Lòng tin giữa Việt Nam và Mỹ có
được khi chỉ khi cả 2 bên thực sự “gác lại quá khứ”, “vượt qua khác biệt”.
Nếu như chuyến
thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ là một bước đột phá vào mối quan
hệ bị đóng cứng, tê liệt, thì chuyến thăm tiếp theo của Tổng thống Mỹ Obama đến
Việt Nam
là khai thông các huyệt đạo bị bế của mối quan hệ hợp tác Việt-Mỹ.
Quan hệ hợp tác
Việt-Mỹ đã hết thời kỳ nói suông mà bước vào giai đoạn hành động. Hành động đôi
bên như thế nào để chứng tỏ lòng tin trước khi đi vào “thi công” các hạng mục
của mối quan hệ hợp tác là một thử thách khó khăn cho cả hai.
Quá khứ, Việt Nam có
đủ bản lĩnh, đại nghĩa để gác lại không”? Còn sự “khác biệt, Mỹ, một cường quốc
quân sự, kinh tế hàng đầu thế giới có đủ tự tin, kiêu hãnh để vượt qua? Đây là
2 vấn đề riêng biệt dành riêng biệt cho Việt Nam và Mỹ xử lý.
Việt Nam thực sự “gác lại quá khứ”?
Quá khứ ở đây là
cuộc chiến tranh Mỹ-Việt Nam, do đó, quá khứ không chỉ là của người Việt Nam mà
còn là của Mỹ. Nhưng, quá khứ đau buồn này nếu như Mỹ chịu một thì Việt Nam
chịu một trăm lần, cho nên, “gác lại quá khứ” được hay không, phụ thuộc chủ yếu
vào nỗ lực của Việt Nam.
Quá khứ là lịch
sử, luôn tồn tại khách quan như là trí nhớ của con người, của nhân loại. Nhớ
quá khứ, lịch sử để phát huy những điều tốt đẹp nhưng quan trọng hơn đó là kinh
nghiệm quý báu cho tương lai.
Quá khứ đau
thương, tội lỗi, không thể quên, nhưng quên, hay không quên lại không quan
trọng bằng làm gì, làm như thế nào để quá khứ đó không xảy ra trong tương lai,
không ngăn cản sự phát triển cho tương lai. Đó chính là hãy tự tin “gác lại quá
khứ”.
Hơn 2 triệu
người Việt chết đói năm 1945, chúng ta không bao giờ quên. Chúng ta nhớ nó
không phải để căm thù Nhật Bản từ đời này đến đời khác mà nhớ để biết nguyên
nhân, hệ quả và thế hệ sau này của Việt Nam, Nhật Bản hãy làm gì để không bao
giờ điều đó xảy ra.
Nếu như “Hội
chứng chiến tranh (Việt Nam) trong lòng nước Mỹ” là tội lỗi, là mất mát, là thù
hận, chưa dễ phai mờ thì hậu quả của cuộc chiến tranh đó để lại trong lòng Việt
Nam còn nặng nề gấp hàng trăm lần so với Mỹ.
Do đó, “gác lại
quá khứ” là một thử thách rất lớn cho Việt Nam ,
nó trở thành chỉ dấu, chỉ số, đánh giá lòng tin của Việt Nam đối với Mỹ.
Không phải ngẫu
nhiên mà sau tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam
thì vấn đề của TNS Bob Kerry lại khiến cho dư luận Việt Nam nổi sóng.
Người Mỹ đưa
cho Việt Nam một bài test
tinh tế, động đến một vấn đề rất nhạy cảm, để qua đó người Mỹ muốn từ Việt Nam một câu trả
lời: Bạn đã thực sự gác lại quá khứ để hướng tới tương lai?
Rõ ràng, không
thiếu gì người có thể thay ông Bob Kerry làm chủ tịch HĐQT trường ĐH Fullbright,
nhưng nếu phải lựa chọn một ông Bob Kerry có quá khứ tội lỗi, sám hối, muốn làm
gì đó cho Việt Nam và một
ông Bob Kerry chống đối quyết liệt Việt Nam thì chúng ta chọn ai?
Tất nhiên, lựa
chọn theo tình cảm, lý trí cá nhân sẽ khác với sự lựa chọn của những người mang
trọng trách đại sự quốc gia.
Lịch sử quan hệ
bang giao, vận nước có lúc như thời Lý Thường Kiệt, có lúc như Nguyễn Trãi và
có lúc như Quang Trung Nguyễn Huệ…nếu lấy ứng xử bang giao với nước lớn phương
Bắc, đặt từng bối cảnh đó vào hiện nay chắc “um xùm”, nhưng Việt Nam đâu có mất
thần phong và khí phách.
Việt Nam đã trả lời bài test Mỹ cũng tinh tế không
kém khi dành cho Mỹ một sự lựa chọn: “…phía Mỹ và lãnh đạo ĐH Fulbright sẽ có
quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp
giữa Việt Nam
và Mỹ”.
Một thông điệp
rất “tình tứ” và giờ đây “bóng đã đến chân người Mỹ”.
Mỹ có thực sự “vượt qua khác biệt”?
Thế giới này
không chỉ có Việt Nam là quốc gia có sự “khác biệt” với Mỹ, nhưng trong khi mối
quan hệ hợp tác của họ với Mỹ phát triển bình thường thì Việt Nam và Mỹ lại gặp
trở ngại.
Nguyên nhân
chính là Việt Nam
và Mỹ đã từng xảy ra một cuộc chiến tranh khốc liệt mà Mỹ không đạt được mục
đích đề ra, nói cách khác là Mỹ bị thất bại. Vì thế, với tư cách là một cường
quốc đứng đầu thế giới thì Việt Nam
là một vấn đề không dễ dàng để quên.
“Sự khác biệt”
trong quan hệ Mỹ-Việt, không phải chỉ là khác cái này, cái kia…mà nó là vấn đề
đụng chạm đến uy danh nước Mỹ, là điều khó chấp nhận của “nước lớn”, nói cách
khác “sự khác biệt” tồn tại trên một nền tảng thù hận của nước Mỹ với Việt Nam.
Đó là lý do vì
sao kể từ năm 1975 đến nay, Mỹ không từ một thủ đoạn nào để chống phá Việt Nam
mà chúng ta đã thấy và chứng kiến.
Trái lại, với
tư tưởng hòa hiếu trong bang giao của Việt Nam, thì “sự khác biệt” trong mối
quan hệ hợp tác Việt Nam-Mỹ, Việt Nam rất dễ dàng vượt qua bởi lẽ đơn giản Việt
Nam là nước nhỏ, muốn là bạn với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi.
Như vậy, “vượt qua khác biệt” là vấn đề chủ
yếu dành cho Mỹ xử lý. Việt Nam không có ý tưởng và không có khả năng chống
phá, bao vây, cấm vận, hay tiến hành cái gọi là “cách mạng màu” với nước Mỹ
hoặc áp đặt dân chủ, nhân quyền kiểu Việt Nam vào Mỹ.
Và, cũng như
“gác lại quá khứ” với Việt Nam ,
“vượt qua khác biệt” là một thử thách không dễ dàng với Mỹ.
Lòng tin giữa
Việt Nam
và Mỹ quyết định thành bại mối quan hệ hợp tác đôi bên. Lòng tin đó có được khi
chỉ khi cả 2 bên thực sự “gác lại quá khứ”, “vượt qua khác biệt”.
Nếu như Việt
Nam đã, đang thực sự “gác lại quá khứ” không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động
thì Mỹ đã hành động gì để chứng tỏ đã “vượt qua khác biệt”?
Nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ cũng những người có lương tri
trên thế giới mong muốn Mỹ và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp,
phát triển, đang chờ đợi.
Mỹ chỉ tính toán những gì có lợi cho Mỹ mà thôi
Trả lờiXóaBài viết hay quá
Trả lờiXóa