Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Phản ứng của Nga sau phán quyết của PCA?


Mối quan hệ quốc tế tay ba giữa Việt Nam-Trung Quốc-Nga trong thời gian gần đây đã khiến dư luận Việt Nam quan tâm. Nhiều câu hỏi, nghi ngờ đặt ra trong đó chủ yếu là mối quan hệ hiện nay Việt Nam-Nga như thế nào? Nga ủng hộ quan điểm, lập trường của Trung Quốc và đang chống Việt Nam trên Biển Đông?...
Không ít người cho rằng lập trường của Nga về Biển Đông là ủng hộ Trung Quốc và thậm chí có học giả còn nêu “Cảnh giác trên Biển Đông sau tuyên bố Trung-Nga” hoặc “Trong tâm khảm người Việt, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay”…
Vậy lập trường quan điểm Nga về Biển Đông ra sao? Đặc biệt, sau phán quyết của PCA (coi “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị) thì Nga sẽ phản ứng như thế nào? Nga ủng hộ Trung Quốc bằng cách phản đối, không công nhận phán quyết hay im lặng?
Nga ủng hộ Trung Quốc hay Việt Nam trên Biển Đông?
Ủng hộ ai thì phải căn cứ vào lời nói và đặc biệt là hành động. Trước hết là về lời nói (tuyên bố về quan điểm, lập trường, biện pháp…) chúng ta lấy tuyên bố của ngài đại sứ Nga tại Việt Nam làm chuẩn mực về độ chuẩn xác.
 Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này (Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp ở Biển Đông và không phải là quan điểm nước đôi) vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12/7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông”.
Quan điểm Nga có 4 điểm cần chú ý:
Thứ nhất: Nga có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và Việt Nam.
Thứ hai: Chống quân sự hóa Biển Đông.
Thứ ba: Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua đàm phán giữa các nước có tranh chấp. Lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, đó là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các tài liệu đã được thảo ra giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Trên cơ sở các tài liệu này nên tìm kiếm những giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Thứ tư: Phản đối quốc tế hóa tranh chấp, chống lại sự tham gia của các bên không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp này.
Chúng ta lần lượt phân tích để hiểu bản chất tuyên bố Nga. Riêng điểm thứ nhât để sau cùng vì liên quan đến phản ứng của Nga sau phán quyết của PCA
Thứ nhất, Nga chống lại hành động quân sự hóa Biển Đông. Vậy quan điểm này Nga chống ai? Ai đang bị tố cáo là đã đang bồi lấp các đảo nhân tạo, đưa vũ khí trang bị ra đảo…để quân sự hóa Biển Đông? Đương nhiên không phải là Việt Nam.
Thứ hai, Nga muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua đàm phán song phương, đa phương, trên cơ sở những thỏa thuận giữa ASEAN-Trung Quốc và pháp luật quốc tế UNCLOS.
Nên hiểu rằng, Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) là một phần của UNCLOS. Khi dùng UNCLOS để giải quyết tranh cãi thì không thể thiếu PCA. Đây là điều mà không cần nói rõ ra ai cũng hiểu, thế nhưng có những bài báo khi trích dẫn đã cố tình cắt mất nội dung khiến người đọc hiểu lầm tai hại.
Chẳng hạn, người ta trích dẫn về quan điểm Nga để phân tích chủ đề “Sự thật vẫn rất mù mờ” bằng những đoạn ngắn không hết ý, bị cắt cụt…như sau: “Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp” (chấm hết) hay “Lối thoát duy nhất là đàm phán” (chấm hết).
Với cách làm thiếu thiện chí, hoặc “kém chuyên môn” cho nên, họ cho rằng “Nga đã công khai đòi gạt cơ quan tài phán quốc tế về UNCLOS (PCA) ra ngoài trong bối cảnh phán quyết của PCA đã sắp cận kề”…vì Nga đã chấp nhận phương án do Trung Quốc chuẩn bị sẵn: “Tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết thông qua đàm phán”.
Thứ ba là Nga chống “quốc tế hóa tranh chấp” chứ không chống “quốc tế hóa” Biển Đông.
“Quốc tế hóa tranh chấp” là vấn đề thuộc về phạm trù “quốc tế hóa Biển Đông”.
Biển Đông là rộng lớn do đó mọi hoạt động trên Biển Đông như tranh chấp, an toàn hàng hải, tự do hàng hải, hàng không…đều có tầm ảnh hưởng đến khu vực và thế giới. Vì thế những vấn đề nào chỉ liên quan đến 2 nước thì song phương giải quyết (Việt Nam-Trung Quốc phân định Vịnh Bắc Bộ), thuộc về nhiều nước thì đàm phán đa phương…nhưng tất cả trên cơ sở luật pháp quốc tế cụ thể là UNCLOS, đó là quan điểm nhất quán của Việt Nam về “quốc tế hóa’ Biển Đông.
Quốc tế hóa tranh chấp thực chất là sự can thiệp của bên thứ 3, của nhóm, của thế giới vào tranh chấp. Nga chống lại quan điểm này vì những điểm nóng trên thế giới như Ukraine, Trung Đông, Syria…vì sự can thiệp của nhiều bên, nhiều quyền lợi, đã khiến cho tình hình be bét, hỗn loạn như chúng ta đã thấy và cũng nhằm vào Mỹ khi không muốn Mỹ nhảy vào Biển Đông sẽ tạo ra một tiền lệ không hay cho việc tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản trên quần đảo Curil.
Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam về “quốc tế hóa tranh chấp” trên Biển Đông thì Việt Nam OK hay NO đều có lựa chọn. Chẳng hạn, Việt Nam sẽ OK nhóm G7 can thiệp để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết PCA nhưng sẽ NO hoặc không cần thiết khi cùng tuần tra quần đảo Trường Sa trên Biển Đông với Mỹ…
Do đó việc Nga chống quốc tế hóa tranh chấp là chống sự can thiệp của G7…là không đồng quan điểm với Việt Nam nhưng chẳng khiến Việt Nam tổn thương vì G7 cũng chẳng làm được gì dể buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA.
Hiện tại, trước phán quyết của PCA, trên Biển Đông chưa có quốc gia nào thuộc bên thứ 3 xía vào tranh chấp. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, điều này được chứng minh ở vụ Scarborough, dù Philipines là đồng minh.
Phản ứng của Nga sau phán quyết PCA là gì?
Thực ra hỏi điều này là ngớ ngẩn, không am hiểu thời cuộc, vì không việc gì phải hỏi.
Trở lại vấn đề đầu tiên, Nga tuyên bố có lợi ích ở Biển Đông và Việt Nam.
Một trong  34 “Thành phố dầu khí” Việt – Nga trên Biển Đông
Nga hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam từ năm 80 của thế kỷ trước.
Bắt đầu từ khi Trung Quốc trỗi dậy, hung hăng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Theo đó, đã không ít các học giả, tướng tá Trung Quốc đòi biến Biển Đông thành biển lửa khi tấn công các giếng dầu mọc lên như thành phố trên biển của Việt Nam-Nga.
Hành động đó của Trung Quốc khiến cho một số công ty khai thác dầu khí nước ngoài hợp tác với Việt Nam như của Anh, Mỹ, Ấn Độ lo sợ im lặng rút lui. Liên bang Nga thì sao?
Các mỏ dầu khí trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam được Nga-Việt tiếp tục phát hiện, khai thác mặc cho Trung Quốc thông qua các “hỏa lực mồm” gào thét đe dọa…
Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Nga có độ tin cậy cao. Vũ khí Nga được bán cho Việt Nam để phòng thủ biển gồm những thứ tiên tiến hiện đại nhất đủ sức răn đe thế lực thù địch.
Như vậy, Nga và Việt Nam (đương nhiên) đã sổ toẹt cái “đường lưỡi bò” từ khi mới hình thành chứ đâu phải chờ đến phán quyết của PCA, đúng không?
Ở vào chiến lược toàn cầu, Nga không muốn Trung Quốc, Mỹ làm chủ Biển Đông, Nga muốn hợp tác với ASEAN, cho nên, không có Việt Nam thì Nga vẫn không muốn “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thành hiện thực.

Vì thế, nếu như Trung Quốc tuyên bố “Trung Quốc không biết, không quan tâm đến phán quyết của PCA” thì Nga việc gì phải biết, phải quan tâm đến điều này. Chắc chắn là như thế.

5 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Rõ ràng là Nga im lặng sau phán quyết, đúng không? Thằng Tàu là việc của nó mà nó còn không biết, không quan tâm thì thằng Nga nó ngu gì to mồm để mắc vào chuyện linh tinh...

      Xóa
    2. Nga có lợi ích nhiều với Tàu nên Nga phải khéo léo trong ửng xử với Tàu

      Xóa
  2. Quan trọng nhất vẫn là TQ có quan tâm gì đến phản ứng, các tuyên bố của VN về biển Đông không ?

    Trả lờiXóa
  3. Vấn đề là Nga đã không lên án mạnh mẽ các hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển đông

    Trả lờiXóa