Một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là Việt Nam đang nằm trong tâm điểm sự cọ xát địa chính trị mạnh giữa 2 thế lực siêu cường là Trung Quốc và Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Một số nhà phân tích chiến lược nước ngoài kể cả một số nhà phân tích chính trị trong nước cho rằng, trong tình thế đó, Việt Nam đang thực hiện đối sách “đi dây” hay đang “cân bằng lực” giữa Mỹ-Trung Quốc…
Và thế là xuất hiện những thế lực “diễn biến hòa bình” trong và ngoài nước lu loa rằng, Đảng CSVN trong thế lựa chọn khắc nghiệt bởi “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền, theo Mỹ thì mất Đảng quyền”. Một số kẻ lại còn phán “theo Mỹ là mệnh lệnh của lương tri thời đại”…
Nhưng đáng tiếc, họ đã đánh giá thấp giới tinh hoa chính trị Việt Nam, vai trò, vị thế Việt Nam. Nói cách khác, họ đã đánh giá thấp trí tuệ, bản lĩnh dạn dày trận mạc của Đảng CSVN.
Việt Nam không “đi dây” cũng không “cân bằng lực” mà Việt Nam đã có những nước đi khác tuyệt vời đầy bản lĩnh, trí tuệ…khiến cho Trung Quốc cũng như Mỹ chỉ còn biết “tâm phục, khẩu phục”.
Một số nhà phân tích chiến lược nước ngoài kể cả một số nhà phân tích chính trị trong nước cho rằng, trong tình thế đó, Việt Nam đang thực hiện đối sách “đi dây” hay đang “cân bằng lực” giữa Mỹ-Trung Quốc…
Và thế là xuất hiện những thế lực “diễn biến hòa bình” trong và ngoài nước lu loa rằng, Đảng CSVN trong thế lựa chọn khắc nghiệt bởi “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền, theo Mỹ thì mất Đảng quyền”. Một số kẻ lại còn phán “theo Mỹ là mệnh lệnh của lương tri thời đại”…
Nhưng đáng tiếc, họ đã đánh giá thấp giới tinh hoa chính trị Việt Nam, vai trò, vị thế Việt Nam. Nói cách khác, họ đã đánh giá thấp trí tuệ, bản lĩnh dạn dày trận mạc của Đảng CSVN.
Việt Nam không “đi dây” cũng không “cân bằng lực” mà Việt Nam đã có những nước đi khác tuyệt vời đầy bản lĩnh, trí tuệ…khiến cho Trung Quốc cũng như Mỹ chỉ còn biết “tâm phục, khẩu phục”.
Thế nào là “cân bằng lực”?
Sau khi Liên Xô tan rã, 3 nước nhỏ Estonia, Latvia và Litva tách ra thành 3 quốc gia độc lập. Với chiến lược của Mỹ đưa NATO tiến về phía Đông, áp sát Nga nhằm buộc Nga quỳ gối, đồng thời, với ý chí bài chống Nga, 3 quốc gia nhỏ này đã gia nhập NATO.
Nga lúc đó như “con Gấu đang ngủ đông” và chỉ đến khi Gruzia, Ukraine cũng đang gây căng thẳng với Nga để gia nhập NATO thì “Gấu Nga đã tỉnh giấc”. Phản ứng mãnh liệt, quyết đoán của Nga đã khiến NATO chùn tay mà không dám kết nạp Gruzia, Ukraine vào NATO như ta đã thấy...
NATO tiến về phía Đông đe dọa an ninh Nga là điều Nga không thể chấp nhận và tha thứ cho kẻ nào chống lại Nga.
Tuy nhiên, 3 nước vùng Baltic lại khác, họ đã là thành viên của NATO và thực hiện sách lược dùng NATO để “cân bằng lực” với Nga trong khi Nga không có biểu hiện nào chứng tỏ là xâm lược họ ngoài sự tuyên truyền kích động của Mỹ và Phương Tây.
Rốt cuộc, 3 nước vùng Baltic không chỉ là tự dưng nhảy vào giữa làn ranh cọ xát địa chính trị của 2 thế lực lớn mà nguy hiểm hơn sẽ trở thành tuyến đầu nếu như Nga-NATO xảy ra xung đột quân sự hay một cuộc chiến tranh lớn.
Một sự dại dột điên rồ mà bất luận trong tình huống nào thì 3 nước vùng Baltic đều là con tốt thí đầu tiên.
Đó là điển hình của đối sách “cân bằng lực” mà các nhà phân tích thời cuộc muốn nói đến.
Tại Biển Đông, thực thế là đã có sự tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời, cũng có mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương…và Việt Nam cũng ở trong vị trí, tình thế giống với 3 nước vùng Baltic, nhưng rõ ràng hơn, bởi Trung Quốc không phải là Nga.
Đương nhiên, chúng ta không dại thực hiện đối sách “cân bằng lực” kiểu của 3 nước vùng Baltic trên…
Sau khi Liên Xô tan rã, 3 nước nhỏ Estonia, Latvia và Litva tách ra thành 3 quốc gia độc lập. Với chiến lược của Mỹ đưa NATO tiến về phía Đông, áp sát Nga nhằm buộc Nga quỳ gối, đồng thời, với ý chí bài chống Nga, 3 quốc gia nhỏ này đã gia nhập NATO.
Nga lúc đó như “con Gấu đang ngủ đông” và chỉ đến khi Gruzia, Ukraine cũng đang gây căng thẳng với Nga để gia nhập NATO thì “Gấu Nga đã tỉnh giấc”. Phản ứng mãnh liệt, quyết đoán của Nga đã khiến NATO chùn tay mà không dám kết nạp Gruzia, Ukraine vào NATO như ta đã thấy...
NATO tiến về phía Đông đe dọa an ninh Nga là điều Nga không thể chấp nhận và tha thứ cho kẻ nào chống lại Nga.
Tuy nhiên, 3 nước vùng Baltic lại khác, họ đã là thành viên của NATO và thực hiện sách lược dùng NATO để “cân bằng lực” với Nga trong khi Nga không có biểu hiện nào chứng tỏ là xâm lược họ ngoài sự tuyên truyền kích động của Mỹ và Phương Tây.
Rốt cuộc, 3 nước vùng Baltic không chỉ là tự dưng nhảy vào giữa làn ranh cọ xát địa chính trị của 2 thế lực lớn mà nguy hiểm hơn sẽ trở thành tuyến đầu nếu như Nga-NATO xảy ra xung đột quân sự hay một cuộc chiến tranh lớn.
Một sự dại dột điên rồ mà bất luận trong tình huống nào thì 3 nước vùng Baltic đều là con tốt thí đầu tiên.
Đó là điển hình của đối sách “cân bằng lực” mà các nhà phân tích thời cuộc muốn nói đến.
Tại Biển Đông, thực thế là đã có sự tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời, cũng có mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương…và Việt Nam cũng ở trong vị trí, tình thế giống với 3 nước vùng Baltic, nhưng rõ ràng hơn, bởi Trung Quốc không phải là Nga.
Đương nhiên, chúng ta không dại thực hiện đối sách “cân bằng lực” kiểu của 3 nước vùng Baltic trên…
Thế nào là “đi dây”?
“Đi dây” theo nghĩa đen là một hành động rất mạo hiểm mà chỉ cần một sơ sẩy là tai nạn. Buộc phải quan hệ với 2 cường quốc vừa là đối tác vừa là đối tượng chẳng khác nào “đi dây” trên vực thẳm, cho nên, mức độ nguy hiểm là vô cùng lớn. Sai lầm là thảm họa.
“Đi dây” giữa 2 cường quốc như thế còn nguy hiểm hơn “cân bằng lực” bởi sự phụ thuộc mang tính sống còn vào trong mỗi bên là rất cao mà chính bản thân không thể tự quyết định số phận của mình.
“Đi dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam phải luôn luôn bị động điều chỉnh chính trị, đối ngoại, quốc phòng…theo sự thay đổi của Trung Quốc và Mỹ. Và cho đến một mức tới hạn nào đó Việt Nam sẽ hỗn loạn, tự “rơi” khi không thể cân bằng…
Thực tế đã chứng minh là có nhiều lúc tình hình tranh chấp trên Biển Đông diễn ra căng thẳng, nhưng Việt Nam vẫn không thực hiện đối sách “đi dây” khi điều mong muốn của ai đó là Việt Nam sẽ lao về phía Mỹ đã không xảy ra. Với bản lĩnh, trí tuệ, Việt Nam có đối sách riêng của mình.
“Đi dây” theo nghĩa đen là một hành động rất mạo hiểm mà chỉ cần một sơ sẩy là tai nạn. Buộc phải quan hệ với 2 cường quốc vừa là đối tác vừa là đối tượng chẳng khác nào “đi dây” trên vực thẳm, cho nên, mức độ nguy hiểm là vô cùng lớn. Sai lầm là thảm họa.
“Đi dây” giữa 2 cường quốc như thế còn nguy hiểm hơn “cân bằng lực” bởi sự phụ thuộc mang tính sống còn vào trong mỗi bên là rất cao mà chính bản thân không thể tự quyết định số phận của mình.
“Đi dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam phải luôn luôn bị động điều chỉnh chính trị, đối ngoại, quốc phòng…theo sự thay đổi của Trung Quốc và Mỹ. Và cho đến một mức tới hạn nào đó Việt Nam sẽ hỗn loạn, tự “rơi” khi không thể cân bằng…
Thực tế đã chứng minh là có nhiều lúc tình hình tranh chấp trên Biển Đông diễn ra căng thẳng, nhưng Việt Nam vẫn không thực hiện đối sách “đi dây” khi điều mong muốn của ai đó là Việt Nam sẽ lao về phía Mỹ đã không xảy ra. Với bản lĩnh, trí tuệ, Việt Nam có đối sách riêng của mình.
Đối sách của Việt Nam là gì?
Đó là đối sách “cân bằng ngoại giao” để nhằm mục tiêu thực hiện chính sách trung lập với nguyên tắc: Lợi ích dân tộc, quốc gia trên hết.
“Cân bằng ngoại giao” dựa trên đường lối “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong đó có Trung Quốc và Mỹ”. “Cân bằng ngoại giao” khác biệt căn bản với “đi dây”. “Cân bằng ngoại giao” là sự phát triển mối quan hệ một cách cân bằng chứ không điều chỉnh mối quan hệ (chính trị, an ninh…) phù hợp để cân bằng với đối tác như “đi dây”...
Chính sách quốc phòng 3 không của Việt Nam thực hiện, thực chất là biểu hiện của chính sách trung lập, là sự phủ định đối sách “cân bằng lực” mà mọi người lầm tưởng.
Trung lập của Việt Nam là không chống Trung Quốc cũng không chống Mỹ, Việt Nam không lấy Mỹ để “cân bằng lực” với Trung Quốc trên Biển Đông…nhưng làm sao để kết quả cho ra phải giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, trong một môi trường hòa bình, hợp tác cùng có lợi…?
Quả thật, điều này nói thì dễ, nhưng thực hiện được là rất không dễ dàng mà phải có trí tuệ, bản lĩnh cộng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân để tạo nên sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Lịch sử đã chứng minh rằng, không phải quốc gia nào muốn trung lập cũng thành công. Trung lập thành công khi chỉ khi nếu anh ngã theo bên nào thì cán cân lực lượng sẽ nghiêng hẳn về bên đó.
Với ý nghĩa đó thì, nếu khi xảy ra đối đầu Trung Quốc-Mỹ mà “cân bằng lực” hay so sánh lực lượng, sẽ nghiêng hẳn về bên nào mà Việt Nam theo thì khi đó, Trung Quốc và Mỹ mới để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”.
Còn nếu Việt Nam theo bên nào mà không ảnh hưởng gì đến so sánh lực lượng thì Trung Quốc và Mỹ không để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”. Họ sẽ “tiện tay” làm những thứ gì họ muốn mà không sợ gì. Chẳng hạn, họ chiếm luôn đảo Trường Sa hay nỗ lực thực hiện cách mạng màu…
Campuchia thời Xihanuk cũng tuyên bố trung lập đấy thôi, nhưng Mỹ đâu có cho anh “ngồi yên theo dõi” chiến tranh xảy ra ở Việt Nam…vì Campuchia trọng lượng “nhẹ như bông thốt nốt” khiến Mỹ không quan tâm…
Vậy, Việt Nam đã đang làm gì để thoát ra khỏi sự cọ xát địa chính trị mạnh của 2 siêu cường nhưng vẫn giữ được sự trung lập? Bằng cách nào để Việt Nam không cuốn vào “trò chơi” của các nước lớn? (còn tiếp)
Đó là đối sách “cân bằng ngoại giao” để nhằm mục tiêu thực hiện chính sách trung lập với nguyên tắc: Lợi ích dân tộc, quốc gia trên hết.
“Cân bằng ngoại giao” dựa trên đường lối “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong đó có Trung Quốc và Mỹ”. “Cân bằng ngoại giao” khác biệt căn bản với “đi dây”. “Cân bằng ngoại giao” là sự phát triển mối quan hệ một cách cân bằng chứ không điều chỉnh mối quan hệ (chính trị, an ninh…) phù hợp để cân bằng với đối tác như “đi dây”...
Chính sách quốc phòng 3 không của Việt Nam thực hiện, thực chất là biểu hiện của chính sách trung lập, là sự phủ định đối sách “cân bằng lực” mà mọi người lầm tưởng.
Trung lập của Việt Nam là không chống Trung Quốc cũng không chống Mỹ, Việt Nam không lấy Mỹ để “cân bằng lực” với Trung Quốc trên Biển Đông…nhưng làm sao để kết quả cho ra phải giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, trong một môi trường hòa bình, hợp tác cùng có lợi…?
Quả thật, điều này nói thì dễ, nhưng thực hiện được là rất không dễ dàng mà phải có trí tuệ, bản lĩnh cộng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân để tạo nên sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Lịch sử đã chứng minh rằng, không phải quốc gia nào muốn trung lập cũng thành công. Trung lập thành công khi chỉ khi nếu anh ngã theo bên nào thì cán cân lực lượng sẽ nghiêng hẳn về bên đó.
Với ý nghĩa đó thì, nếu khi xảy ra đối đầu Trung Quốc-Mỹ mà “cân bằng lực” hay so sánh lực lượng, sẽ nghiêng hẳn về bên nào mà Việt Nam theo thì khi đó, Trung Quốc và Mỹ mới để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”.
Còn nếu Việt Nam theo bên nào mà không ảnh hưởng gì đến so sánh lực lượng thì Trung Quốc và Mỹ không để cho Việt Nam “ngồi yên theo dõi”. Họ sẽ “tiện tay” làm những thứ gì họ muốn mà không sợ gì. Chẳng hạn, họ chiếm luôn đảo Trường Sa hay nỗ lực thực hiện cách mạng màu…
Campuchia thời Xihanuk cũng tuyên bố trung lập đấy thôi, nhưng Mỹ đâu có cho anh “ngồi yên theo dõi” chiến tranh xảy ra ở Việt Nam…vì Campuchia trọng lượng “nhẹ như bông thốt nốt” khiến Mỹ không quan tâm…
Vậy, Việt Nam đã đang làm gì để thoát ra khỏi sự cọ xát địa chính trị mạnh của 2 siêu cường nhưng vẫn giữ được sự trung lập? Bằng cách nào để Việt Nam không cuốn vào “trò chơi” của các nước lớn? (còn tiếp)
Nội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa