Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Tại sao tàu sân bay Mỹ dám nghênh ngang “trước mũi” Trung Quốc?


Một khi Trung Quốc đã không dám bắn chìm tàu sân bay Mỹ thì hạm đội tàu sân bay Mỹ luôn là một lực lượng răn đe mạnh, có hiệu quả.
Việc Mỹ đưa 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông tập trận, diễu võ dương oai đã có rất nhiều phân tích phán đoán mục tiêu của hành động này.
Đa phần đều cho rằng, đó là hành động răn đe Trung Quốc trước lúc PCA phán quyết vụ Philipines kiện Trung Quốc mà theo dự kiến phán quyết có lợi cho Philipines.
Vậy phán quyết PCA thì có gì ghê gớm mà khiến Trung Quốc quẫn lên, hung hăng như thế?
Trung Quốc là nước lớn, đang ôm mộng bá chủ thế giới, có quyền lực xoay chuyển địa cầu thì có sợ ai, cho nên, cái tuyên bố của Tòa trọng tài thường trực UNCLOS (PCA) chả là cái giá trị gì với Trung Quốc.
Ngay như nghị quyết của HĐBALHQ mà một số quốc gia nhỏ, khi nghị quyết đó không đáp ứng lợi ích quốc gia, họ vẫn bỏ qua như không nữa là Trung Quốc, nữa là PCA…
Vì thế hy vọng Trung Quốc tuân thủ cái phán quyết của PCA là hoang tưởng.
Tuy nhiên, phán quyết của PCA trong vụ Philipines kiện Trung Quốc có một đặc biệt lưu ý là, nó phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông về mặt pháp lý, cho nên, nó cung cấp cho không chỉ Philipines mà toàn bộ khu vực Biển Đông và thế giới có một quan điểm chung, một góc nhìn rõ về cái chủ quyền trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố, rằng: Nó chỉ có được khi chỉ khi cướp đoạt, chiếm đoạt.
Điều này có nghĩa là sau khi phán quyết (nếu phán quyết “đường lưỡi bò” là vô giá trị) thì mọi hành động của Trung Quốc mang tính thực thi pháp luật trên vùng biển này được coi là vi phạm luật pháp quốc tế, được coi là hành động đe dọa đến an toàn, tự do hàng hải.
Chỉ thế thôi. Trung Quốc tôn trọng phán quyết hay không thì tùy, vì chẳng ai có đủ tài lực để bắt Trung Quốc thực thi, nhưng liệu Trung Quốc đã đủ tài lực bá chủ thế giới chưa để công khai thách thức luật pháp quốc tế, thách thức an toàn tự do hàng hải…thì Bắc Kinh phải “suy nghĩ 2 lần”.
Do đó, phán quyết của PCA nó như con virus độc, gây nguy hiểm cực lớn với “phần mềm” ý đồ bành trướng chủ quyền Trung Quốc, cho nên, lo lắng, tức tối, khó chịu…là đương nhiên. Chắc chắn phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết là tiêu cực để thách thức phán quyết của PCA.
Trung Quốc sẽ tuyên bố ADIZ trên Biển Đông? Sẽ bồi lấp Scarborough? Hay tung hết toàn bộ Lực lượng Hải cảnh ra họa động nghênh ngang trên Biển Đông, tuần tra, khiêu khích…để cố chứng tỏ họ đang thực thi pháp luật Trung Quốc trên vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, thách thức cái phán quyết của PCA coi tuyên bố chủ quyền của họ là vô giá trị?
Mọi phản ứng tiêu cực của một Trung Quốc đang trỗi dậy đều có thể xảy ra mà ở đây, chúng ta không bàn đến. Chúng ta chỉ quan tâm về góc độ quân sự việc Mỹ điều 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông.
Mục đích Mỹ điều 2 hạm đội tàu sân bay (CSG) đến Biển Đông tập trận này nọ thực chất là bảo vệ an toàn tự do hàng hải mà Mỹ, với vai trò là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương đang đề cao và cổ súy.
Hành động của Mỹ là thách thức, răn đe Trung Quốc vì phản ứng tiêu cực của Trung Quốc (như đã dẫn ở trên) có thể xảy ra sau phán quyết PCA là thách thức, đe dọa đến an toàn tự do hàng hải.
Vậy, liệu tàu sân bay Mỹ có đủ sức răn đe Trung Quốc như ngày nào trong đợt khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996? Liệu Mỹ có coi thường chiến lược A2/AD trứ danh của Trung Quốc đã đang triển khai?
Ngay như Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được một hạm đội tàu sân bay Mỹ thì phải mất 40% lực lượng (tính toán của chuyên gia quân sự Nga), hoặc như tuần dương hạm lớp Ticonderoga (thuộc CSG) có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không. Các chuyên gia Trung Quốc đã tính phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Để đối phó với chiến thuật A2/AD Mỹ đã có chiến thuật tác chiến không-biển. Tuy nhiên, A2/AD mới được biết được trên lý thuyết, quảng cáo, chưa thấy “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-26, hay DF-31 thử mục tiêu bao giờ, trong khi đó CSG của Mỹ là thật.
Như vậy, rõ ràng Hạm đội tàu sân bay Mỹ (CSG) có một sức mạnh khủng khiếp mà không có một lực lượng đối đầu nào thắng được nó trừ phi bắn chìm được tàu sân bay. Đó là một thực tế quân sự đơn thuần.
Tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Dễ nhận thấy, trên thế giới này, trừ Nga ra là Mỹ không dùng hạm đội tàu sân bay để de dọa, uy hiếp, vì trên thế giới này, ngoài Nga ra, không một quốc gia nào dám bắn chìm tàu sân bay Mỹ.
Với Trung Quốc, trong chiến lược A2/AD, bằng hệ thống tên lửa các loại, Trung Quốc, cứ cho là có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có dám bắn chìm hay không lại là chuyện khác.
Chưa kể hàng tỷ đô la tài sản, tàu sân bay Mỹ chứa gần 6000 binh sỹ. Trung Quốc có dám dùng một quả tên lửa DF-26 hay DF-31 gì đó như quảng cáo để diệt gọn 6000 quân Mỹ không? Câu trả lời là “KHÔNG”.
Vì sao vậy? Vì Trung Quốc không có đủ khả năng đối phó với hậu quả.
Bản thân tàu sân bay chính là sự răn đe, nó như một “Trân Châu Cảng” di động. Động vào nó, bắn chìm nó cũng giống như khai trận “Trân Châu Cảng” buộc Mỹ sẽ vào cuộc với tất cả sức mạnh, quyền lực mà không loại trừ bằng đòn tấn công phủ đầu hạt nhân.
Năng lực tấn công và phòng thủ khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì Trung Quốc chỉ là cái móng tay so với Mỹ, sức răn đe hạt nhân của Trung Quốc với Mỹ không đủ trọng lượng để ngăn chặn Mỹ ngừng tay nhấn nút tấn công đòn phủ đầu.

Tàu sân bay Mỹ được vũ khí hạt nhân Mỹ “bảo kê”, cho nên, chừng nào Trung Quốc có tiềm lực hạt nhân như Nga để nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì “cả hai cùng chết” mới khiến cái tàu sân bay Mỹ hết nghênh ngang, còn không thì hãy đợi đấy.

3 nhận xét: