Đây là hành động quân sự, nhưng thực chất chỉ là hành động chính trị cuồng loạn của Thổ Nhĩ Kỳ không hơn không kém.
Người Nga đang
hành động rất bình tĩnh, tỉnh táo, trước vụ việc máy bay ném bom S-24 của mình
bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm qua. Nó được coi như là hành động hèn hạ, “đâm sau
lưng” người Nga của Thổ Nhĩ Kỳ mà Tổng thống Vladimir Putin đánh giá.
Chỉ có thể là hành động cuồng loạn.
Đây không thể
coi là hành động tỉnh táo, mặc dù đã tính toàn từ lâu của Thổ Nhĩ Kỳ để bắn rơi
máy bay Nga.
Thứ nhất, Nga không đe dọa an ninh chủ
quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, như Putin nói thì Thổ Nhĩ Kỳ là bạn bè thân thiện.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ muốn “nắn gân” Nga
để lập một vùng cấm bay, vùng an toàn trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ có chiều
sâu trên lãnh thổ Syria là 50 km?
Sau khi bắn rơi
chiếc SU-24 Nga (Chiếc SU-24 này tác chiến độc lập không được SU-30MS bảo vệ),
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 3 điểm:
1- Tất cả các
máy bay ném bom của không quân – Vũ trụ Nga chỉ thực hiện không kích khi có các
máy bay tiêm kích yểm trợ.
2- Sẽ thông qua
các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ trên không. Theo đó, tàu tuần dương hạm
mang tên lửa Moscow được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Fort” tương tự
hệ thống S-300 vào trực chiến, gần khu vực ven biển Latakia. Bất cứ mục
tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu
vực phòng thủ sẽ bị phá hủy.
3- Nga chấm dứt
liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều chúng ta
quan tâm là hành động “ngay và luôn” của Nga.
Sau tuyên bố
này, thì chiều tối ngày 24.11, theo Cont.ws: Một nguồn tin không chính thức từ
Syria cho biết, không quân Nga ở căn cứ Hmeymin đã tiến hành một cuộc không
kích dữ dội chưa từng có vào khu vực chiếc Su-24 bị bắn rơi. Toàn bộ các phần
tử khủng bố bị dìm trong biển lửa. Nguồn tin cũng cho rằng, kể cả những chiến
binh đã tấn công chiếc Mi-8 cứu hộ cũng không còn tồn tại. May mắn, theo
RusVesna.su, các phi công bị bắn rơi của Nga Su-24 đã được cứu sống bởi quân
đội Syria sau một sứ mệnh giải cứu đặc biệt trong vòng vây của kẻ thù đã đưa về
căn cứ không quân tại Latakia.
Thổ Nhĩ Kỳ thừa
nhận rằng, máy bay Nga, nếu có xâm phạm không phận quốc gia này thì cũng chỉ
trong vòng 17 giây. 17 giây là con số mà NATO cũng công nhận và với 17 giây thì
khả năng của không quân Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể là thúc thủ, chịu trận.
Rốt cuộc, ngay
chiều tối 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì sử dụng đường dây liên hệ với Bộ QP Nga để
giải quyết sự cố thì lại viện dẫn điều 4 của NATO triệu tập NATO để họp
khẩn…Phải chăng, Thổ Nhĩ Kỳ hoảng loạn và lo sợ khi Nga đang ra đòn khủng khiếp
tại biên giới Thổ-Syria sẽ mở rộng sang Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa? Rõ ràng, Thổ Nhĩ
Kỳ chưa có khả năng sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự với Nga. “Đâm sau
lưng” người này và trốn sau lưng người khác, một hành động yếu hèn.
Thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga và NATO xảy
ra xung đột quân sự nên bất chấp hệ lụy xấu về chính trị và quân sự.
Không phải
trong hoàn cảnh nào điều 5 của NATO cũng được thực hiện bởi không dưới một lần
NATO không thể theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lần này, Mỹ tuyên bố thẳng “đó là
việc của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ” thì việc hành động “đâm sau lưng Nga” của Thổ Nhĩ
Kỳ đã chứng tỏ rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe khủng bố mà cả Nga, NATO và
thế giới lên án và tìm cách tiêu diệt. Về quân sự, Nga cũng có thể viện dẫn
điều 51 Hiến chương LHQ để trừng trị Thổ Nhĩ Kỳ mà NATO không thể can thiệp, đó
là Nga tự vệ chứ không chủ động tấn công trước Thổ Nhĩ Kỳ-một thành viên NATO.
Tuy nhiên, NATO
cũng không dại đột lao vào cuộc chiến không có kẻ thắng với Nga vì cái quyền
lợi ích kỷ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng tỉnh táo không nóng vội trả đũa mạnh liệt
Thổ Nhĩ Kỳ khi thắng lợi tại Syria ngày càng đến gần. “Đội tuyển Nga nín nhịn,
không bị kích động khi đối phương chơi xấu, quyết bảo vệ cầu thủ trụ cột cho
trận chung kết”.
Như vậy, hành
động của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU-24 Nga vừa qua nhằm đạt được mục đích
gì? Không gì cả, chỉ làm cho tình thế xấu thêm nghiêm trọng. Đây là hành động
quân sự, nhưng thực chất đây chỉ là hành động chính trị cuồng loạn của Thổ Nhĩ
Kỳ không hơn không kém.
Tại sao lại hành động cuồng loạn?
Sự xuất hiện
của Nga tại Syria đã phá tan
tành âm mưu của Thổ Nhĩ Kỳ với Cộng hòa Hồi giáo Syria .
Trước hết là
phá tan âm mưu thành lập vùng an toàn vùng cấm bay của Thổ Nhĩ Kỳ. Thực chất
tạo ra khu vực cấm bay trải dài từ biên giới Bab al-Salam xuống Aleppo là muốn
bảo vệ nhóm nổi dậy thân Ankara đang kiểm soát, bảo vệ cửa ngõ lối vào Aleppo
khi, đã bị mối đe dọa IS từ tháng 6/2014. Do tuyến đường từ thị trấn biên giới
Thổ Nhĩ Kỳ Kilis tới Aleppo của Syria được coi như một yếu tố sống còn trong
việc giữ vững chính sách thay đổi chế độ Assad của Ankara nếu bị rơi vào IS hay
quân đội Assad thì những tham vọng ở Syria sẽ hoàn toàn trở nên vô nghĩa.
Tiếp theo, Nga
và Syria xác định tấn công
và đánh chiếm Aleppo
nếu thành công có nghĩa là đã cắt đứt toàn bộ sự viện trợ của nước ngoài cho
lực lượng nổi dậy. Lúc đó Homs, Hama và Palmyra đang bị lực lượng nổi dậy chiếm
giữ không đánh cũng thắng….Thực tế, nhóm nổi dậy được Thổ Nhĩ kỳ hậu thuẫn đã
hoàn toàn mất khả năng cơ động và đang bị quân đội Assad bao vây, tiêu diệt
dần. Giải phóng Aleppo với Nga và quân đội Syria chỉ là vấn đề thời gian đồng nghĩa với
chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria ,
lực lượng người Kurd bị phá sản. An ninh, toàn vẹn lãnh thổ của THổ Nhĩ Kỳ đang
phải đối mặt nguy hiểm với lực lượng người Kurd.
Cuối cùng, là
Nga đã chơi nước cờ hiểm là tập trung không kích vào “đường ống trên bánh xe”
của IS, LIH không nương tay để đánh sập tuyến buôn dầu lậu mà Thổ Nhĩ Kỳ được
hưởng lợi rất lớn với tư cách là đầu mối duy nhất mà chủ nhân là con trai của
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ báo “Sự
thật” Pravda.ru, đánh giá rất chính xác: “Bắn rơi máy bay SU-24 của Nga là nỗi
kinh hoàng của Thổ Nhĩ Kỳ trước chiến thắng của Liên bang Nga”. Nói cách khác, những
thắng lợi của Nga và quân đội Assad trên chiến trường Syria đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ cuồng
loạn.
Không hoảng
loạn, không bị kích động, không nhân nhượng với hành động khiêu khích, Nga tiếp
tục làm tốt công việc của mình tại Syria vì chiến thắng chỉ là vấn đề thời
gian, giải pháp chính trị đạt được cũng chỉ là vấn đề thời gian. Sự mất mát là
không vô ích.
Theo em thì Nga đã bỏ con săn sắt bắt
Trả lờiXóacon cá rô! Bravo Putin!!!
Với Putin thì không có gì là không thể
XóaBắn máy bay Nga là cái cớ hoàn hảo để Nga triển khai các khí tài mạnh mẽ áp dụng vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Syria. Nga không phải hiệp thương với bên nào về chuyện va chạm trên không nữa. Sau khi bình định Syria Nga có lưỡi gươm nhọn kè mạn sườn Nato. Nato muốn nhúng tay vào Ucraina thì cũng khó mà rục rịch. Nga bày tình thế cho Thổ tự vạch tội của mình.
Trả lờiXóaSau "cái tát vỡ mặt" của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga, trong vụ bắn hạ máy bay Su 24 hôm 24-11-2015. Mặc dù rất cay cú, tuyên bố là bị "cú đâm sau lưng", nhưng tổng thống Putin đành ngậm đắng nuốt cay trong sự ngỡ ngàng của toàn thế giới. Người ta trông đợi một điều gì đó có thể "khủng khiếp" hơn nhiều. Nhưng hoàn toàn không có. Và đây là một sự khôn ngoan, một sự bình tĩnh đáng khen - đối với Putin. Dù điều này có vẻ trái với tính cách kiêu hùng của nhân vật này.
Trả lờiXóaTrong một động thái mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực tế, để đáp trả, Nga tuyên bố sẽ mang dàn phóng tên lửa S400 mạnh nhất của mình đến căn cứ Nga trên đất Syria nhưng gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Gửi một thông đệp là gần như toàn bộ những phần quan trọng nhất của Thổ đều nằm trong "tầm khống chế" của dàn S400.
Mặt khác, Nga tuyên bố sẽ điều tuần dương hạm Moskva lớp Slava thuộc Hạm đội Biển Đen hành quân đến Syria để lập lá chắn phòng không, bảo vệ các máy bay Nga đang hoạt động tại Syria.
Tuy nhiên, có thể thấy những động thái ấy của Nga, nếu thực hiện, thì cũng không hề hấn gì tới Thổ. Thậm chí lại càng bất lợi hơn cho Nga, trong nỗ lực ngày càng tuyệt vọng, bảo vệ chế độ độc tài của tổng thống Assad trên đất Syria.
Vì sao vậy?
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, mang tính quyết định, là Nga không có đường - theo đúng nghĩa đen của từ này, để đem quân đến hay đánh nhau ở Syria, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không muốn!
Nhìn trên bản đồ, ta thấy nếu muốn đi bằng đường hàng không, hầu như bắt buộc máy bay Nga phải qua qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Còn đi bằng đường biển, thì bắt buộc phải qua con đường độc đạo là eo biển Bosphorus của ... Thổ Nhĩ Kỳ!
Điều đáng nói là chiến hạm này của Nga trực thuộc Hạm đội biển Đen, muốn tới Syria nó chỉ có một con đường độc đạo là đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bosphorus là một eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách giữa châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu dao động trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.
Eo biển này cũng nối liền biển Đen và biển Marmara, khiến nơi đây từ lâu trở thành một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Ước tính mỗi năm có trên 50.000 lượt tàu qua lại giữa biển Marmara và biển Đen, bao gồm các tàu thương mại từ Bulgaria, Romania, Georgia và đặc biệt là các tàu chiến và tàu hậu cần thuộc Hạm đội biển Đen của Nga.
Do hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, đây chính là yết hầu khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen. Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó sở hữu lực lượng hải quân mạnh đến đâu.
Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Nato (trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công thì chắc chắn Nato sẽ nhảy vào, vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên Nato) "khóa" eo biển Bosphorus? Đó chính là biến Biển Đen thành một cái ao tù. Và toàn bộ Hạm đội Biển Đen, cho đến vùng Crimea mà Nga vừa lấy từ Ukrane bị tê liệt, cách ly với thế giới bên ngoài.
thế giới thấy rõ ai, liêm minh nào thật sự chống khủng bố và ai, liêm minh nào miệng hô hào rât to chống khủng bố nhưng lại tiếp tay cho khủng bố và còn trục lợi nữa. Nước Nga qua vụ này càng có uy tín với nhân loại tiến bộ và có thêm điều kiện cần và đủ để thực hiện quyết tâm của mình tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, xóa sổ IX, đem lại những điều tốt lành cho khu vực Trung Đông và cả thế giới.
Trả lờiXóaSau hành động bắn hạ máy bay đó người Nga chưa hề có những trả đùa gì đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Họ vẫn vô cùng bình tĩnh mà không nóng nảy. Nhưng thực chất có phải đó là hành động hoảng loạn hay không thì chưa thể kết luận
Trả lờiXóa