Rõ ràng đã có
một cuộc chiến địa chính trị đã đang xảy ra vô cùng quyết liệt giữa Nga và Mỹ,
theo tình thế: Mỹ đang ra sức, không từ một biện pháp nào để bóp nghẹt, kiềm
chế sự trỗi dậy mãnh liệt của Nga, trong khi Nga đang bình tĩnh, chủ động phản
công phá vây, kiên cường…
Có thể nói đây
là một cuộc “chiến tranh lai” của Nga và Mỹ mà hai bên đã tập trung rất nhiều
nguồn lực và sức lực trí tuệ để giành chiến thắng…
Mỹ đã tấn công
Nga tổng lực với quy mô lớn nhất trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự mà
trong đó đòn tấn công về kinh tế là khắc nghiệt, quyết liệt nhất có mức độ sắp
đến đỉnh điểm như với Iran và Triều Tiên, là đòn tấn công mà Mỹ có ưu thế nhất
so với Nga.
Liệu nền kinh tế
Nga có đứng vững trước đòn cấm vận, trừng phạt của Mỹ hay không thì chúng ta sẽ
chờ và có thể chờ lâu mới biết hiệu quả và kết quả, vì nếu như mà có hiệu quả
thì Mỹ đã không ngại ngần tung ra hết chiêu để ngăn cản từ năm 2014 thay vì cay
cú khi Nga bá chủ Trung Đông…
Trong bài viết
này, chúng ta quan tâm đến điều dễ thấy nhất với kết quả rõ ràng nhất của “trận
đấu địa chính trị” Nga - Mỹ tại “sân” Caspian…
Caspian – tử huyệt của Nga!
Nếu như người
Nga coi Kaliningrad
quan trọng như thế nào với NATO thì NATO coi vùng Caspian cũng quan trọng với
Nga như vậy.
Thật ra, khả
năng phòng thủ phía Nam
của Nga rất hạn chế khi chỉ tập trung vào NATO mở rộng phía Đông. Nếu như NATO
có một căn cứ tại đây thì Nga không chỉ phải đối phó với NATO về mặt quân sự mà
nguy hiểm hơn, một vùng Kavkaz sẽ bất ổn bởi các loại khủng bố đe dọa an ninh
Nga.
Tính chất nguy
hiểm, nhạy cảm của vùng Kavkaz là một trong những nguyên nhân, mục tiêu buộc
Nga xuất binh can thiệp quân sự tại Syria như chúng ta đã biết qua tuyên bố
công khai của Putin là “...đánh chặn quân khủng bố từ xa…”.
Đương nhiên,
các tinh hoa chính trị - quân sự chiến lược Mỹ-Phương Tây cũng quá biết điều
này…cho nên, vào năm 1994, tại Viện Công nghệ Massachusetts, dưới sự lãnh đạo
của Giáo sư Daniel Fain, một kế hoạch cho sự hiện diện quân sự thường trực của
Mỹ tại Caspian được xây dựng…
May mắn cho Nga,
không rõ vì lý do gì, có thể do Mỹ chủ quan coi thường Gấu Nga chỉ là “cái trạm
xăng”, chỉ là “gấu nhồi bông” nên Mỹ không ráo riết triển khai, bởi nếu Mỹ thực
hiện ngay và luôn năm đó thì Nga cũng sẽ ngồi nhìn bởi chẳng có ai, chẳng có gì
để phản ứng…
Hãy tưởng
tượng, sau khi chính quyền Assad bị sụp đổ bởi IS, sẽ có hàng trăm ngàn tên
chiến binh hùng hổ tiến vào vùng Kavkaz dưới sự chỉ huy của NATO có căn cứ tại
đây thì nước Nga sẽ như thế nào? Không lẽ Nga sẽ sử dụng VKHN tại biên giới
quốc gia của mình…rất phức tạp.
Vì vậy, vùng
Caspian là rất quan trọng cho cả đôi bên, là tử huyệt của Nga nhưng cũng là một
địa quân sự chiến lược của Nga với Trung Đông.
Caspian, một hướng tấn công tên lửa Kalibr
của Nga
Chúng ta đã
biết có một hiệp ước hạn chế tầm bắn tên lửa giữa Nga và Mỹ mà theo đó 2 bên
không sử dụng tên lửa hành trình từ bờ hay như tên lửa kiểu dạng Iskander thì
tầm bắn không được có khoảng cách xa hơn 500km…
Việc Nga bị Mỹ
ép ký văn kiện này đã tạo lợi thế tuyệt đối cho Mỹ bởi vào thời điểm đó ngoại
trừ Mỹ ra, Nga, Trung Quốc không có tên lửa hành trình kiểu Tomahawk được bố
trí trên tàu chiến.
Khi Nga có tên
lửa Kalibr thì phóng nó chỉ có 2 vị trí là ngoài khơi Địa Trung Hải và…biển Caspian.
Và, đó là lý do tại sao sự ra mắt đầu tiên của 26 quả Kalibr đầu tiên lại từ 3
tàu nhỏ của hạm đội Caspian tại phía Nam biển Caspian như thế giới đã
chứng kiến…
Như vậy để
khống chế kiểm soát Trung Đông, Nga có 2 hướng tấn công sử dụng tên lửa hành
trình Kalibr trong đó hướng Caspian là an toàn nhất, dễ dàng nhất và luôn trong
trạng thái “ngay và luôn” rất lợi hại vì hải quân Nga không có nguy cơ đụng độ
với hải quân Mỹ như hướng Địa Trung Hải.
Phát triển và ngăn chặn…
Nga đã khiến
cho Mỹ bất ngờ về chiến lược.
Thứ nhất là Mỹ
không ngờ về chiến thắng thuyết phục, hiệu quả của Nga tại Syria nên chiến lược
gây loạn từ hướng Kavkaz là rất khó thực hiện vì Nga đã chặn từ xa diệt hết lực
lượng có thể từ Syria tràn qua. Mỹ đã chấp nhận thất bại tại Syria và đang
tính rút lui…
Thứ hai là Mỹ
không ngờ Nga có tên lửa hành trình Kalibr được bố trí trên tàu chiến và do vậy
hướng biển Caspian lại trở nên lợi hại cho Nga để sử dụng Kalibr khống chế,
kiểm soát toàn bộ Trung Đông…
Ngay sau khi 26
quả tên lửa Kalibr được 3 tàu nhỏ của Hạm đội Caspian phóng ra tại phía Nam
biển Caspian thì coi như Nga đã đánh bài ngửa. Người Nga không thể che đậy vị
trí quan trọng của vùng biển Caspian trong ý đồ chiến lược của mình được nữa…
Tất nhiên Mỹ sẽ
ngăn chặn Nga một mình tung hoành trên biển Caspian bằng cách triển khai kế
hoạch đã xây dựng từ năm 1994…theo đó phải cắm một căn cứ NATO tại đây, tại
biển Caspian…
Thật may mắn,
họ đã bước đầu làm được khi Thượng viện Kazakhstan vào cuối tháng 4/2018 đã phê
chuẩn giao thức song phương với Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2017), cho phép sử dụng các
cảng Kuryk và Aktau để chuyển hàng hóa của Lầu Năm Góc đến Afghanistan.
Đồng thời, thỏa
thuận hợp tác quân sự của Mỹ-Kazakhstan cho năm 2018-2021 đã có hiệu
lực. Theo đó, quân đội 2 nước không chỉ tiến hành các bài tập chung, mà
còn tạo ra một căn cứ NATO ở Mangyshlak.
Kazakhstan đã
phê chuẩn một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa quân sự của Mỹ
và thậm chí cả quân đội tới Afghanistan qua tuyến đường biển Caspian vì lý do các
đường dây cung cấp được thiết lập từ lâu của Mỹ tới Afghanistan qua Pakistan
hiện đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, đó
chỉ là bề ngoài, trên thực tế, đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ hiện diện tại
biển hồ Caspian có các quốc gia bao quanh. Sự xuất hiện của căn cứ NATO ở Aktau
về cơ bản là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Liên bang Nga…
Trong khi đó
với Nga, ba năm sau, kể từ khi phóng tên lửa Kalibr tại Caspian, Nga quyết định
di chuyển Hạm đội Caspian đóng tại Astrakhan về căn cứ mới
Kasspiisk.
Lưu ý rằng, di
chuyển một căn cứ hải quân hoặc không quân không dễ như di chuyển hay cơ động
một quân đoàn hay thậm chí một phương diện quân từ vị trí này đến vị trí khác…
Tại Kasspiisk
Nga đã xây dựng một khu vực khổng lồ bao gồm cầu cảng, bến tàu kho tàng bến
bãi. Phương tiện trang bị, tàu thuyền, tăng mạnh và mới 85%, đặc biệt có cả lực
lượng lính thủy đánh bộ và không quân của Hạm đội…mà trước đây không
có.
Như vậy, nếu
như Mỹ đã đặt một chân của NATO tại Caspian thì Nga cũng đã bố trí, chuẩn bị
lực lượng để sẵn sàng cho cuộc thách thức…
Mỹ bị “bật bãi” tại Caspian
Vào ngày Chủ
nhật 12/8, tại Aktau của Kazakhstan, các tổng thống Nga, Kazakhstan,
Azerbaijan, Turkmenistan và Iran đã ký một văn kiện lịch sử: “ Công ước về tình
trạng pháp lý của biển Caspian”.
Trong đó, Moscow và Tehran
nhượng bộ cho phép Ashgabat và Astana, xây dựng đường ống dẫn khí đốt và dầu dọc theo
đáy biển Caspian mà không cần có sự cho phép của các nước Caspian khác. Nghĩa
là đường ống có thể đi qua đáy biển của Nga và Iran …
Đổi lại, vì
điều này, tất cả họ đều cam kết không cho phép các lực lượng vũ trang của các
nước thứ ba tiếp xúc biển Caspian. Chấm hết.
Chúng ta không
cần quan tâm lắm về tình trạng pháp lý của biển Caspian, chỉ biết rằng ý đồ đặt
căn cứ quân sự của Mỹ-NATO tại Kazackhstan bị chấm dứt. Điều đó có nghĩa là
Mỹ-NATO bị “bật bãi” tại vùng Caspian.
Vậy là trong
cuộc chiến địa chính trị Nga-Mỹ, nếu như tại Ukraine, Trung Đông đang cẳng
thẳng thì tại vùng Kavkaz và Caspian đã phân biệt rõ ràng thắng bại. Một lần
nữa Mỹ bị “lấm lưng, trắng bụng” tại đây.
Nước Nga thời PuTin thì không có gì là không thể và Mỹ luôn phải dè chừng
Trả lờiXóa