Quyền lực, vị thế, không tự nhiên mà có, phải cạnh tranh bằng thế, lực và bằng năng lực của mình. Quyền lực tạo ra vị thế và ngược lại chính vị thế củng cố và tăng cường quyền lực.
Kể từ năm 1975,
Việt Nam thống nhất, giang sơn thu về một mối, trải qua hơn 40 năm xây dựng,
phát triển, giờ đây, đã đến lúc chúng ta có quyền nói, đặt vấn đề về điều này,
rằng, Việt Nam trong cấu trúc quyền lực tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Cấu trúc quyền lực thế giới hôm nay…
Sau chiến tranh
lạnh, Mỹ siêu cường thế giới lên ngôi bá chủ hoàn cầu từ năm 1991 khi Liên Xô
chính thức tan rã. Trật tự thế giới đơn cực khởi điểm từ lúc đó mà không ai có
thể phủ nhận.
Từ năm 1991 đến
năm 2013, hơn 2 thập kỷ, Trung Quốc đã đang “giấu mình chờ thời” còn nước Nga
cũng đang âm thầm phục hồi vị thế sau cú choáng tan rã Liên Xô…
Tại sao chúng
ta lấy cái mốc thời điểm năm 2013 là bởi vì năm đó, khi Nga sáp nhập Crimea vào
Liên bang Nga, tổng thống Nga Vladimir Putin long trọng tuyên bố với thế giới
“…bắt đầu từ đây, thế giới đơn cực chính thức kết thúc.”
Tuyên bố của
Putin cho thấy ít nhất, nước Nga là một cực ngoài Mỹ và Mỹ không còn là thế lực
mạnh nhất duy nhất của thế giới.
Sức mạnh quân
sự, chính trị, kinh tế của Mỹ đã không còn uy lực như trước, Mỹ không thế một
mình nói “không” với bất kỳ ai, không thể muốn làm gì thì làm trên thế giới.
Trật tự thế
giới đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó
những tính toán sai lầm có thể xảy ra, nhưng đổi lại, các quốc gia thành viên
trong quan hệ quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, họ có nhiều tùy chọn hơn.
Trong khi đó,
thế giới đơn cực không có sự cân bằng quyền lực nên luôn tạo ra những mối quan
hệ quốc tế không công bằng khi quyền lực tập trung vào một quốc gia hay một
nhóm quốc gia…Về nguyên tắc cấu trúc vật chất thì đa cực có tính bền vững hơn
đơn cực…
Tại khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương điều gì sẽ xảy ra khi trật tự thế giới đã thành đa cực?
Rõ ràng, trừ
khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc
chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
Khu vực này mà
lực lượng Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là nơi các cường quốc như Trung Quốc,
Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một
cách quyết liệt hơn bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận
được.
Một Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương không có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cũng đồng nghĩa với sự
Finlandisation (ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các
nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam,
Malaysia...
Thực vậy, Trung
Quốc, với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình, có thể sẽ trở
nên ít hiền hòa với các nước láng giềng phía Nam để thực hiện chiến lược Biển
Đông cùng với chiến lược “một vành đai một con đường” đầy tham vọng của họ…
Việt Nam trong “tâm bão địa chính trị”
Châu Á-Thái Bình Dương.
Vào tháng
11/2017, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa, Tập Cận Bình thực hiện chuyến
xuất ngoại đầu tiên kể từ khi được bầu lại tại Đại hội XIX ĐCSTQ, thăm Việt
Nam.
Cũng trong
tháng đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng chính thức thăm Việt Nam .
Đây là tổng thống thứ 4 của Mỹ thăm Việt Nam
và là Tổng thống đầu tiên thăm Việt Nam khi đang ở đầu nhiệm kỳ đầu.
Chuyến thăm của
2 người đứng đầu 2 siêu cường đến Việt Nam
khiến một số nhà phân tích chiến lược nước ngoài kể cả một số nhà phân tích
chính trị trong nước cho rằng Việt Nam đang “đi dây” hay “cân bằng
lực” giữa Mỹ-Trung Quốc…
Nhưng, đáng
tiếc, đó là sự đánh giá thấp các tinh hoa chính trị Việt Nam và vị thế Việt
Nam…Họ không hiểu thấu đáo chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam, bởi
chính sách này đã loại bỏ hoạt động “cân bằng lực” như mọi người nghĩ.
Thực tế là Việt
Nam
rơi vào giữa sự cọ xát địa chính trị rất mạnh của 2 thế lực Mỹ và Trung Quốc.
Nếu dùng đối sách “cân bằng lực” hay “đi dây” là mạo hiểm, sớm muộn cũng bị
nghiền nát, do đó, khôn ngoan nhất là đi ra ngoài sự cọ xát đó.
Việt Nam đã
dùng đối sách “cân bằng ngoại giao” thay vì “cân bằng lực”, cùng với tăng cường
thế lực quốc gia (kinh tế, quốc phòng) để trở thành đối tác chiến lược của đôi
bên. Đó là cách để vượt ra và Việt Nam đã vượt ra thành công.
Bắt đầu từ đây,
sự đụng độ chiến lược “một vành đai một con đường” của Trung Quốc và chiến lược
“xoay trục” sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ có xảy ra thì Việt Nam đứng ngoài,
chủ động tính toán lợi ích có lợi nhất.
Điều này thể
hiện về quyền độc lập, tự do, quyền làm chủ của chúng ta không để Việt Nam rơi
vào vòng xoáy của “tâm bão địa chính trị” và nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất
lớn...
Nếu như trước
đây, dù “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng…” nhưng không ai cho
chúng ta hòa bình, thì ngày nay, vị thế Việt Nam đã khác, khi có lợi thì tham
gia, hợp tác, không có lợi thì không tham gia mà không một thế lực nào có thể
buộc Việt Nam phải tham gia.
Lịch sử đã
chứng tỏ rằng, một quốc gia muốn trung lập, nếu không mạnh, không có vị thế thì
“không ai cho anh trung lập”, mà quốc gia đó bị các cường quốc khác cuốn vào
“trò chơi” khi cần…
Do đó, chỉ có
thể vị thế Việt Nam mới phát
huy hiệu lực chính sách quốc phòng “ba không” của Việt Nam và chính nó trở lại củng cố vị thế Việt Nam .
Vị thế quyền lực Việt Nam tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Trước hết chúng
ta hãy nhìn Việt Nam qua cách cư xử của láng giềng Trung Quốc vĩ đại.
Không thể phủ
nhận là đã có một sự tranh chấp gay gắt lâu dài, phức tạp về chủ quyền trên
Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam .
Không thể phủ
nhận, Trung Quốc đã từng có thái độ nước lớn, hung hăng, đe dọa sử dụng vũ lực
trên Biển Đông, đặc biệt là từ năm 2013 trở về trước.
Nhưng đến hôm
nay có thể nói, Việt Nam
và Trung Quốc đã kiểm soát tốt tình hình Biển Đông như lãnh đạo 2 nước tuyên bố
và quốc tế ghi nhận.
“Kiểm soát tốt
tình hình Biển Đông” có một ý nghĩa rất to lớn đối với vị thế, quyền lực của
Việt Nam
trên khu vực ĐNA nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
“Kiểm soát tốt
tình hình Biển Đông” có nghĩa là làm chủ tình hình, không để tình hình xảy ra
ngoài ý muốn đôi bên, duy trì tình trạng hòa bình, ổn định để phát triển cùng
có lợi theo cách “Win-Win” (cùng thắng).
Vậy, logic của
vấn đề đó là gì?
Logic của vấn
đề đó là tuyến hàng hải Biển Đông, Ấn Độ Dương có tính quyết định thành bại
trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, do đó, đương
nhiên, Trung Quốc phải, muốn, vượt qua mọi đối thủ để biến Biển Đông thành “ao
nhà”…
Logic của vấn
đề đó là Việt Nam
đã có đủ thế lực để răn đe, ngăn ngừa chiến tranh. Việt Nam có đủ khả năng
đương đầu với bất kỳ thế lực nào không tôn trọng lợi ích Việt Nam, xâm hại chủ
quyền Việt Nam và sẽ buộc họ phải trả giá đắt, rất đắt, nếu như gây ra.
Tiếp theo chúng
ta hãy nhìn Việt Nam qua
cách cư xử của Mỹ, một siêu cường bá chủ thế giới, một cựu thù của Việt Nam .
Mỹ muốn xóa bỏ
chế độ CSVN là đã xảy ra và không chỉ thế, họ đã từng muốn biến Việt Nam “trở
về thời kỳ đồ đá”, họ đã từng cấm vận Việt Nam hơn 20 năm. Tuy nhiên, điểm nhấn
quan trọng nhất là Tổng thống Mỹ đã mời Tổng bí thư Đảng CSVN sang thăm chính
thức năm ngoái.
Đây là một cú
chấn động địa chính trị tại Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ loại bỏ ý thức hệ, đặt
quan hệ chiến lược vì lợi ích quốc gia Mỹ lên trên hết.
Tại sao?
Mỹ nhận thấy
Việt Nam có một vai trò, vị trí rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại, Việt Nam cũng nhận thấy lợi ích toàn cầu
của Mỹ tương đồng với lợi ích quốc gia của mình để cùng hợp tác, bình đẳng đôi
bên cùng có lợi.
Đến đây, từ mối
quan hệ với Trung Quốc, với Mỹ, chúng ta nhận thức được rằng, để có được một
kết quả như vậy là không hề đơn giản, không hề dễ dàng, muốn là được.
Chúng ta cần
phải biết và nếu đã biết, rằng, một quốc gia yếu, không có vai trò, vị trí
chiến lược, không có thế lực, không có năng lực thì không có khả năng để quan
hệ bình đẳng, được tôn trọng của các siêu cường thế giới, đặc biệt là với Mỹ,
Trung Quốc.
Vậy, vị thế quyền lực của Việt
Bài viết rất hay, phâ tích sắc bén, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa