Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Đưa bộ binh vào Syria, Mỹ, Nga ai dám?


Sa lầy là một thuật ngữ chiến tranh mà hơn ai hết Nga và Mỹ đã từng nếm trải và đã trở thành một ác mộng kinh hoàng cho cả 2 trong những cuộc chiến mà họ đã tiến hành trong những thập niên trước. Afganixtan gắn liền với Liên Xô-Nga và Việt Nam gắn liền với Mỹ…
Vì vậy, “sa lầy” luôn ám ảnh và làm thế nào để không bị sa lầy trong cuộc chiến địa chính trị hiện đại luôn là một phương án đầu tiên mà Nga, Mỹ nghĩ tới khi can thiệp quân sự vào một quốc gia khác.
Sa lầy có nhiều mức độ và do đó có nhiều mức khả năng để rút ra bãi lầy, trong đó, sa lầy khi có hàng ngàn, hàng trăm ngàn lính mặt đất ở đó là mức độ nặng nhất, nguy hiểm nhất, khó rút ra trọn vẹn nhất.
Có sự tác động nào mạnh hơn khi chiến tranh cứ kéo dài và hàng ngày người lính của họ trở về trong quan tài phủ quốc kỳ…?
Nếu như “nhà giàu đứt tay bằng người nghèo sổ ruột” thì người dân chính quốc sẽ không thể chịu đựng nổi, chấp nhận nổi một chính phủ tội đồ như thế. Và, Tổng thống và chính quyền của ông ta bị hất ra khỏi vũ đài chính trị chỉ là vấn đề thời gian.
Chính vì lẽ đó nên việc đưa quân đội, đặc biệt là lực lượng mặt đất tham gia vào cuộc chiến đâu đó buộc Tổng thống-Tổng tư lệnh phải cực kỳ cẩn trọng, hoặc là chắc thắng hoặc là điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia.
Syria được coi là một bãi lầy chiến tranh, nơi có sự đối đầu giữa Mỹ và Nga. Cả 2 đã có lực lượng quân sự tham chiến nhưng không có lực lượng mặt đất (trên nguyên tắc) tham chiến, nhưng mới đây đã tuyên bố sẽ đưa lực lượng mặt đất vào Syria
Điều gì khiến Nga, Mỹ quên đi 2 từ “sa lầy”?
Mỹ có dám đưa bộ binh vào Syria không?
Nếu như Mỹ đưa bộ binh vào thì đối tượng tác chiến của Mỹ là ai? Rõ ràng đối tượng tác chiến của Mỹ là IS (trên nguyên tắc công khai) và tất nhiên là Quân đội Syria (SAA).
Nếu tác chiến với IS, bộ binh Mỹ sẽ đứng chân tại khu vực phía Đông Bắc Syria nơi có đồng minh của họ là người Kurd Syria (YPG) để nhằm vào Raqqa-thủ phủ của IS.
Quả thật điều này không hợp với tính cách người Mỹ. Mỹ thừa bom đạn để ném xuống Raqqa và vũ khí để viện trợ cho YPG xông lên chứ Mỹ không dùng máu của mình để thay thế máu của YPG. Bộ binh Mỹ không dại chơi với kẻ “cố cùng liều thân” đang cố thủ tại Mosul và Raqqqa là IS.
Nếu tác chiến với SAA thì điểm đứng chân của bộ binh Mỹ sẽ là phía Nam Syria giáp với Jordan. Nhưng sẽ rất vô lý bởi lúc đó Mỹ sẽ trở thành kẻ xâm lược, đồng thời, lại trực tiếp đối đầu với VKS Nga…Dính vào SAA có VKS Nga hỗ trợ thì còn tệ hơn với IS nhiều lần…
Như vậy, ở góc nhìn quân sự, tuyên bố của Mỹ đưa hàng ngàn bộ binh vào tham chiến ở Syria là hoàn toàn phi logic. Vừa bất lợi về chính trị vừa rất dễ bị sa lầy. Cho nên, Mỹ sẽ không đưa bộ binh vào Syria tham chiến như đã tuyên bố. Tất nhiên thông điệp gì sau tuyên bố đó ta không quan tâm.
Nga có dám?
Cũng như Mỹ, Nga tuyên bố sẽ đưa bộ binh vào Syria khi chính quyền Assad yêu cầu…(Nói vậy thôi chứ chính quyền Assad lúc nào mà chẳng muốn có bộ binh Nga cùng SAA tấn công IS và phiến quân nổi dậy)
Đối tượng tác chiến của bộ binh Nga trước hết là phiến quân và IS. Tuy nhiên tình thế chiến trường để bộ binh Nga xuất hiện lại rất khác với bộ binh Mỹ xuất hiện…
Một là, VKS Nga đang làm chủ vùng trời trong khi các lực lượng phiến quân đã bị đánh cho tan tác buộc phải co cụm. SAA là một lực lượng mặt đất được chứng tỏ là mạnh nhất trên chiến trường.
Hai là, chiến tranh giữa lực lượng nổi dậy (phiến quân) với SAA đang dần về giai đoạn cuối chỉ chờ một trận quyết chiến cuối cùng. Do đó, SAA cần phải tập trung toàn bộ lực lượng thiện chiến, tinh nhuệ cho chiến dịch (nếu như có, chẳng hại tại Idlib).
Vì thế việc xuất hiện bộ binh Nga tại Syria là rất hợp với logic quân sự khi đáp ứng được yêu cầu chiến thuật, nhưng đặc biệt quan trọng hơn là không bị sa lầy bởi 2 lý do sau:
Thứ nhất, SAA và NDF đang rất mỏng, nếu như có một trận cuối quyết định thì khả năng bảo vệ vùng giải phóng mà NDF đảm nhiệm là không an toàn, họ chỉ là lực lượng địa phương ý chí, bản lĩnh không cao, thường bỏ chạy khi bị những kẻ liều chết tấn công… Chiến dịch Aleppo và chiến dịch Hama đã là bài học quý giá.
Vì vậy, bộ binh Nga chỉ làm nhiệm vụ chốt giữ, thay thế NDF bảo vệ an toàn các địa bàn chiến lược quan trọng tạo điều kiện cho SAA tập trung toàn lực cho trận cuối cùng.
Thứ hai, đây là một gáo nước lạnh dội vào những cái đầu nóng, hiếu chiến nào có ý đồ lăm le, mạo hiểm cứu nguy cho lực lượng nổi dậy các loại mà họ tài trợ, nuôi dưỡng lâu nay đang được quyết định trong trận cuối cùng.

Hãy để người Syria tự giải quyết chuyện của họ, đừng manh động can thiệp vào mà mang họa. Lính dù Nga, xe tăng chính hiệu Nga…không phải là chuyện đùa, không phải là đối tượng tác chiến cho bất cứ ai mạo hiểm.

3 nhận xét:

  1. Đúng là nhận định của người lính! rất khách quan và có tầm nhìn chiến lược! thanks bác nhiều

    Trả lờiXóa