tuyên bố hùng hồn, gây sốc đến mức như Trung-Mỹ sắp nổ ra chiến tranh, căng thẳng đã lên tột độ...Té ra làm vậy để có cớ cho 2 vị tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo nhau đi đàm phán. Thế giới một phen "hú vía" khi Trung-Mỹ xuýt đánh nhau, may sao họ đã "thỏa thuận" với nhau để "xuống thang" ảo do họ dựng nên. Một kiểu quan hệ rất Mỹ. 
Lịch sử đã từng ghi nhận Trung-Mỹ đã “bắt tay nhau” sau lựng Việt Nam để gây hại cho Việt Nam và Liên Xô. Lần này không tránh khỏi Mỹ-Trung tiếp tục lấy Biển Đông và có thể Đài Loan để mặc cả, chia chác để gây hại cho Việt Nam và Liên bang Nga.
Lựa chọn một khu vực tuần tra “nhạy cảm”, khôn khéo, Mỹ phát đi thông điệp rằng, quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có đủ khả năng thì muốn làm gì tùy. (Đương nhiên, với việc bật đèn xanh đó, Trung Quốc sẽ “té nước theo mưa”, quân sự hóa nhanh chóng các đảo chiếm được của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa). Riêng tuyến hàng hải trên Biển Đông, Mỹ răn đe Trung Quốc đừng có quá tham lam, muốn khống chế toàn bộ mà cùng với Mỹ, cả hai “tuần tra an ninh hàng hải, chống cướp biển”…nhằm đẩy Nga ra khỏi khu vực, vô hiệu hóa quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Mỹ đang bị mất mặt tại Ukraine và bị muối mặt tại Syria bởi nước Nga và nguy cơ bị Nga đẩy ra khỏi Trung Đông. Vì thế, bao vây, cô lập Nga, chống Nga là mục tiêu của Mỹ. Cũng như trước đây, trong vấn đề Đài Loan, Mỹ công nhận “một nước Trung Quốc” là để Trung Quốc chống Liên Xô thì ngày nay, Mỹ có thể đưa ra miếng mồi ngon (Biển Đông, Đài Loan) để Trung Quốc chỉ có thể buộc phải trở mặt với Nga. Rõ ràng, khi nền quốc phòng Nhật Bản đã có sự thay đổi lớn về chất thì vị trí Đài Loan án ngữ trước “cửa họng” Trung Quốc là không còn quan trọng.
Kết luận vấn đề: Việt Nam không bao giờ tin tưởng, hy vọng Mỹ xuất hiện ở Biển Đông là bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam. Mỹ tuần tra trên Biển Đông là vì quyền lợi của Mỹ, do đó, những gì phù hợp với đối sách của chúng ta thì chúng ta ủng hộ nhưng trên tinh thần cảnh giác cao độ. Hoàng Sa năm 1974, Scarborough của Philipines năm 2012 là minh chứng điển hình trên Biển Đông cho những ai có tư tưởng coi Mỹ là thần hộ mệnh.
Mỹ xuất hiện ở Biển Đông không phải là nguyên nhân khiến Trung Quốc hung hăng, bất chấp, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà đó chính là bản chất, âm mưu của nhà cầm quyền Bắc Kinh từ xưa tới nay. Vì vậy luôn luôn cảnh giác, chuẩn kỹ càng để đối phó với mọi tình huống, quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ.


5 nhận xét:

  1. Hai quốc gia này đang khoe cơ bắp hay body của mình trên biển Đông. Đừng vội kết luận về sự hi vọng của chúng ta. Người nào thông minh thì người đó chiến thắng và đôi khi sự kiên trì mới chính là chìa khóa thành công

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc tình giữa hai kẻ giống nhau sẽ chẳng kéo dài được lâu. Người ta thường nói cần có quy luật bù trừ để duy trì quan hệ. Hai quốc gia tham vọng như nhau liệu nắm tay nhau được mấy ngày

    Trả lờiXóa