Mối đe dọa và sự khiêu khích
Truyền thông
Mỹ, phương Tây, cứ mỗi cuộc thử tên lửa của Triều Tiên đều cho rằng, đó là
một "mối đe dọa" hoặc "khiêu khích". Nhưng liệu nó có đúng
không?
Trong vài tháng
qua, Ấn Độ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 cũng như ICBM Agni-5;
Pakistan bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung Ababeel, có khả năng mang nhiều đầu
đạn hạt nhân, trong khi Trung Quốc và Nga thử nghiệm cả ICBM. Còn Mỹ tiến
hành các cuộc thử nghiệm, phóng tên lửa Minuteman 3 và Trident…
Thế nhưng,
chẳng có cuộc “phóng thử” nào của các cường quốc hạt nhân được coi là “khiêu
khích” là “mối đe dọa” cả. Nói một cách khách quan, không có sự khác biệt
giữa các cuộc thử tên lửa của Triều Tiên và các cuộc thử nghiệm tên lửa
khác.
Huống chi, Triều
Tiên và Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh, Triều Tiên muốn ký với Mỹ một
hiệp định hòa bình, Mỹ không chịu, vậy ai muốn duy trì tình trạng chiến tranh?
Hàng năm Mỹ-Hàn
tiến hành các cuộc tập trận nhằm vào Triều Tiên, trước cửa nhà Triều Tiên thì
ai đe dọa ai, ai khiêu khích ai?
Đúng như Tổng
thống Nga đã tuyên bố, rằng, bài học về cách cư xử của Mỹ đối với Lybia, Iraq
đã buộc Triều Tiên dù ăn cỏ, họ vẫn quyết tâm sở hữu VKHN.
Bộ Ngoại giao
Triều Tiên đã nhận thấy, “không một bài viết hoặc điều khoản nào trong Hiến
chương LHQ và các luật quốc tế khác quy định việc thử hạt nhân hoặc phóng tên
lửa đạn đạo gây ra mối đe dọa đối với hoà bình và an ninh quốc tế”. Vậy tại sao
Triều Tiên là quốc gia duy nhất bị các lệnh trừng phạt của LHQ trong khi các
nước khác lại được tự do làm?
Thật nhục nhã
cho LHQ khi sức mạnh kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ đã buộc các thành viên
khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng ý với yêu cầu áp đặt lệnh trừng
phạt vô lý, vô nhân đạo đối với Triều Tiên.
LHQ vẫn đang
còn nợ Việt Nam một lời xin lỗi thì đáng buồn là có tờ báo như báo Tuổi trẻ của
Việt Nam là ăn theo, hùa vào truyền thông Mỹ-PT rằng, Triều Tiên đang “thách
thức mọi giới hạn của dư luận quốc tế”, rằng “lờn thuốc LHQ” rằng “căng thẳng
tột độ do Triều Tiên”…
Từ chối công nhận Triều Tiên như một quốc
gia hạt nhân
Chính sách “gây
áp lực và cam kết cao nhất” của Trump dựa trên nguyên tắc rằng Hoa Kỳ sẽ không
công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Nhưng nó có nghĩa gì khi
Triều Tiên, như mọi người đều biết, là một quốc gia hạt nhân.
Không công
nhận quyền của Triều Tiên là một nhà nước hạt nhân tại sao nó
lại quan trọng với Mỹ như vậy?
Theo Hiệp ước
Không phổ biến hạt nhân (NPT), chỉ có 5 quốc gia đã có vũ khí hạt nhân khi hiệp
ước bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, được
quốc tế công nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Hiệp ước yêu cầu họ giảm
vũ khí hạt nhân của họ để loại bỏ hoàn toàn và ngăn cấm tất cả các bên ký kết
khác sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thế nhưng, 5
quốc gia hạt nhân sổ toẹt cam kết của họ để giải trừ vũ khí hạt nhân và rằng Hoa
Kỳ đã chi tiêu 1000 tỷ USD để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.
Mối quan tâm
chính của Hoa Kỳ là nửa sau của mục tiêu đã nêu của NPT, rằng không có nước nào
khác ngoài 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân chính thức được công nhận được có vũ
khí hạt nhân. Do đó, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều
Tiên, theo quan điểm của Mỹ, là một sự sỉ nhục đối với học thuyết này và đất
nước này nên bị trừng trị.
Nhưng còn về Ấn
Độ, Pakistan và Israel, cũng như các nước có vũ khí hạt nhân không phải là các
bên tham gia Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) thì sao? Liệu Hoa Kỳ
từ chối công nhận họ là các quốc gia hạt nhân?
Rõ ràng đây
chính là đạo đức giả vĩ đại nhất của Mỹ sau khi Mỹ lên án các cuộc thử nghiệm
hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bởi vì, Mỹ không có vấn đề với Ấn Độ, Pakistan và Israel .
Vũ khí hạt nhân Triều Tiên: Đe dọa đối với
quyền bá chủ của Mỹ
Triều Tiên
đã ghi nhận những kinh nghiệm của Nam Tư, Irac và Libya và kết luận rằng một
quốc gia nhỏ dựa vào vũ khí thông thường không có cơ hội ngăn chặn cuộc tấn
công của Mỹ. Triều Tiên nói chương trình hạt nhân của họ “là một biện pháp hợp
pháp và chính đáng để tự vệ, để bảo vệ chủ quyền và quyền tồn tại của quốc gia”.
Đáng tiếc, đó
là một kết luận mà Mỹ không vừa ý và muốn làm cản trở.
Đối với Mỹ, một
nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của nước này là nó có thể tấn công
bất cứ quốc gia nào trong số họ lựa chọn, và không quốc gia nào có phương tiện
để tự bảo vệ mình. Đó mới là nguồn gốc của mối quan tâm của Mỹ.
Lý do
tại sao ngừng chương trình tên lửa hạt nhân và tầm xa của Triều Tiên là ưu tiên của chính quyền Trump
không phải bởi vì nó thực sự tin rằng Triều Tiên sẽ khởi động một ICBM tấn công
Mỹ. Thay vào đó, nếu Triều Tiên thành công trong việc thiết lập một hệ
thống phòng thủ hạt nhân có hiệu quả, thì điều này có thể có ý nghĩa địa chính
trị nghiêm trọng đối với chính sách của Mỹ, như các quốc gia khác có thể theo
gương của Triều Tiên để đảm bảo sự sống còn của họ. Lúc đó thì Mỹ có giở
hành động “xã hội đen” ra được không?
Bác viết hay ạ !
Trả lờiXóaBài viết rất hay và rất đúng thực tế
Trả lờiXóa